Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh "lì lợm" đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng

03/03/2022 07:32 AM | Sống

2 bạn trẻ đều khởi nghiệp từ những đồng lương part-time ít ỏi, vận dụng hết kiến thức Quản trị Kinh doanh của mình để bắt đầu kiếm tiền.

Tuổi 20 với một số người chỉ là một quãng thời gian đầu, nhưng với nhiều người khác lại là "thời điểm vàng" trong kinh doanh.

2 bạn trẻ dưới đây là điển hình của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh - Hiểu về đồng tiền, cách không để "đồng tiền chết". Ở tuổi 20, bộ đôi đã kịp kiếm thu nhập 100 triệu/tháng, tậu


Chân dung 2 sinh viên tậu xe, kiếm 100 triệu/tháng khi mới 20 tuổi

1. Thanh Thảo (19 tuổi, Đại học Ngoại thương): Kinh doanh nến thơm, đồ decor, đầu tư bất động sản và chứng khoán

Thanh Thảo có lợi thế là ngoại hình xinh xắn cùng tính cách hướng ngoại, nhanh mồm nhanh miệng. Xuất phát từ sở thích của bản thân là có niềm yêu thích với nến thơm, vào thời điểm đó cô nàng bắt đầu tìm hiểu thị trường, nhận thấy tâm lý của mọi người lúc đó chỉ đốt cho thơm nhà, không có mục đích tìm hiểu hay thư giãn sâu. Thảo đã nhanh chóng chớp thời cơ bắt đầu việc kinh doanh của mình.

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 1.
 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 2.

Với số vốn chỉ 20 triệu đồng, Thảo đã bắt đầu nhập sỉ khoảng 20 mũ nến. Và tất nhiên với "tấm chiếu mới", cô bạn đã gặp phải không ít khó khăn do buôn bán không thuận lợi. Khách quen ít, không có nhiều kinh nghiệm... có khoảng thời gian phải thức trắng đêm do khách hay hỏi hàng vào đêm khuya, hỏi đi hỏi lại mặt hàng đó xong lặn mất tăm. Thảo còn chấp nhận lỗ vốn khi sẵn sàng đổi lại những hũ cũ mà khách đã đốt, ship cho họ hũ mới.

Tích góp suốt một thời gian dài, nữ sinh bắt đầu có một lượng khách quen nhất định, bắt đầu dồn lực làm chủ. Nhưng với nguồn vốn, nguồn hàng, lượng khách đến Marketing đều rối ren nên thu nhập chẳng được bao nhiêu.

Cô bạn tâm sự: "Hành trình kiếm ra đồng tiền cực kì vất vả nhất là với một đứa mới trải đời như mình. Bán nến rất là nhặt nhạnh, chục hũ lãi ra được ít lắm. Mình kinh doanh một mình nên tất cả mọi việc mình đều phải làm, đêm hôm tư vấn cho khách, bọc hàng, gói hàng. Có những hôm mình phải đứng đợi xe bus cả đêm để đợi nến gửi từ xưởng về. Bản thân mình còn tự đi ship nữa nên cảm thấy làm ra đồng tiền khó khăn đến nhường nào. Lúc đó mình càng thương yêu bố mẹ nhiều hơn".

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 3.

2. Anh Tuấn (21 tuổi, Học viện tài chính): Bán hàng online, đầu tư chứng khoán

Ban đầu, Anh Tuấn mong muốn xây dựng cho mình một thương hiệu bán quần áo đồng phục nên đã lập hội nhóm kinh doanh cùng bạn bè. Làm được khoảng 1 tháng, Anh Tuấn nhận thấy không cùng quan điểm với nhau nữa nên đã rời khỏi.

Sau thất bại ở công việc đầu tiên, cậu bạn nhận thấy bản thân mình có khả năng bán hàng online, sau đó đi theo con đường đầu tư chứng khoán và tiền ảo. Khi tập đầu tư, Tuấn chỉ có vốn chút kiến thức tự học hỏi từ mọi người xung quanh và những điều tự học trên Internet.

