Kinh doanh online, hướng đi bền vững bất chấp biến động cho doanh nghiệp trong thập kỉ mới

18/01/2021 17:30 PM | Công nghệ

Trong bối cảnh cả thế giới đang phải làm quen với “bình thường mới”, liệu kinh doanh online có phải con tàu Noah cho các doanh nghiệp ra khơi và bứt phá khi thập kỉ mới đã sang trang?

Những mảng sáng trong bức tranh kinh tế buồn 2020

Năm 2020, cú sốc mang tên COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống và khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo. 12.000 tỷ USD là mức thiệt hại mà nền kinh tế thế giới phải gánh chịu, đây là mức tổn thất lớn chưa từng có kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Thương mại toàn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản lan khắp thế giới, khoảng 35% số doanh nghiệp toàn cầu bên bờ vực phá sản và hàng trăm triệu người mất việc do COVID-19.

Việt Nam và những con số biết nói của kinh doanh số

Nhìn lại năm 2020, ngay cả trong thời điểm Covid làm tê liệt gần như toàn bộ nền kinh tế cả nước, kinh doanh online vẫn duy trì con số tăng trưởng đáng ngưỡng mộ. Chỉ riêng doanh thu từ việc mua sắm trực tuyến đã tăng từ 20-30% so với cùng kì năm ngoái. Thậm chí, một số sàn thương mại điện tử lớn như Tiki đã phát sinh thêm từ 3.000-4.000 đơn hàng/phút. Saigon Co.op có mức giao dịch trực tuyến gấp 10 lần so với ngày thường

Nhờ sự chuyển mình mạnh mẽ của thị trường bán lẻ tiêu dùng từ kênh truyền thống sang kênh trực tuyến, doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn duy trì được mức tăng 6,8%, chiếm 79% tổng mức; bù đắp cho sự sụt giảm mạnh của tiêu dùng du lịch lữ hành (giảm 68,2%), lưu trú (giảm 5,4%). Năm 2021, bán lẻ tiếp tục được bình chọn là ngành sẽ có sức bật cao nhất, trong xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như một hành động bắt buộc.

Chính phủ cũng có Quyết định 749 đặt ra mục tiêu tham vọng đảm bảo kinh tế số đạt 20% GDP trong 2025 – thể hiện niềm tin với ngành kinh tế số. Đặc biệt, với việc Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia, với mục tiêu đạt 55% dân số mua sắm trực tuyến và doanh thu đạt 35 tỷ đô vào năm 2025; kinh doanh online đang chứng minh bản thân là xu thế trọng tâm của nền kinh tế Việt.

Kinh doanh online, không chỉ phao cứu sinh nhất thời

Theo Tổng cục Thống kê, mua sắm trực tuyến không chỉ phổ biến trong năm đại dịch 2020 mà còn trở thành xu hướng mới trong tương lai không xa.

Với việc Covid-19 ở thời điểm hiện tại vẫn đang hoành hành trên thế giới và được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ còn tác động không chỉ trong ngắn hạn mà còn dài hạn, thì khối lượng chuyển dịch mô hình kinh doanh online chắc chắn sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tới. Về dài hạn có thể nhận thấy rằng, đầu tư cho kênh online là đầu tư cho tương lai khi những nguy cơ như Covid 19 có thể xuất hiện bất kì lúc nào, và thành quả sẽ không chỉ dừng lại là thu hồi vốn

Tuy đời sống và nền kinh tế Việt Nam đã tạm thời được bình ổn, tuy nhiên trước tình hình Covid vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới và đang rình rập quay trở lại nước ta bất kì lúc nào, doanh nghiệp cần coi việc chuyển đổi số từ kênh truyền thống sang kênh online là một nước đi đầu tư lâu dài để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Đóng sẵn "con tàu Noah" để đứng vững và xuyên qua mọi cơn bão

Bước sang năm 2021, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi mạnh mẽ sang bán hàng đa kênh, đẩy mạnh bán hàng online bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống. Không chỉ đầu tư cho kênh bán hàng, nhà bán lẻ cần tập trung phân bổ ngân sách marketing, tiếp thị, quảng cáo để đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi số với hiệu quả cao và chi phí phù hợp

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần ngay lập tức trang bị cho mình bộ "vũ khí" bán hàng online, đảm bảo phát triển bền vững trước những thách thức bất ngờ ập đến:

Kinh doanh online, hướng đi bền vững bất chấp biến động cho doanh nghiệp trong thập kỉ mới - Ảnh 1.

Một cửa hàng số chất lượng

Website - Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi bất chấp những rào cản vật lý về lệnh giãn cách và cách ly xã hội có thể xảy ra một lần nữa.

Nhân viên bán hàng tận tụy 24/7

Chatbot - Đảm bảo việc tư vấn chốt đơn luôn được tiến hành 24/7, ngay cả khi thiếu hụt hoặc tinh giản nhân sự nếu dịch bùng phát trở lại.

Quản lý đa năng

CRM - Hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi công việc: Bảo mật và lưu trữ data khách hàng; Tự động phân việc cho nhân viên; Theo dõi và đánh giá kết quả làm việc từ xa của nhân viên nếu diễn ra tình trạng làm việc online tại nhà.

Doanh nghiệp bạn đã sẵn sàng cho công cuộc "đóng tàu" giúp chinh phục mọi cơn bão bất ngờ?

Ánh Dương

Từ khóa:  công nghệ
Cùng chuyên mục
XEM