Kinh tế Tuần hoàn – “Chìa khóa” vượt khủng hoảng của SCG

25/11/2020 19:30 PM | Kinh doanh

Trước những thách thức toàn cầu như rác thải nhựa, sự thiếu hụt tài nguyên, biến đổi khí hậu, tình trạng nghèo đói…, nhiều doanh nghiệp hàng đầu như SCG lấy Kinh tế Tuần hoàn làm trọng tâm trong chiến lược phát triển của mình.

Thế giới trước những thách thức lớn

Thế giới đang chứng kiến nhiều vấn đề môi trường hơn bao giờ hết. Năm 2020, hàng loạt thiên tai thảm khốc xảy ra trên toàn cầu từ cháy rừng tại Úc, Mỹ đến bão lũ, nước biển dâng cao ở Trung Quốc, Philippines, Việt Nam… Theo Ngân hàng Thế giới, ở Đông Á và Đông Nam Á, mực nước biển dâng cao lên thêm 05 mét sẽ tác động đến 162 triệu người và GDP sẽ giảm 9%.

Thách thức càng thêm trầm trọng khi dịch COVID-19 bùng phát khiến lượng rác thải nhựa từ khẩu trang, găng tay và đồ nhựa dùng một lần… gia tăng đáng kể. Điều này không chỉ "bào mòn" tài nguyên mà còn làm mất cân bằng sinh thái. Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), rác thải nhựa gây ra thiệt hại 13 tỷ đô la/ năm đối với hệ sinh thái biển toàn cầu.

Trước những thách thức toàn cầu này, tại Tại Hội nghị chuyên đề Phát triển bền vững SD Symposium 2020 với chủ đề "Nền Kinh tế Tuần hoàn: Hành động vì một tương lai bền vững", ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG, đơn vị chủ trì Hội nghị chia sẻ: "Kinh tế Tuần hoàn là một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng khẩn cấp toàn cầu hiện nay. Nếu chúng ta không ứng dụng mô hình này vào chính công việc và lối sống hằng ngày, các vấn đề nêu trên sẽ ngày một nghiêm trọng hơn."

Kinh tế Tuần hoàn – “Chìa khóa” vượt khủng hoảng của SCG - Ảnh 1.

Hội nghị chuyên đề Phát triển bền vững (SD Symposium) 2020 do SCG chủ trì đã kết nối 180 đối tác toàn cầu trong mạng lưới hợp tác xây dựng nền Kinh tế Tuần hoàn, hướng tới một tương lai bền vững

Đưa Kinh tế Tuần hoàn vào chiến lược phát triển

Thực tế cho thấy, Kinh tế Tuần hoàn đã và đang được nhiều doanh nghiệp xác định là trọng tâm trong chiến lược phát triển của mình. Đơn cử như SCG với việc đưa Kinh tế Tuần hoàn vào chiến lược phát triển từng ngành kinh doanh của Tập đoàn.

Cụ thể, với ngành Bao bì, SCG tập trung thiết kế các sản phẩm sử dụng ít tài nguyên hơn và có thể tái sử dụng hoặc tái chế. SCG cũng xây dựng chương trình thu hồi sản phẩm để đảm bảo kiểm soát tài nguyên và quản lý chất thải hiệu quả, tăng tỷ lệ tái chế trong quá trình sản xuất.

Với ngành Hóa dầu, SCG liên tục phát triển sản phẩm dựa trên vật liệu đơn sắc để tăng khả năng tái sử dụng và tái chế, phát triển công nghệ tái chế nhựa để tận dụng rác thải làm nguyên liệu thô, và áp dụng nền tảng kỹ thuật số vào công cụ phân loại và thu gom rác thải.

Với ngành Xi măng - Vật liệu Xây dựng (VLXD), SCG tập trung tích hợp công nghệ và đổi mới để phát triển các sản phẩm và dịch vụ với nhãn hiệu "SCG Green Choice", đáp ứng nhu cầu của khách hàng và môi trường. Các sản phẩm mang nhãn hiệu "SCG Green Choice" được làm từ vật liệu tái chế, giúp giảm rác thải trong quá trình lắp đặt, giảm tiêu thụ năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời.

Với những nỗ lực không ngừng, năm 2020, SCG đã vinh dự được xếp hạng doanh nghiệp bền vững số 01 Thế Giới trong Lĩnh vực Vật liệu Xây dựng, theo bảng Chỉ số Phát triển Bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Indices – DJSI) danh tiếng. Bên cạnh đó, SCG cũng là tổ chức đầu tiên ở ASEAN được đánh giá xếp hạng và là thành viên của DJSI trong suốt 17 năm liền, từ năm 2004.

Kinh tế Tuần hoàn – “Chìa khóa” vượt khủng hoảng của SCG - Ảnh 2.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG (giữa) chia sẻ về định hướng Kinh tế tuần hoàn mà tập đoàn đang theo đuổi

Giữ vững vị thế nhờ Kinh tế Tuần hoàn

Không chỉ ứng phó với thách thức toàn cầu, Kinh tế Tuần hoàn còn là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp tạo dựng vị thế đáng kể trên thị trường. Với SCG, theo đuổi mục tiêu Phát triển Bền vững dựa trên mô hình Kinh tế Tuần hoàn đã giúp Tập đoàn có được những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng.

Cụ thể, trong Quý 3/2020, bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu, SCG công bố kết quả kinh doanh khả quan với mức doanh thu 74.658 tỷ đồng (3.222 triệu USD) và lợi nhuận tăng đến 57% so với cùng kỳ năm trước. Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn cho biết: "Những nỗ lực chuyển mình của doanh nghiệp trong thời gian qua đã giúp công ty vươn lên nhanh chóng và bắt kịp xu hướng thay đổi. Kết quả là một loạt những cải tiến từ sản phẩm cho tới dịch vụ với những giải pháp đầu-cuối, chiến lược đa kênh chủ động, các sản phẩm và dịch vụ Giá trị Gia tăng cao HVA, cùng với những sản phẩm ứng dụng mô hình Nền Kinh tế Tuần hoàn. Bên cạnh đó, công ty sẽ tiếp tục duy trì tính linh hoạt để sẵn sàng đón nhận các cơ hội kinh doanh, chuẩn bị cho sự phục hồi của thị trường và xây dựng quỹ đạo tăng trưởng dài hạn.".

Khủng hoảng toàn cầu là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi hành động quyết liệt. Việc áp dụng Kinh tế Tuần hoàn sẽ giúp các doanh nghiệp như SCG vừa ứng phó hiệu quả với thách thức, vừa giữ vững và phát huy vị thế dẫn đầu của mình, và đây cũng là một mục tiêu bền vững mà nhiều tập đoàn hàng đầu đang hướng tới.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM