Không thể bỏ qua 7 bí kíp then chốt nếu muốn thâu tóm người khác trong giao tiếp

09/10/2020 13:30 PM | Kinh doanh

Nếu như khi giao tiếp bạn càng biết sử dụng nhiều hình thức trong số này thì ắt hẳn chúng sẽ càng khiến bạn trở nên khéo léo, xuất chúng hơn.

Trong những phương thức giao tiếp dưới đây, bạn hãy tự đánh giá xem mình đã biết được bao nhiêu loại? Có một điều chắc chắn rằng, nếu như khi giao tiếp bạn càng biết sử dụng nhiều hình thức trong số này thì ắt hẳn chúng sẽ càng khiến bạn trở nên khéo léo, xuất chúng hơn.

Tâm sự

Đây là cách thức giao tiếp biểu lộ cảm xúc và tư tưởng rõ nét nhất. Cách thức này xuất phát từ cơ sở là sự tin tưởng tuyệt đối với người nghe, qua đó bày tỏ mọi vui buồn, giận dỗi, tiếc nuối, lạc quan, thậm chí cả những dự định, tính toán của người nói với đối phương và mong muốn nhận được ý kiến đánh giá từ phía đó. Làm tốt điều này, bạn sẽ có thể nhận được sự khích lệ, động viên hoặc có được những bài học bổ ích và thậm chí người nghe có thể nhiệt tình tham gia cùng với bạn.

Lắng nghe

Hình thức này đối lập với việc tâm sự. Người giao tiếp chỉ có thể có được sự chủ động từ trong thế bị động. Đặc biệt là khi chưa hiểu hết suy nghĩ của đối phương, phương thức này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để hiểu hơn vấn đề đang được đề cập đến, sắp xếp mọi đầu mối một cách có trật tự. Khi lắng nghe, cần chú ý đến tinh thần của đối phương, để có thể thông qua những cử chỉ, điệu bộ như gật đầu, mỉm cười hay các động tác tay… để thể hiện rõ ràng ý tứ cổ vũ, động viên họ, hướng họ vào nội dung cần trao đổi.

Đưa ra đánh giá, nhận xét

Nắm bắt những "khoảng trống" trong câu chuyện của đối phương, khéo léo nói xen vào và đưa ra quan điểm của mình sẽ giúp bạn giành được thiện cảm, cũng như thể hiện được tư tưởng của mình trong giao tiếp. Có thể thẳng thắn, không giấu giếm, che đậy khi giao tiếplà một biểu hiện của tình bạn sâu sắc và quan tâm mật thiết đến nhau. Điều này có khả  năng khiến người nghe luôn có cảm giác mãn nguyện và tâm lí thoải mái. Cần chú ý một điều là đánh giá đưa ra cần đúng lúc, đúng mức. Nếu như ngắt lời người nói một cách thô lỗ hoặc đưa ra bình luận một cách thiếu trách nhiệm thì bạn chỉ tự làm xấu đi hình ảnh của mình, tạo ra một trở ngại đối với việc giao tiếp của chính bạn.

Không thể bỏ qua 7 bí kíp then chốt nếu muốn thâu tóm người khác trong giao tiếp - Ảnh 1.

Tạo cảm hứng

Con người cũng được chia thành nhiều kiểu. Có những người mạnh miệng, lớn tiếng, hay nói, song cũng có những người ít nói và trầm tĩnh. Cách giao tiếp với từng kiểu như vậy cũng có sự khác biệt. Đối với những người vụng về trong giao tiếp, bạn nên chủ động thu  hút họ, nói nhiều chuyện ở nhiều mặt khác nhau để giúp họ thổ lộ được những tâm sự bên trong. Khi giao tiếp, nhất định phải chú ý đến những từ ngữ nhẹ nhàng, uyển chuyển để tạo câu, hoặc cách khơi chuyện, hoặc cả những lời nói bóng gió, cạnh khóe… Khi phải đối mặt với những lời nói bóng gió, nhất định không được phản ứng nóng vội, cần dũng cảm và biểu hiện cần thiết nên là sự im lặng.

Linh hoạt

Trong cuộc sống, những chủ đề chính để giao tiếp thường rất ít; những câu chuyện không có chủ đề, không mục đích, tập trung lại một cách tự nhiên lại rất nhiều. Do vậy, khi giao tiếp cần chú ý chuyển chủ đề một cách khéo léo, lựa chọn những chủ đề mà nhiều người cùng có cảm hứng để trò chuyện. Tuy nhiên, tuyệt đối không chỉ dựa vào suy nghĩ cá nhân mà cần chú ý đến mối quan tâm của người khác, nếu không bạn sẽ khiến cho mọi người đều không tập trung, không chú ý đến câu chuyện của mình.

Ngắt nghỉ

Giống như trong tiểu thuyết cần phân chương, phân đoạn, khi giao tiếp được một khoảng thời gian tương đối dài cần chú ý ngắt quãng, tạm nghỉ. Bởi lẽ khi thể chất mệt mỏi sẽ dẫn đến việc lười suy nghĩ, còn khi tinh thần thoải mái sẽ góp phần giúp cho cuộc đối thoại thành công. Trong lúc ngắt nghỉ, cần chú ý không để môi trường xung quanh quá tĩnh lặng. Bạn có thể đọc báo, nghe nhạc, đánh cờ… Những biện pháp này đều có khả năng duy trì bầu không khí hài hòa vốn có.

Suy nghĩ kĩ càng

Đây là hình thức bổ sung cho việc đưa ra nhận xét và đánh giá. Khi giao tiếp, có những lúc cả hai phía sẽ thể hiện những suy nghĩ có chút khác biệt. Nhiều người vì vậy mà nhìn nhận sai đối phương. Điều này thực tế là không nên. Biện pháp đúng đắn là nên chú ý kĩ những quan điểm mới của đối phương, đồng thời tự suy xét, đánh giá vấn đề theo cách tư duy mới đó. Thông qua hình thức này, bạn sẽ quen dần với quan điểm của đối phương, và cả hai phía sẽ hiểu nhau hơn.

PV

Cùng chuyên mục
XEM