Khủng hoảng nội dung bẩn: Youtube siết chặt quản lý từ năm 2018 khiến hàng loạt hệ thống phân phối than trời

06/03/2019 15:02 PM | Xã hội

"Những hệ thống đối tác cần Youtube và đây là thời điểm điên rồ để các hệ thống có thể hoạt động cũng như nghĩ về tương lai của chúng tôi. Chúng tôi chẳng còn nhiều không gian thu lời trong mảng phân phối dịch vụ kênh video trên Youtube", một giám đốc của một hệ thống trong ngành nói với tờ Polygon.

Những ngày gần đây, Youtube đang hứng chịu nhiều chỉ trích nặng nề khi hàng loạt kênh trực tuyến đăng tải trên ứng dụng này không được kiểm duyệt chặt chẽ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên đây không phải lần đầu thương hiệu này đối mặt với khủng hoảng nội dung.

Năm 2018, hàng loạt hệ thống truyền thông hợp tác với Youtube như Fullscreen, Ritual Network, BBTV…bị đặt nghi vấn về vấn đề kiểm duyệt nội dung. Những hệ thống này được Youtube trao quyền để làm việc với những người dựng kênh trên Youtube, đồng thời cũng chịu trách nhiệm để kiểm duyệt, giải quyết các khiếu nại. Quan trọng hơn, các hệ thống sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phần trăm quảng cáo cũng như thu nhập trên lượng người xem cho các video mà người dựng kênh đăng lên Youtube.

Với hàng chục nghìn người dựng kênh đang kiếm tiền trên Youtube, việc kiểm duyệt và giải quyết từng khiếu nại là điều không hề dễ dàng và rất nhiều người dựng kênh đã lách được những quy định kiểm duyệt của Youtube mà vẫn đăng tải được lên hệ thống.

Dẫu vậy, mọi chuyện đang dần thay đổi khi Youtube bắt đầu siết chặt việc quản lý các hệ thống. Mọi chuyện bắt đầu khi hệ thống Fullscreen, một trong những đối tác cung cấp dịch vụ truyền thông với Youtube cho biết họ bị loại khỏi cuộc chơi mà không có lý do nào được đưa ra.

Dẫu vậy, phản hồi từ phía Youtube là nhiều kênh do Fullscreen quản lý có chứa những nội dung không phù hợp.

Giám đốc sáng tạo Howard Pinsky của chính Fullscreen đã phải thừa nhận Youtube đang buộc các hệ thống loại bỏ những người dựng kênh nguy hiểm, có khả năng đăng tải các video vi phạm nội dung như bản quyền, bạo lực hay ảnh hưởng không tốt đến xã hội.

Theo CEO Jasson Urgo của Social Blade, Youtube đã thực hiện một chính sách gọi là "Hiểu rõ khách hàng của bạn" và tạo áp lực ngày càng lớn lên cho các hệ thống đối tác. Cụ thể, Youtube yêu cầu các hệ thống hoặc là phải xét duyệt từng video mà người dựng đưa lên hoặc phải đảm bảo chắc chắn rằng những video mà họ quản lý sẽ không vi phạm bất kỳ điều khoản nào về tiêu chuẩn nội dung của Youtube.

Đây là một quy định khá khó khăn cho các hệ thống đối tác và buộc nhiều hãng phải loại bỏ lượng lớn người dựng kênh để có thể tiếp tục làm đối tác với Youtube. Điều trớ trêu ở đây là hệ thống nào cũng hiểu quy định mới của Youtube nhưng những người dựng kênh lại không được thông báo như vậy. Họ thường bị ngừng hợp đồng với hệ thống hoặc bị đóng cửa kênh của mình với nhiều lý do không rõ ràng.

"Do Youtube thay đổi cơ chế hoạt động với các đối tác và siết chặt quản lý, chúng tôi buộc phải tái cấu trúc lại hệ thống nhằm đáp ứng được yêu cầu. Bởi vậy, kênh của bạn sẽ bị gỡ bỏ khỏi hệ thống từ ngày 4/11/2018. Chúng tôi thành thật xin lỗi vì không thể tiếp tục cộng tác với bạn", một người dựng kênh công bố bức email họ nhận được từ Fullscreen sau khi bị gỡ bỏ khỏi hệ thống.

CEO Urgo của Social Blade cho biết các hệ thống giờ đây sẽ phải loại bỏ hết người dựng kênh và chỉ giữ lại những kênh chính, hoặc sẽ phải thuê thêm người để rà soát, kiểm duyệt từng video, một động thái vô cùng tốn kém mà chẳng hãng nào muốn thực hiện.

Động thái trên của Youtube đã khiến các hệ thống kinh doanh đối tác gặp vô vàn khó khăn bởi quy định mới khiến họ buộc phải gỡ bỏ hàng loạt kênh nhỏ và chú trọng vào những kênh có chất lượng, phải chịu trách nhiệm với những video được đăng tải thay vì giúp đỡ hay kiếm lời từ những người dựng kênh nhỏ.

"Những hệ thống đối tác cần Youtube và đây là thời điểm điên rồ để các hệ thống có thể hoạt động cũng như nghĩ về tương lai của chúng tôi. Chúng tôi chẳng còn nhiều không gian thu lời trong mảng phân phối dịch vụ kênh video trên Youtube", một giám đốc của một hệ thống trong ngành nói với tờ Polygon.

AB

Cùng chuyên mục
XEM