Cậu bạn cho biết trong thời điểm dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, Tuấn luôn phải làm song song cùng lúc 2-3 công việc. Bên cạnh việc học online tại nhà, để hoàn thành đúng KPI bán hàng đặt ra, Tuấn luôn dành phần lớn thời gian để tư vấn cho khách hàng.

Mong muốn mở rộng kinh doanh, nam sinh còn nghiên cứu một dự án đầu tư trong khoảng 3 tháng, mất ăn mất ngủ, đắn đo suy nghĩ khi phải bỏ một số tiền lớn để mạo hiểm, Tuấn tâm sự: "Dự án đó làm mình lo lắng rất nhiều, may mắn sao vẫn thành công nên mình kiếm được khoảng 50 triệu/tháng sau một thời gian hoạt động và mình đã hồi được vốn".

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 4.


Kiếm tiền 100 triệu nhưng không chọn cách sống "bạt mạng"

1. Thanh Thảo: Phải đi học để còn kiếm sống khi thị trường bão hoà!

Thanh Thảo quan niệm: Kiếm tiền không phải là tất cả và trên hết. Với độ tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cô nàng luôn đặt ra cho mình những bước ngoặt của bản thân để tự cố gắng. 19 tuổi Thảo đã tự sắm cho mình một chiếc ô tô để đánh dấu cho sự trưởng thành của mình.

Thảo tâm sự: "Mình luôn đặt ra mục tiêu rõ ràng cho mình, như năm ngoái mình đỗ đại học, năm nay mình tự mua xe, năm sau có thể mua nhà chẳng hạn. Mỗi năm mình tự đặt ra những target như vậy để thúc đẩy bản thân thêm cố gắng và hoàn thiện hơn".

Thảo có lời khuyên đến với các bạn trẻ là hãy luôn mạnh dạn đầu tư, đừng sợ thua lỗ mà bỏ cuộc. Nên mạnh dạn kinh doanh để xem mình có hợp với điều đó hay không và đó sẽ giúp ích hơn cho cuộc đời của bạn.

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 5.

Cô bạn cũng tâm sự khi làm kinh doanh, luôn cố gắng tạo sự khác biệt nhất thì mới nhanh kiếm được tiền. Thảo cho hay: "Trong kinh doanh mình luôn tận dụng thời điểm "chín muồi" để tiến tới thị trường, mình thay đổi tư duy, tập trung vào phân tích sản phẩm mình bán, xác định phân khúc rõ ràng. 

Trong kinh doanh thay vì phục vụ nhiều người, mình lựa chọn phục vụ số lượng vừa phải nhưng phải làm tới nơi tới chốn và có được kết quả tốt. Bên cạnh đó, với việc tiếp xúc nhiều với khách hàng cùng các tính cách khác nhau nên đã dạy cho mình bản tính nhẫn nhịn. Một điều nhịn chín điều lành mà".

Cô nàng cũng tiết lộ, sau 2 năm tới sẽ quyết định đi du học ở Mỹ để trải nghiệm thêm môi trường và văn hóa ở nước bạn. Thảo luôn ưu tiên việc học lên hàng đầu, bởi nữ sinh cho rằng "Kiếm được số tiền đó chỉ là chớp thời cơ nhất định và mình may mắn nhận được sự ủng hộ từ mọi người. Mình luôn đặt câu hỏi liệu sau này mình còn cơ hội kiếm được số tiền "khủng" như thế nữa không hay thị trường sẽ dần bão hòa? Nên việc học sẽ giúp mình biết cách quản lý, đầu tư những cái lớn hơn, giúp mình biết cách sử dụng đồng tiền sao cho hợp lý".

2. Anh Tuấn: "Để trứng ở cùng một giỏ" sẽ làm đồng tiền chết

Với Tuấn, là một sinh viên của trường kinh tế, anh chàng quan niệm không bao giờ "để trứng ở cùng một giỏ", luôn muốn dòng tiền của mình luôn chảy vì nếu đứng yên là đồng tiền chết. Nên để bỏ vốn đầu tư bất cứ một dự án nào, nam sinh phải đọc thêm rất nhiều sách, học hỏi kinh nghiệm từ những người có kinh nghiệm trong đầu tư kinh doanh.

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 6.

Cậu bạn tự nhận mình là một người rất giỏi lắng nghe, biết lắng nghe ý kiến của khách hàng và luôn trau dồi những kinh nghiệm áp dụng điều đó vào trong công việc kinh doanh. Tuấn tâm sự: "Có một thời gian mình dấn thân vào đầu tư, khi có mức thu nhập tạm ổn thì nghĩ tới việc đầu tư chứng khoán và tiền ảo. Nhưng mình nhận ra khi mà mình đầu tư mà thiếu hiểu biết vào lĩnh vực đó thì chỉ có thất bại.

Nên mình luôn học hỏi từ những người gần gũi nhất đó là gia đình, bố mẹ mình là người đi trước rất nhiều và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Đó là những trang giấy được viết và trải rất nhiều nên mình học được họ rất nhiều thứ".


Nhất quyết không bỏ học: Nhà tuyển dụng sẽ nhìn phần nào bảng điểm để đánh giá ứng viên!

1. Thanh Thảo: Full A bảng điểm trong một học kỳ

Thảo sở hữu bảng thành tích học tập xuất sắc, full A bảng điểm năm nhất đại học. Chia sẻ thêm về bí quyết học tập, cô bạn cho rằng không quá khó để có thể đạt được điểm số mà mình đang nắm giữ: "Bí quyết học tập và làm việc của mình đó là một kế hoạch chi tiết và một niềm đam mê mãnh liệt. Mình thường lên lịch theo tuần theo tháng và thường sắp xếp công việc cần làm theo các thứ tự ưu tiên để đảm bảo hoàn thành tốt các công việc.

Tại Ngoại thương, có những khoảng thời gian nhất định trong năm là dành cho thi cử và trong khoảng thời gian này, mình thường tập trung 100% vào việc học, ôn thi để đạt được kết quả cao nhất. Cũng có những lúc việc học và kinh doanh tạo nhiều áp lực cho mình nhưng chính ước mơ và đam mê đã giúp mình vượt qua khoảng thời gian đó. Mình tin rằng, khi bản thân mình đã yêu thích điều gì đó thì mình sẽ có sức mạnh để hoàn thành hết các công việc và cân bằng chúng".

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 7.
 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 8.

Cũng theo Thanh Thảo, việc tìm ra phương pháp học phù hợp và hiệu quả là vấn đề then chốt để tiếp thu kiến thức cũng như dành điểm cao trong chương trình đào tạo ngành. Về phương pháp học tập, cô bạn có quan điểm rõ ràng “Đừng học chăm chỉ, hãy học hiệu quả”.

"Các bạn nên đi học đầy đủ, học và hiểu luôn trên lớp. Điểm chuyên cần thường chiếm 10% điểm môn học, chỉ cần đi học đầy đủ đã dễ dàng được 1 phẩy tổng kết môn học, chưa kể các bạn đi học đã mất công ngồi học, vậy tại sao không học và hiểu luôn trên lớp?

Với cách làm này, các bạn đã có kiến thức, bớt thời gian tự học ở nhà và giảm thời gian phải ôn thi lại từ con số 0. Sinh viên cần chuẩn bị trước bài học. Sinh viên nên đọc qua sách trước hôm đi học để nắm được tổng quan buổi học hôm tới. Khi đó, các bạn sẽ dễ nắm bắt ý thầy cô giảng và giải đáp được những khúc mắc khi mình đọc giáo trình, qua đó nâng cao tư duy môn học.

Ngoài ra, các bạn nên giải quyết triệt tiêu khúc mắc trong môn học, những chỗ hay nhầm lẫn. Nhiều bạn không có thói quen lấp đầy "lỗ hổng" nên qua từng ngày, các bạn càng bị "hổng" nhiều hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả các buổi học sau, từ đó dễ dàng dẫn tới kết quả học tập không cao". - Thanh Thảo chia sẻ.

