Không nghèo cũng chẳng khủng hoảng nhưng Pháp lại đang trong tình trạng thiếu thốn một loại thực phẩm nghiêm trọng, siêu thị lúc nào cũng hết hàng

18/05/2018 08:12 AM | Xã hội

Những số liệu mới nhất cho thấy bình quân người dân Pháp tiêu thụ nhiều bơ nhất thế giới với 8,2 kg/người/năm. Đứng thứ 2 là Đan Mạch với 6,4 kg.

Tại những nền kinh tế nghèo như Zimbabwe hay đang trong cuộc khủng hoảng như Venezuela, việc thiếu thốn thực phẩm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc nền ẩm thực Pháp nổi tiếng thế giới thiếu bơ lại đang khiến các chuyên gia phải ngạc nhiên.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là Pháp sản xuất cũng như tiêu thụ lượng bơ nhiều nhất thế giới nhưng quốc gia này lại phải trải qua đợt khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ Thế Chiến thứ II. Những hình ảnh hết bơ trong siêu thị tràn ngập các trang mạng trong khi giới truyền thông chế giễu ngành sản xuất bơ Pháp khi từng tự hào là những ông lớn của ngành bơ toàn cầu nhưng không thể đáp ứng nổi nhu cầu trong nước.

Những số liệu mới nhất cho thấy bình quân người dân Pháp tiêu thụ nhiều bơ nhất thế giới với 8,2 kg/người/năm. Đứng thứ 2 là Đan Mạch với 6,4 kg.

Không nghèo cũng chẳng khủng hoảng nhưng Pháp lại đang trong tình trạng thiếu thốn một loại thực phẩm nghiêm trọng, siêu thị lúc nào cũng hết hàng - Ảnh 1.

Trên thực tế, nguyên nhân chính của tình trạng trên đến từ vài yếu tố. Đầu tiên, việc Liên minh Châu Âu (EU) chấm dứt các chương trình trợ giá cho người làm sữa nhằm tạo nên một thị trường cạnh tranh tự do vào năm 2015 đã khiến các nhà cung cấp bơ sữa bị suy giảm lợi nhuận đáng kể. Tại Pháp, nơi những nông trại nhỏ lẻ sản xuất bơ sữa chiếm tỷ trọng lớn, nhiều nông trang cho biết họ chỉ lãi vài trăm Euro sau khi chính sách cắt giảm trợ giá có hiệu lực.

Chính điều này đã làm giảm lượng cung của bơ trên thị trường, đặc biệt là những nước tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này như Pháp.

Yếu tố thứ 2 khiến thị trường bơ biến động là sự gia tăng nhu cầu mới từ Trung Quốc. Kinh tế bùng nổ khiến tầng lớp trung lưu tại đây tăng chóng mặt, thúc đẩy nhu cầu thưởng thức ẩm thực phương Tây và bơ chiếm vai trò khá quan trọng.

Chính 2 nguyên nhân này đã đẩy giá bơ lên cao. Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) cho biết chỉ số giá bơ sữa đã tăng 27% vào tháng 9/2017 trong khi hãng tin Bloomberg nhận định mức giá 7.750 USD/tấn bơ tại châu Âu thuộc hàng cao nhất lịch sử 17 năm qua.

Dù giá bơ cao đến như vậy nhưng các cửa hàng bán lẻ của Pháp vẫn vắng bóng bơ. Lý do là một số chuỗi bán lẻ tại Pháp có sức mạnh thống trị độc quyền trong phân phối và họ ký hợp đồng với mức giá cố định từ các nhà sản xuất bơ hàng năm.

Không nghèo cũng chẳng khủng hoảng nhưng Pháp lại đang trong tình trạng thiếu thốn một loại thực phẩm nghiêm trọng, siêu thị lúc nào cũng hết hàng - Ảnh 2.

Chính điều này khiến lợi nhuận của người nông dân bị tổn hại và họ ưa thích xuất khẩu bơ sang các thị trường khác hơn là bán cho siêu thị nội địa. Tại Đức, giá bơ bán lẻ đã tăng 27% nhưng tại Pháp, loại thực phẩm này chỉ tăng 6% ở các siêu thị.

Báo cáo của Nielsen cho thấy khoảng 30% số nhu cầu sử dụng bơ tại các siêu thị Pháp không được đáp ứng trong tháng 10/2017.

Từ đồ ăn bình dân đến tinh hoa ẩm thực nước Pháp

Lịch sử của bơ có thể truy ngược về hàng nghìn năm trước khi người dân làm bơ từ sữa cừu hoặc dê. Cho đến tận ngày nay, phương pháp ngấm da dê với sữa để làm khô và lấy bơ từ thời xa xưa vẫn được một số người dân vùng Châu Phi sử dụng.

Tại Ấn Độ, bơ được coi là một trong những loại thực phẩm thần thánh hơn 3.000 năm qua, được sử dụng nhiều trong các nghi lễ.

Không nghèo cũng chẳng khủng hoảng nhưng Pháp lại đang trong tình trạng thiếu thốn một loại thực phẩm nghiêm trọng, siêu thị lúc nào cũng hết hàng - Ảnh 3.

Tại vùng Địa Trung Hải, văn hóa Hy Lạp và La Mã ban đầu coi bơ là loại thực phẩm chỉ dành cho người nghèo nên chúng không được phổ biến trong giới thượng lưu. Tuy nhiên hoạt động trao đổi thương mại bơ giữa những người Scandinavi ở phương Bắc với Trung Âu vẫn diễn ra và có thể truy ngược đến tận thế kỷ 12.

Ngay cả khi đế chế La Mã sụp đổ, bơ được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu nhưng chúng cũng chỉ được tầng lớp nông dân nghèo ưa chuộng. Cho đến tận thế kỷ thứ 16, việc các nhà thờ công giáo chấp nhận sử dụng bơ đã khiến loại thực phẩm này dần được tầng lớp trung lưu chấp nhận. Đặc biệt ở Anh, việc sử dụng bơ với bánh mì được coi là nguồn dinh dưỡng chính trong đại đa số người dân.

Đến thập niên 1860, bơ dần trở thành thực phẩm không thể thiếu tại những quốc gia như Pháp, Đức, Anh. Thậm chí vua Napoleon III đã treo giải thưởng cho bất cứ người nào tìm được thực phẩm thay thế bơ do chi phí sản xuất bơ quá đắt đỏ so với nhu cầu ngày một tăng cao trong người dân.

Năm 1869, nhà hóa học Hyppolyte Mege Mouries đã thắng giải thưởng này khi phát minh ra bơ nhân tạo (Margarine) nhưng vẫn không thể giải quyết được cơn khát bơ của người dân Pháp. Giai đoạn này, ẩm thực Pháp sử dụng bơ như một nguyên liệu chính để làm nên hương vị đặc trưng. Bơ cũng trở thành thực phẩm không thể thiếu trong giới thượng lưu.

Dẫu vậy, giá thành bơ vẫn khá cao do chúng chỉ được sản xuất thủ công tại các nông trang nhỏ lẻ cho đến tận thế kỷ 19. Nhà máy sản xuất bơ đầu tiên được thành lập vào đầu thập niên 1860 nhưng phải đến cuối thập niên 1870 người ta mới phát minh ra được cách tách kem nhanh chóng từ sữa, thúc đẩy thời gian làm bơ. Kể từ đây, sữa được chuyển đến các nhà máy để tách kem và làm bơ.

Không nghèo cũng chẳng khủng hoảng nhưng Pháp lại đang trong tình trạng thiếu thốn một loại thực phẩm nghiêm trọng, siêu thị lúc nào cũng hết hàng - Ảnh 4.

Dần dần, phương pháp tách kem thuận tiện và rẻ đến mức các nông dân tự làm và chỉ vận chuyển kem đến nhà máy để làm bơ, khiến sản lượng bơ tăng mạnh.

Đến năm 1900, hơn 50% bơ đã được sản xuất tại các nhà máy tại thị trường Mỹ và không lâu sau đó Châu Âu cũng đạt được tỷ lệ này.

Trớ trêu thay, tỷ lệ sử dụng bơ của người Phương Tây bắt đầu trượt trong thế kỷ 20 khi những nghiên cứu cho thấy bơ và bệnh béo phì có mối liên quan chặt chẽ. Thay vào đó, bơ nhân tạo ít chất béo hơn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn dù mùi vị không bằng do những lo ngại về sức khỏe và dần thay thế bơ để trở thành món ăn chính. Hơn nữa, Magarine rẻ hơn cũng góp phần khiến nhiều người dân tầng lớp nghèo chuộng loại thực phẩm này.

Thập niên 1950, lượng tiêu thụ Magarine đã chính thức vượt bơ truyền thống tại Mỹ và cho đến ngày nay, bơ nhân tạo vẫn được tiêu thụ nhiều hơn bơ nguyên chất tại cả Mỹ lẫn Châu Âu.

AB

Cùng chuyên mục
XEM