"Không ai giàu 3 họ" nhưng cả gia tộc này đã giàu có suốt 15 đời nhờ bí quyết tổ truyền: Thay vì dạy con bằng tiền, hãy để chúng học bằng đức

23/05/2019 08:42 AM | Sống

Câu nói "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" chẳng thể áp dụng lên gia tộc này nhờ có cách truyền dạy con cháu đời sau đúng đắn.

Ieoh Ming Pei (hay Bối Duật Minh) sinh năm 1917, mất năm 2019, được biết đến như một kiến trúc sư nổi tiếng của Kiến trúc hiện đại dùng đá, bê tông, kính, thép để làm nên những công trình để đời, đến nay vẫn được lưu giữ cẩn thận tại nhiều bảo tàng kiến trúc nổi tiếng khắp thế giới. Ông là một trong những kiến trúc sư thành công nhất của thế kỉ 20, người đã giành được tất cả các danh hiệu mà một kiến ​​trúc sư có thể có trong cuộc đời 102 năm huyền thoại của mình. Tuy nhiên, không chỉ nổi danh vì tài năng của chính mình, người ta còn ngưỡng mộ Bối Duật Minh vì gia tộc của ông là một trong những gia tộc hiếm hoi có thể phá vỡ "lời nguyền" rằng: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời."

Quả vậy, gia tộc họ Bối không chỉ giàu có hơn 3 họ, mà còn được kéo dài suốt 15 thế hệ. Ở Trung Quốc, quá trình thịnh vượng và sụp đổ của một gia tộc thường như sau: Thế hệ đầu tiên dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng, chăm chỉ thoát nghèo mà đi lên tầng lớp giàu có; thế hệ thứ hai có nhiệm vụ gìn giữ, vất vả chèo chống sản nghiệp mà đời trước để lại, cố gắng thâm hụt càng ít càng tốt; thế hệ thứ ba bắt đầu quen thói hưởng thụ, chỉ biết ăn mà không biết làm, cuối cùng táng gia bại sản hoặc lâm vào khánh kiệt. Đó là tình huống thường xuyên xuất hiện, lặp đi lặp lại ở những gia đình khác nhau, dần trở thành một quy luật, sinh ra câu nói "Không ai giàu 3 họ."

Để tạo nên điều khác biệt với số đông, gia tộc của Bối Duật Minh đã để lại một bí quyết, đó chính là: Thay vì dạy con bằng Tài (tiền tài), hãy để con học bằng Đức; thay vì hưởng thụ một mình, hãy học cách san sẻ xung quanh. Giữ tư tưởng đó, thế hệ trước của gia tộc đã xây dựng lại nhiều tài sản riêng của bản thân, biến chúng thành tài sản chung để tất cả mọi người đều sử dụng. Ngoài ra, gia tộc cũng sẵn sàng quyên một số tiền lớn để xây dựng từ đường, nhà thờ họ, thành lập nghĩa trang, hỗ trợ người nghèo... Ngôi trường mẫu giáo kiểu mới đầu tiên của Trung Quốc chính là do gia tộc Bối mở ra, đóng góp rất lớn cho phúc lợi công cộng và các hoạt động từ thiện của vùng. Và sau đây là 3 con đường làm nên thành công của gia tộc ấy:

1. Danh gia vọng tộc, giàu mà không kiêu

Trong lịch sử, chỉ có những gia đình nhiều thế hệ vừa duy trì được sự giàu có, vừa giữ được bản tính không kiêu ngạo, hành xử lương thiện, mới có thể được gọi là danh gia vọng tộc chứ không phải "nhà giàu mới nổi". Gia tộc họ Bối luôn ghi nhớ và tuân theo tổ huấn truyền lại. Ông nội của Bối Duật Minh, trong khi đương nhiệm chức Hội trưởng của Thương hội Tô Châu trong 7 năm liên tiếp từ 1922, đã phát động rất nhiều chiến dịch gây quỹ, đi đầu trong các hoạt động quyên góp để mở đường, khai thông buôn bán, đóng góp nhiều thành tựu cho quá trình phát triển kinh tế và phúc lợi công cộng của Tô Châu.

2. Vừa phát triển tài chính, vừa gìn giữ giá trị văn hóa

Thế hệ trước của Bối Duật Minh từng có người được mệnh danh là "ông trùm tài chính", tham gia thành lập Ngân hàng Thượng Hải và công ty du lịch đầu tiên của Trung Quốc, Dịch vụ Du lịch Trung Quốc. Và sau đó, đến đời cha của Bối Duật Minh, ông còn xuất sắc hơn khi không ngừng phát triển công việc kinh doanh, trở thành chủ tịch của Ngân hàng Trung ương và là một trong những người sáng lập Ngân hàng Trung Quốc.

Là nhân vật chủ chốt trên trường kinh tế nhưng gia tộc họ Bối không quên xây dựng và gìn giữ các giá trị văn hóa. Họ từng bỏ tiền ra mua lại và phục hồi nguyên trạng cho Vườn Sư Tử (Lion Grove Garden), một Di sản thế giới UNESCO nổi tiếng với thiết kế cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm các hòn nam bộ và mê cung đá giống như sư tử ở trung tâm. Đây cũng là nơi Hoàng đế Càn Long thường nghỉ chân khi đi tuần về Tô Châu. Sau khi trùng tu, gia tộc đã tặng lại toàn bộ khu vườn rộng lớn cho Chính phủ.

Không ai giàu 3 họ nhưng cả gia tộc này đã giàu có suốt 15 đời nhờ bí quyết tổ truyền: Thay vì dạy con bằng tiền, hãy để chúng học bằng đức  - Ảnh 1.

3. Chọn vợ hiền dâu thảo để nuôi dạy thế hệ sau tốt hơn

Gia tộc họ Bối rất coi trọng quá trình nuôi dạy con cháu. Chính vì thế, họ sớm nhận ra tầm quan trọng của một người vợ hiền lành đảm đang, cũng là một người mẹ hiểu tri thức lễ nghĩa trong việc đào tạo và dưỡng dục thế hệ sau. Phải chọn được vợ hiền dâu thảo thì mới không phải lo đời sau lụn bại.

Ví dụ như, mẹ ruột của Bối Duật Minh là con gái của vị quan đứng đầu Quốc Tử Giám triều đại nhà Thanh, giỏi đàn sáo và một lòng hướng Phật. Người mẹ kế sau đó cũng là con gái một gia đình danh giá ở Giang Nam, có cha đảm nhiệm chức đặc phái viên ngoại giao của chính phủ, từng du học nước ngoài, thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Và chính vợ của Bối Duật Minh cũng là một cô gái tri thức tốt nghiệp từ Đại học Wesleyan tại Connecticut, một tiểu bang Hoa Kỳ. Cùng có niềm đam mê và kiến thức về kiến trúc, bà vừa làm vợ, vừa làm mẹ, vừa đảm nhiệm cả chức cố vấn, trợ lý, người tâm sự và nhà phê bình các thiết kế của chồng. Hai con trai của bà và Bối Duật Minh cũng trở thành những nhà kiến trúc sư nổi tiếng ở Mỹ.

Theo Phương Thúy

Cùng chuyên mục
XEM