Lạ kỳ Olympic: Khi nhận huy chương đồng còn sướng hơn cả vô địch

20/08/2016 09:15 AM | Xã hội

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những vận động viên đạt được huy chương đồng trong các kì thế vận hội lại cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với kết quả của mình hơn hơn là những vận động viên đạt được huy chương bạc.

Năm 1995, nhà tâm lý học Victoria Medvec và Thomas Gilovich thuộc trường đại học Cornell và giáo sư Scott Madey thuộc trường đại học Toledo đã thực hiện một thí nghiệm để theo dõi phản ứng của các vận động viên xếp vị trí thứ 2 và 3sau khi nhận huy chương. Theo đó các nhà khoa học đã mời những sinh viên đã tốt nghiệp xem một đoạn video về lễ trao huy trương tại thế vận hội Olympics năm 1992 rồi đánh giá mức độ hài lòng của các vận động viên theo thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng vơi cung bậc cảm xúc từ thất vọng đến vui sướng, hài lòng.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vận động viên đạt huy chương đồng thể hiện mức độ hài lòng cao hơn những vận động đạt huy chương bạc sau khi nghe kết nghe kết quả trận đấu và trong khi nhận huy chương. Cụ thể số điểm về mức độ cảm xúc của vận động viên đạt huy chương đồng là 7.1 trong khi số điểm của vận động viên đạt huy bạc chỉ dừng lại ở 4.8 điểm.

Kết luận này của các nhà khoa học trên thực tế đã được chứng minh qua các kì thế vận hội mà điển hình là thế vận hội Olympics Rio năm nay. Vận động viên bơi người Mỹ Cody Miller là một ví dụ. Khi ban tổ chức công bố thành tích của anh đứng ở vị trí thứ 3 nội dung bơi ếch 100m nam, ngay lập tức Cody Miller phản ứng như thể anh đã đạt huy chương vàng. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng việc Cody Miller được thi đấu trên đấu trường Olympics đã là một điều vô cùng hạnh phúc đối với bản thân anh, vậy nên việc nhận được tấm huy chương (bất kể tấm huy chương nào) càng làm niềm hạnh phúc của anh trở nên thăng hoa hơn.

Tương tự với trường hợp của nữ vận động viên bơi người Trung Quốc Fu Yuanhui . Cô đã rất bất ngờ và không tin mình đã đạt huy chương đồng sau khi một viên đài CCTV đến phỏng vấn cô và thông báo kết quả. Trước đó, cô chỉ nghĩ mình về đích thứ 4 chứ không phải là thứ 3.

Giải thích cho điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng chính "suy nghĩ đối chứng" đã tạo nên tâm lý này của các vận động viên. Nói theo cách khác thì đây là kiểu tâm lý mà con người có thiên hướng so sánh những điều thực tế đang diên ra với điều trong quá khứ nhưng lại không có thực. Chẳng hạn như những vận động viên đạt huy chương bạc sẽ thường đặt mục tiêu và khá chắc chắn là mình sẽ đạt huy chương vàng mà không hề màng đến đến các loại huy chương khác. Vì vậy khi đạt được huy chương bạc, họ sẽ bị rơi vào trạng thái "hy vọng càng cao, thất vọng càng nhiều".

Trái lại những người đạt huy chương bạc, những vận động viên đạt huy chương đồng sẽ có xu hướng ngay từ đầu nghĩ mình chỉ có thể đạt được vị trí thứ 4 hoặc bên dưới thôi chứ không mơ tưởng đến huy chương bạc hay huy chương vàng. Vì thế, khi kết quả mà họ đạt được lại vượt lên trên những gì họ đã mong đợi, cảm xúc của họ lúc này là sung sướng và hài lòng đến tột độ.

Sự khác biệt giữa tâm lý phải dành chiến thành, đạt được huy chương vàng với tâm lý thoải mái, không áp lực vềt thành tích hay huy chương đã tạo nên sự khác biệt trong thái độcủa vận động viên đạt được huy chương bạc và vận động viên đạt huy chương đồng.

Cũng từ nghiên cứu và các kì thế vận hội Olympics mà chúng ta đã khám phá ra những phát hiện những bí ẩn mới về cảm xúc cũng như tấm lý của con người. Đây cũng là một bài học quý giá mà Olympics đã cho chúng ta thấy đó chính là "hãy hài lòng với những gì mình đã nỗ lực hết sức để đạt được".

Đức Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM