Không phải CEO, các CTO mới là nhân vật quan trọng nhất trong các startup công nghệ ở Đông Nam Á

13/04/2023 09:13 AM | Kinh doanh

Thường chúng ta hay nghĩ: vị trí CEO quan trọng và được trả lương cao hơn CTO, vì về lý thuyết thì CEO là cấp trên của CTO; nhưng điều đó không đúng trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ. Theo kết quả khảo sát gần đây của Glints và Monk’s Hill Ventures: tại Đông nam Á, mức lương của các CTO lẫn sự tăng trưởng có xu hướng cao hơn CEO.

Không phải CEO, các CTO mới là nhân vật quan trọng nhất trong các startup công nghệ ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Các startup trong danh mục đầu tư của Monk’s Hill Ventures đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Monk’s Hill Ventures (MHV) và Glints vừa công bố Báo cáo Nhân tài Khởi nghiệp Đông Nam Á 2023 (Southeast Asia Startup Talent Report 2023). Bản báo cáo mùa thứ 2 này đào sâu vào xu hướng, dữ liệu lương và sở hữu cổ phần cho những nhà sáng lập, lãnh đạo cấp cao và nhần tài khởi nghiệp từ hơn 10.000 điểm dữ liệu và 30 cuộc phỏng vấn với các nhà sáng lập startup ở Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Glints là hệ sinh thái nhân sự hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. Glints chính thức ra mắt vào năm 2015 tại Singapore và hiện đã hỗ trợ cho hơn 3 triệu nhân tài và 50.000 tổ chức trong lĩnh vực nhân sự. Cho đến thời điểm hiện tại, Glints đã có mặt tại Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Đài Loan.

Còn Monk’s Hill Ventures (MHV) thành lập vào năm 2014 bởi các doanh nhân Peng T. Ong và Kuo-Yi Lim, là công ty đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các startup khởi nghiệp công nghệ giai đoạn đầu ở Đông Nam Á. Danh mục đầu tư của MHV khá lớn, với những startup Việt tiêu biểu như CoderSchool, ELSA cũng như đang hoạt động tại thị trường Việt Nam như JioHealth, NinjaVan, Jenfi, Glints…

Không phải CEO, các CTO mới là nhân vật quan trọng nhất trong các startup công nghệ ở Đông Nam Á - Ảnh 2.

Theo khảo sát, thù lao trả cho Nhà sáng lập và nhân sự cấp cao tại công ty vừa huy động được dưới 5 triệu USD ở vòng gần nhất tăng 2,4 lần so với báo cáo trước. Nhìn chung, mức lương trung bình cho các CTO tăng 1,8 lần và có xu hướng cao hơn các CEO ở giai đoạn đầu dù các CEO bỏ ra nhiều công sức hơn. Các giám đốc sản phẩm được tăng lương nhiều nhất, với mức tăng lên đến 27% so với năm 2021.

Cụ thể hơn: CTO không thuộc nhóm sáng lập luôn được trả lương cao hơn so với nhân sự cấp cao CEO và CTO sáng lập công ty. Tỷ lệ sở hữu cổ phần ở vị trí cao nhất vẫn thuộc về các CEO ở giai đoạn đầu của công ty: Những nhà sáng lập ở Series A vẫn nhận được từ 40-60% vốn chủ sở hữu.

Không phải CEO, các CTO mới là nhân vật quan trọng nhất trong các startup công nghệ ở Đông Nam Á - Ảnh 3.

Tất nhiên, càng ở những vòng gọi vốn sau này, tỷ lệ sở hữu của các Founder/CEO sẽ bị giảm xuống: các CEO sẽ bị giảm 5% vốn chủ sở hữu trong mức gọi vốn dưới 5 triệu USD và giảm 9% trong mức 6 triệu đến 10 triệu USD so với năm 2021. CTO trong nhóm sáng lập có vốn chủ sở hữu cao hơn (8% -17%) so với CTO không sáng lập (0,5-2%).

