Không phải TIẾT CANH, đây mới là 5 Ổ vi khuẩn "TÀNG HÌNH" ở lợn, ăn vào không chết ngay nhưng lại GIẾT người âm thầm

05/03/2022 10:27 AM | Sống

Tuy không khiến người ăn ngộ độc hay tử vong ngay tức khắc nhưng các chất độc hại ẩn chứa trên các bộ phận của lợn lại ngấm dần vào cơ thể, tạo ra tiền đề cho các bệnh lý nghiêm trọng phát triển.

Hầu như tất cả các bộ phận của con lợn đều có thể chế biến thành những món ăn ngon. Từ phần thịt lợn quen thuộc đến tai, mũi, nội tạng và thậm chí là phổi, tất cả đều là đặc sản từ mâm cơm gia đình đến các quán ăn.

Nếu mọi người chỉ nghe đến những vụ chết người do ăn tiết canh lợn và tỏ ra sợ hãi không dám ăn nữa thì bạn đã quá thiếu sót. Bởi tiết canh không phải thứ duy nhất trên con lợn có chứa các vi khuẩn độc hại. Có chăng, các bộ phận khác sẽ "giết người" theo cách từ từ và thầm lặng khiến bất cứ ai cũng chủ quan.

Gan

Theo, bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, gan là bộ phận giải độc của lợn. Phần lớn các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy. Tuy nhiên, có nhiều kim loại nặng và chất kích thích tăng trưởng mà lợn hít hoặc ăn vào, gan không thể phân hủy được. Khi đó, chúng sẽ nằm lại, gây hại sức khỏe người.

Không phải TIẾT CANH, đây mới là 5 Ổ vi khuẩn TÀNG HÌNH ở lợn, ăn vào không chết ngay nhưng lại GIẾT người âm thầm - Ảnh 1.

Ngoài ra, ăn nhiều gan cũng khiến hàm lượng cholesterol tăng cao dễ gây các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi. Bởi vậy, không nên ăn gan lợn thường xuyên. Nếu ăn cần làm kỹ bằng cách ngâm trong nước muối, bóp rửa sạch và ăn chín.

Đặc biệt, người mắc bệnh tăng mỡ máu, huyết áp cao, gout, nhất là bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan... thì tuyệt đối không nên ăn.

Lòng lợn

Theo Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, lòng lợn chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, dùng các chất tẩy rửa để biến lòng thối thành lòng sạch rồi đưa vào các cơ sở lẩu, nướng...Nếu ăn phải số lòng lợn này sẽ dễ bị nhiễm giun sán, tích tụ hóa chất trong người và ngộ độc.

Do đó, nếu muốn ăn lòng lợn, tốt nhất bạn hãy tự mua về rồi làm thật sạch hoặc lựa chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy.

Phổi

Lợn là loài vật có thói quen dùng mũi để cọ xát vào mặt đất. Vì vậy, chúng thường xuyên hít phải lượng rất lớn bụi bẩn, đất cát và các kim loại nặng. Khi ăn phổi lợn, những bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ theo vào cơ thể chúng ta và gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, việc lợn hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Khi sơ chế, ta rửa cũng không thể sạch được. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng phổi lợn làm thức ăn.

Không phải TIẾT CANH, đây mới là 5 Ổ vi khuẩn TÀNG HÌNH ở lợn, ăn vào không chết ngay nhưng lại GIẾT người âm thầm - Ảnh 2.

Cổ lợn là phần thịt thường có hạch bạch huyết nhất

Cổ lợn

Phần thịt ở cổ lợn cũng là một món ngon nhưng lại dễ tích trữ vi khuẩn và virus trong cơ thể. Cổ lợn là bộ phận có chứa nhiều hạch bạch huyết. Đây là cơ quan chứa nhiều vi khuẩn, độc tố nên khi ăn vào sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, phá hủy hệ thống miễn dịch của con người, đồng thời gây tổn thương gan.

Ngoài ra, cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine, nếu hấp thu nhiều sẽ ảnh hưởng tới nội tiết và tới việc chuyển hóa trong cơ thể.

Óc lợn

Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Hơn nữa thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM