Ông chủ salon tóc Tâm Loan: Ngã rẽ từ nghiệp diễn viên sang Nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng

24/06/2015 11:36 AM |

Đam mê diễn xuất, tốt nghiệp Đại học sân khấu điện ảnh loại ưu, được khởi diễn bằng vai chính trong một số bộ phim và vở kịch tầm cỡ, thế nhưng danh hiệu “Nhà tạo mẫu tóc Hoàng Minh Tâm” mới là chính là dấu ấn sâu sắc suốt 25 năm nay của người nghệ sĩ Minh Tâm trên đất Hà Thành.

Nghề chọn người

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, bố là nghệ sĩ ưu tú Hoàng Thạch rất nổi tiếng về nhạc kịch cải lương những năm 1960-1980, nhiều lần được theo bố đi diễn, được chứng kiến những tình cảm mà khán giả dành cho người nghệ sĩ trên sân khấu khiến Minh Tâm trở nên đam mê, yêu thích và mong muốn theo đuổi nghiệp diễn.

Tốt nghiệp đại học Sân Khấu Điện Ảnh ra trường, được tham gia một số vở diễn thì Nhà hát Kịch Trung ương giảm biên chế, anh bị thất nghiệp.

Anh trở về phụ giúp cửa hiệu cắt tóc của 2 chị gái cũng là của gia đình, mục đích là chờ đợi cơ hội được quay trở lại Nhà Hát.

Salon tuy ẩn mình phía sau cây cổ thụ nhưng lúc nào cũng rất đông khách vì đều là khách quen.

Salon tuy ẩn mình phía sau cây cổ thụ nhưng lúc nào cũng rất đông khách và đều là khách hàng quen.

Sau 5 năm chờ đợi không có kết quả, anh cũng lập gia đình. Lúc đó, vấn đề tài chính đã thôi thúc anh chính thức quyết định làm nghề cắt tóc.

Anh kể: “ Hồi đó cắt tóc xấu lắm, hoàn toàn bằng bản năng vì chưa được ai chỉ dạy tử tế”. Nhưng không hiểu sao khách đến cắt tóc vẫn đông, “có lẽ là do họ cảm nhận được cái chất nghệ sĩ riêng biệt trong con người mình vì người nghệ sĩ con mắt nhìn cũng khác, cách giao tiếp cũng thoải mái hơn”. Có người còn nói thẳng: “ Tôi quý cậu thì tôi đến chứ cậu cắt tóc xấu lắm”, anh cười và nhớ lại.

Càng học càng thất bại

Nhưng cũng từ những lời chê thẳng thắn đó khiến anh suy nghĩ làm thế nào để cắt tóc đẹp hơn. Biết được tâm tư này, một số người bạn có dịp đi nước ngoài gửi tặng anh sách, băng đĩa về nghề làm tóc để anh học theo.

Anh cho biết: “ Là diễn viên có khả năng quan sát tinh tế, hình dung và tưởng tượng mạnh nên copy rất nhanh. Vì vậy, việc có thể cắt giống như trong băng đĩa là không quá khó”. Tuy nhiên anh cũng thừa nhận giữa giống và đúng lại là hai ngưỡng khác nhau. Và khi đã quyết định làm nghề thì anh muốn làm nghề phải chuyên nghiệp. Anh quyết định ra nước ngoài học hỏi.

Chuyến sang Singapore đầu tiên của anh là vào năm 1999. “Năm ngày ở Singapore tốn vài nghìn đô trong khi cắt tóc có mấy nghìn tiền công. Khí thế trở về rất kinh khủng, nhưng khi về cắt tóc ai cũng khóc”, anh hài hước kể.

Theo anh thất bại ở đây là do anh không có kinh nghiệm chuyển hóa từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Thêm nữa, kinh nghiệm đặt khóa học cũng không có, cứ nghĩ mình làm nghề 5-6 năm là có căn bản rồi nên khi nhờ người, họ đã đặt những khóa như “thiết kế sáng tạo màu”, “thiết kế sáng tạo cắt” là những khóa cao cấp nhất khiến cho mình giống như “mặc một chiếc áo không vừa size”.

Sau lần đó, anh tiếp tục “cày” kiếm tiền rồi tiếp tục sang lần hai, lần ba nhưng vẫn không thành công. Đến lần thứ tư anh quyết định hỏi thẳng ông thầy: “ Tôi muốn giống ông thì phải làm thế nào?” và nhận được câu trả lời “ Ông có thể học được của tôi nhưng không bao giờ là tôi được”.

Khi anh đang hoang mang chưa biết nên làm gì thì anh được một vài người bạn mách nước: muốn trở thành họ phải mua franchise ( bản quyền thương hiệu) của họ.

Vấn đề với anh bây giờ là tài chính. Để mua được một franchise riêng lại nổi tiếng như vậy rất đắt tiền, tốn hàng trăm ngàn đô. “Thật sự là quá sức lúc đó”, anh cho biết.

May mắn thay, anh rủ được vài người bạn góp vốn cùng làm.

Sau khi mua được franchise và bắt đầu được đào tạo theo chương trình riêng của họ anh mới biết “hóa ra mình chưa bao giờ có căn bản”.

“Lúc trước mình cảm thấy buồn sự nghiệp diễn viên của mình không đến đâu cả. Nhưng lúc này lại hoàn toàn ngược lại, mới thấy bằng điện ảnh của mình quá tốt”. Vì cũng nhờ tấm bằng sân khấu điện ảnh và những kĩ năng từng được học đó mà anh liên tục bước qua các bước trong hệ thống đào tạo của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Anh tốt nghiệp loại ưu và trở thành Giám đốc đào tạo của hệ thống thương hiệu nổi tiếng mà mình mua bản quyền.

Trớ trêu thay với anh lúc này, học cao, có thương hiệu lớn lại có vẻ như là một bất lợi. Anh đưa thương hiệu bản quyền về Việt Nam, mở salon, nhưng phải bán ngay sau đó vài tháng vì không đủ tiền để nuôi. "Không phải do lỗi kĩ thuật, cũng không phải không có khách cắt mà bản thân khách cũng không duy trì được", anh nói.

"Khi mua Franchise phải áp đặt tiêu chuẩn giá. Mức giá trung bình của một Giám đốc đào tạo là hơn 100$ khiến anh phải 4 lần xin hạ chức nhưng vẫn còn 40$. Giá như vậy là quá đắt so với cắt tóc ở ngoài có 60-70 nghìn đồng", anh kể.

Kinh doanh salon, tuổi thọ mới quan trọng

Sau đó, anh tiếp tục được một công ty mỹ phẩm của Ý tại Việt Nam mời về làm Giám đốc đào tạo và được đưa sang Ý học lên Master (học thạc sĩ) về nghề. Dường như với anh, ngoài cái duyên với nghề còn là khả năng thiên bẩm sẵn có. Anh tốt nghiệp Master ngành tóc tại Ý với tấm bằng được công nhận trên toàn thế giới.

Từ đó, mỗi năm, anh liên tục cho ra mắt khán giả Việt Nam những show diễn thời trang tóc đầy ấn tượng.

Với anh, làm tóc chính là làm nghệ thuật.

“Làm ở salon là cắt tóc vì cuộc sống, để thỏa mãn khách hàng, chưa chắc đã thỏa mãn mình. Đó là nghệ thuật vị nhân sinh”, anh nói.

“Nhưng làm show thì hoàn toàn khác. Người ta có thể khen, có thể chê nhưng đấy mới chính là mình, được công hiến tất cả những gì mình có, hoàn toàn được thỏa mãn cá nhân. Một show diễn chính là đỉnh cao của nghề nghiệp. Đó là lúc làm nghệ thuật vị nghệ thuật”, anh khẳng định.

Hiện tại, ngoài giữ vai trò giám đốc đào tạo cho hãng mỹ phẩm nổi tiếng của Ý được 13 năm với rất nhiều show diễn ấn tượng, thì người Hà Nội còn biết đến tên thương hiệu salon Tâm Loan mà anh gây dựng tên tuổi suốt 25 năm qua.

Anh cho hay, khi kinh doanh salon thì điều duy nhất người ta muốn hỏi sẽ là “ Bạn muốn salon của bạn bao nhiêu tuổi”. Như vậy, tuổi thọ salon mới chính là thước đo đích thực, là mục tiêu theo đuổi của anh trong ngành tạo mẫu tóc này.

“Nếu như các salon khác kinh doanh theo kiểu thương mại tức là người chủ chưa chắc đã cần có kĩ thuật. Họ có thể nay thuê người này, mai thuê người khác và cùng lúc mở chuỗi các salon”. Thì salon như anh đang có được gọi là salon technique, “tức là salon sống nhiều bằng kĩ thuật và khách hàng họ yêu mến kĩ thuật họ đến với mình. Mô hình này tuy phát triển không nhanh nhưng rất bền vững”, anh cho biết.

Được biết, nguồn thu nhập chính của gia đình là từ việc kinh doanh salon. Ngoài ra, salon của anh cũng gây dựng được một hệ thống đào tạo rất có tên tuổi trong nghề với chất lượng quốc tế mà ít cơ sở nào có được. Trong đào tạo, anh sử dụng tiếng Anh kèm giải thích tiếng Việt để sau này nếu có cơ hội học nghề cao hơn hay làm việc với các chuyên gia nước ngoài, các học viên sẽ không bị bỡ ngỡ.

Hệ thống đào tạo của anh mỗi năm thu nhận vài chục học viên. Thời gian học tùy theo khóa học viên đăng ký.

Hệ thống đào tạo của anh mỗi năm thu nhận vài chục học viên. Thời gian học tùy theo từng khóa học kỹ năng mà học viên đăng ký.

Năm 2014, anh mở cơ sở thứ hai tại Gia Lâm. Mục tiêu lâu dài của nhà tạo mẫu tóc này là phát triển thương hiệu bền vững, xây dựng salon Tâm Loan ít nhất là 50 năm tuổi.

Salon lúc nào cũng đông khách. Khách hàng nhiều khi đặt lịch trước vẫn phải chờ.

Salon lúc nào cũng đông khách. Khách hàng nhiều khi đặt lịch trước vẫn phải chờ.

Nhà tạo mẫu tóc Minh Tâm còn tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm nghề cho các đồng nghiệp.

Nhà tạo mẫu tóc Minh Tâm còn tham gia chia sẻ kinh nghiệm nghề với các đồng nghiệp.

Anh cũng thường xuyên xuất hiện trong các show tóc lớn, nhỏ.

Anh thường xuyên xuất hiện trong các show tóc lớn, nhỏ và tham gia các chương trình về thời trang, làm đẹp trên truyền hình.

G.Hiền

Cùng chuyên mục
XEM