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 9.

2- Anh Tuấn: Nhà tuyển dụng luôn đánh giá ứng viên trên nhiều khía cạnh

Tuy công việc kinh doanh bận rộn nhưng Anh Tuấn không hề lơ là việc học, "GPA các kì của mình vẫn giữ được mức ổn định, mình sẽ lên kế hoạch tập trung vào các môn học nào quan trọng trước để tạo nền tảng. Trên lớp mình sẽ cố gắng nghe giảng viên giảng bài, những phần nào chưa hiểu thì mình sẽ chủ động hỏi thầy cô luôn. Trong khoảng thời gian ôn thi, nhất là thời gian cuối thì mình sẽ tăng việc học môn nào dễ trước để ăn điểm".

Theo Anh Tuấn, chương trình đại học được chia thành các môn chuyên ngành và các môn học đại cương. Môn chuyên ngành sẽ đòi hỏi nhiều hơn so với các môn đại cương. Một số môn đại cương làm nền cho các môn chuyên ngành, nên chú ý không lơ là các môn đó. Bên cạnh đó, các môn chuyên ngành thường sẽ khó và phức tap hơn, nghiệp vụ công việc áp dụng sau này cũng nhiều hơn nên sinh viên cần đầu tư thời gian và công sức hơn.

Là một sinh viên có điểm số cao nhưng ngay từ khi vào đại học, Anh Tuấn đã xác định rõ "Điều quan trọng khi học đại học không chỉ là điểm số, bằng đẹp mà còn là kỹ năng và khả năng làm việc".

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 10.

Bởi Anh Tuấn nhận thấy, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá ứng viên trên nhiều khía cạnh, điểm số hay bằng đẹp chỉ là một trong những phương diện để họ nhìn nhận ứng viên. Bên cạnh đó, lý thuyết học ở trường và thực tế đi làm thường có sự khác nhau, nên nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các bạn có kĩ năng và khả năng làm việc.

Mặc dù vậy, việc có bảng điểm hay bằng đẹp sẽ tạo thuận lợi cho các bạn trong quá trình nộp CV, vì với một số doanh nghiệp, lượng CV quá lớn nên họ sẽ dùng một số tiêu chí như loại bằng để lọc bớt số lượng CV. Đồng thời việc học tập ở trường cũng cho bạn tư duy, kỹ năng, giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian đào tạo, nên cần phải cân đối cả học tập và kỹ năng làm việc.

 Kiếm 100 triệu/tháng, tậu xe tuổi 20: Hành trình của SV Quản trị Kinh doanh lì lợm đêm khuya vẫn đóng gói, nhặt nhạnh từng món hàng - Ảnh 11.

Việc kiếm tiền, dĩ nhiên, không phải là một việc dễ dàng để nói rằng: Tôi muốn là được. Đó là cả một quá trình mà ở đó, việc bạn không ngừng giỏi hơn, trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn - sẽ là yếu tố tiên quyết. Hai bạn trẻ Anh Tuấn và Thanh Thảo cũng phải nỗ lực không ngừng nghỉ, trải qua những sai lầm để rồi mới đến được thành công. Đó chính là những giá trị quan trọng nhất mà những con số chỉ là hệ quy đổi để ta nhìn bằng mắt.

Nghĩ về việc kiếm tiền từ sớm, bạn không chắc trở thành triệu phú nhưng chắc chắn sẽ tích lũy được vô vàn kinh nghiệm quý báu cho cuộc sống sau này. Do vậy tuổi trẻ hãy luôn cố gắng và sống hết mình thì 100 triệu/ tháng thật sự không quá khó!

Kiếm tiền kiểu Gen Z là dễ nhưng không phải ai làm cũng được. Đừng trách những bạn trẻ còn tiêu tiền bố mẹ vì có thể là họ chưa gặp may mắn, hoặc là đang hoàn thiện bản thân cho một sự bức phá sắp tới.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo Thảo Vân, design Minh Trang

Cùng chuyên mục
XEM