Tiền mặt vẫn chiếm ưu thế hơn vốn chủ sở hữu trong khu vực. Mặc dù 86% các công ty tham gia khảo sát có cung cấp ESOP, nhưng trung bình chỉ có một phần ba nhân tài đủ điều kiện sở hữu ESOP.

Có thể, do áp lực nền kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn ở thời điểm hiện tại, ngày càng có nhiều CEO chấp nhận trả lương cao cho các CTO cũng như giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình cho đãi ngộ ESOP.

Các Founder/CEO sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để thu hút các CTO giỏi về làm việc cho công ty ở thời điểm hiện tại, nhằm thu lợi lớn hơn trong tương lai – cụ thể là ở những vòng gọi vốn sau hoặc khi IPO ”, ông Justin Nguyễn - General Partner tại Monk’s Hill Ventures nhận định.

Không phải CEO, các CTO mới là nhân vật quan trọng nhất trong các startup công nghệ ở Đông Nam Á - Ảnh 4.

Justin Nguyễn - General Partner tại Monk’s Hill Ventures

Theo B áo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam được phát hành trên cơ sở hợp tác giữa Do Ventures và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì từ nửa cuối năm 2022 đến thời điểm hiện tại, đã có sự chững lại đáng kể về số tiền đầu tư trong các thương vụ.

Sau sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giảm mạnh 56% dưới ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu. Sự ảnh hưởng này đặc biệt rõ rệt vào nửa cuối năm 2022 với giá trị đầu tư giảm 65% do khủng hoảng trong ngành công nghệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số lượng thương vụ tăng lên vào nửa cuối năm, cho thấy hoạt động đầu tư vẫn diễn ra đều đặn dù giá trị đầu tư giảm.

Hầu hết các vòng gọi vốn đều giảm cả về số lượng và giá trị thương vụ từ nửa đầu 2022 đến hiện tại. Tuy nhiên, giá trị đầu tư trong các vòng gọi vốn từ 10-50 triệu USD tăng nhẹ, cho thấy các công ty đã huy động được vòng Pre-A và Series A năm trước đã bước sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Các thương vụ trị giá hơn 50 triệu USD giảm mạnh, điều dó dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về tổng giá trị đầu tư trong năm 2022.

Lĩnh vực Dịch vụ Tài chính nhận được số vốn đầu tư nhiều nhất với mức tăng mạnh mẽ 248%. Vốn đầu tư vào lĩnh vực Fintech vẫn dồi dào, chiếm 39% tổng giá trị đầu tư, tăng 4 điểm phần trăm so với năm 2021. Mặc dù đầu tư vào lĩnh vực Bán lẻ giảm 57% nhưng đây vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều vốn thứ hai trong 2022. Y tế, Giáo dục, và Thanh toán tiếp tục nằm trong số các lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất.

Đồng quan điểm, ông Justin Nguyễn cho rằng, 2023 sẽ là một năm khó khăn ở thị trường vốn cho các startup. Thật ra, thì tiền vẫn ở đó, chỉ là các quỹ đầu tư sẽ thận trọng hơn khi quyết định đầu tư trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như thế này. Hơn nữa, hầu hết startup Việt vẫn đang trong giai đoạn đầu nên rất khó để gọi các khoản lớn.

Báo cáo đã phân tích hơn 10.000 điểm dữ liệu thu thập từ các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Singapore, Indonesia và Việt Nam của Glints và Monk’s Hill Ventures. Trong đó, hơn 150 điểm dữ liệu đến từ các nhà lãnh đạo cấp cao và nhà sáng lập.

Bên cạnh đó, team thực hiện cũng tiến hành một cuộc khảo sát nhân tài với hơn 500 nhân sự công nghệ và phi công nghệ làm việc trong các công ty khởi nghiệp và khảo sát tình hình tuyển dụng năm 2023 với 58 công ty khởi nghiệp tại Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu cùng hơn 40 nhà sáng lập, nhà đầu tư và nhà điều hành chủ yếu đến từ Singapore, Indonesia và Việt Nam cũng được thực hiện. Ngoài ra, những nhà sáng lập đến từ Thái Lan, Malaysia và Philippines cũng đóng góp thêm quan điểm của mình.

Theo Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM