Kinh hoàng hình ảnh núi lửa tại Thái Bình Dương phun trào nhìn từ không gian

18/01/2022 13:39 PM | Công nghệ

Cứ tưởng là từ một bộ phim thảm họa nào đó, nhưng đây chính là những hình ảnh thực tế vụ phun trào núi lửa ở Tonga được vệ tinh ghi lại.

Một núi lửa dưới biển gần đảo quốc Tonga ở Thái Bình Dương vừa qua đã phun trào, tạo ra một đợt sóng xung kích khổng lồ và một cơn sóng thần trên biển xé toạc Thái Bình Dương. Vụ phun trào đã được ghi lại bởi vệ tinh và là một trong những vụ phun trào dữ dội nhất từng được nhìn thấy từ không gian.

Đảo núi lửa Hunga Tonga – Hunga Haʻapai nằm cách Tonga khoảng 30 km về phía nam - đông nam, quốc gia với khoảng 100.000 dân ở nam Thái Bình Dương và là một quần đảo gồm 169 hòn đảo, trong đó có 36 hòn đảo có người sinh sống.

Kinh hoàng hình ảnh núi lửa tại Thái Bình Dương phun trào nhìn từ không gian - Ảnh 1.

Trước đó vào ngày 20 tháng 12 năm 2021, núi lửa này đã phun trào và đẩy một chùm khói lớn vào khí quyển, gây ra tiếng nổ có thể nghe cách đó 170 km.

Nó lại phun trào dữ dội một lần nữa vào thứ Bảy, ngày 15 tháng 1 năm 2022, mạnh hơn gần bảy lần so với vụ phun trào vào tháng trước. Tro, hơi nước và gas được đẩy lên bầu khí quyển trong một đám mây hình nấm, chấn động từ vụ nổ khiến nhiều quốc gia đưa ra cảnh báo sóng thần.

Hai vệ tinh chụp ảnh vụ phun trào là GOES-West, một vệ tinh môi trường của Mỹ do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) điều hành, và Himawari 8, một vệ tinh thời tiết của Nhật Bản do Cơ quan Khí tượng Nhật Bản điều hành.

Kinh hoàng hình ảnh núi lửa tại Thái Bình Dương phun trào nhìn từ không gian - Ảnh 2.

Hình ảnh vụ phun trào mới đây của Hunga Tonga trên nam Thái Bình Dương được vệ tinh GOES West ghi lại được vào ngày 15 tháng 1 năm 2022. Có thể thấy rõ sóng xung kích của nó.

Kinh hoàng hình ảnh núi lửa tại Thái Bình Dương phun trào nhìn từ không gian - Ảnh 3.

Cận cảnh vụ phun trào núi lửa Tonga vào ngày 15 tháng 1 năm 2022, được ghi lại bởi vệ tinh thời tiết Himawari 8 của Nhật Bản.

Kinh hoàng hình ảnh núi lửa tại Thái Bình Dương phun trào nhìn từ không gian - Ảnh 4.

Một góc nhìn khác được chụp bởi vệ tinh thời tiết Himawari 8 của Nhật Bản.

Kinh hoàng hình ảnh núi lửa tại Thái Bình Dương phun trào nhìn từ không gian - Ảnh 5.

Cận cảnh núi lửa phun trào do vệ tinh GOES West chụp vào ngày 15/1/2022.

Kinh hoàng hình ảnh núi lửa tại Thái Bình Dương phun trào nhìn từ không gian - Ảnh 6.

Hình ảnh vụ phun trào so với kích thước toàn hành tinh, được chụp bởi vệ tinh thời tiết Himawari 8 của Nhật Bản.

Ngoài hình ảnh vệ tinh, các video được quay từ mặt đất cho thấy sóng xung kích dữ dội lan truyền qua các khu vực cũng như sóng thần xảy ra ngay sau đó.

Âm thanh vụ phun trào có thể được nghe thấy từ Fiji, nằm cách Tonga hơn 760km

Sóng thần đã khiến mọi người phải chạy đến những vùng đất cao hơn ở Tonga, bao gồm cả ở thủ đô Nuku’alofa và các hòn đảo xung quanh.

Tiến sĩ Faka’iloatonga Taumoefolau đã đăng một đoạn video về trận sóng thần quét vào hòn đảo:

Một video khác cho thấy người dân đang chạy trên đường phải nhanh chóng quay đầu xe khi sóng thần ập đến:

Một video khác cho thấy người dân đang chạy trên đường phải nhanh chóng quay đầu xe khi sóng thần ập đến:

Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai vẫn hoạt động mạnh mẽ trong thế kỷ qua, thỉnh thoảng phun tro, khói, hơi nước và đá bọt lên trời.

Theo chương trình Núi lửa Toàn cầu của Viện Smithsonian (GVP): "Có rất ít thông tin về núi lửa này. Lần quan sát sớm nhất về một vụ phun trào được ghi nhận là vào năm 1912, tiếp theo là năm 1937, và sau đó là các năm 1988, 2009 và 2014-15. Những vụ phun trào đó đều khá nhỏ."

"Tuy nhiên, lần phun trào kéo dài từ ngày 19 tháng 12 năm 2014 đến ngày 28 tháng 1 năm 2015 xảy ra giữa các đảo Hunga Tonga và Hunga Ha'apai, đã tạo nên một đảo mới. Cuối cùng đợt phun trào này đã tung ra rất nhiều vật chất, đến nỗi tất cả các hòn đảo đều được kết nối với nhau".

Tham khảo: Petapixel

Theo RYANKOG

Cùng chuyên mục
XEM