Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp dược, vật tư – thiết bị y tế

03/12/2019 10:00 AM | Kinh doanh

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho ngành dược phẩm, thiết bị y tế và vật tư y tế, nhưng khó khăn về vốn khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam đang dần bị lép vế, chịu sự cạnh tranh gay gắt trên “sân nhà” nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Đối mặt với nhiều khó khăn

Thị trường dược phẩm và thiết bị y tế thời gian qua đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Chỉ tính riêng trong năm 2018, ngành dược có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt 5,59 tỷ USD và dự báo tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2020. Đối với lĩnh vực thiết bị y tế, vật tư y tế, doanh thu thị trường đạt 1,1 tỷ USD, tăng trưởng bình quân kép giai đoạn 2014 - 2018 ở mức 13,2%.

Đi cùng với sự tăng trưởng trên thì thị trường dược phẩm và thiết bị y tế tại Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển. Tốc độ tăng trưởng dân số nhanh cùng với thu nhập bình quân đầu người ngày một cải thiện, dẫn tới nhu cầu quan tâm chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Theo thống kê, chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam năm 2018 là 65 USD, được dự báo tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025. Trong khi đó, quy mô của ngành dược phẩm nước ta chỉ khoảng 5,6 tỷ USD và mức cung cấp của các công ty nội địa khoảng hơn 50% nhu cầu người dân.

Tiềm năng, lợi thế là vậy nhưng để nắm bắt được cơ hội này không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực, nhất là về vốn. Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay nằm ở việc 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm và máy móc y tế hiện nay đều là nguồn nhập khẩu nên sự biến động của tỷ giá trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Chưa kể, khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, Việt Nam cam kết mở cửa cho rất nhiều mặt hàng thì sự cạnh tranh trên "sân nhà" sẽ gay gắt hơn. Trên thực tế, từ đầu năm 2019 đến nay, làn sóng đầu tư, sáp nhập trong ngành dược phẩm thiết bị y tế khá sôi động, nhiều dự án có quy mô đã được khởi động như Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tại Khu công nghệ cao Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh) hay sự hợp tác của một doanh nghiệp lớn của Việt Nam với tập đoàn Thụy Sỹ trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối thuốc.

Khơi thông nguồn vốn

Đứng trước những khó khăn đó, giới chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp nội với nguồn vốn khiêm tốn sẽ rất khó trụ vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp ngoại với lợi thế công nghệ cao, trường vốn. Do đó, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc tạo cơ chế, chính sách, khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp nội là cần thiết.

Hiện nay, để khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp, cùng với các chính sách của Nhà nước, một số ngân hàng đã đưa ra những giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó có việc cung cấp các giải pháp tài chính chuyên biệt cho từng phân khúc. Điển hình là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mới đây đã thiết kế riêng sản phẩm "Tài trợ Doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế, thiết bị y tế".

So với các sản phẩm trên thị trường, ưu đãi của SeABank được giới chuyên gia đánh giá là rất thiết thực với doanh nghiệp, đáp ứng trọn gói nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế, thiết bị y tế với các hình thức cấp tín dụng đa dạng như: Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, Phát hành bảo lãnh, Phát hành L/C nhập khẩu. Tỷ lệ giải ngân vốn vay lên tới 100% giá trị Hợp đồng/hóa đơn/đơn đặt hàng đầu vào, đồng thời, mức lãi suất vay cũng rất hấp dẫn, linh hoạt tùy theo thời gian vay vốn.

Khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp dược, vật tư – thiết bị y tế - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi phát hành bảo lãnh tại SeABank còn được hưởng tỷ lệ tín chấp cao. Đặc biệt, đối với dịch vụ phát hành Thư tín dụng, SeABank cho phép tỷ lệ ký quỹ chỉ từ 2% giá trị Thư tín dụng giúp doanh nghiệp giảm áp lực về vốn.

Ngoài ra, chính sách tài sản đảm bảo cũng rất đa dạng, linh hoạt bao gồm: Bất động sản, phương tiện vận tải, quyền đòi nợ đã hình thành, quyền đòi nợ hình thành trong tương lai với các bệnh viện… SeABank còn cam kết hỗ trợ tối đa về thủ tục, hồ sơ, chứng từ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để yên tâm sản xuất kinh doanh.

Có thể thấy, trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành dược phẩm, vật tư y tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thì những gói giải pháp tài chính của ngân hàng cùng với sự hỗ trợ tối đa về thủ tục, hồ sơ được coi như chiếc "phao cứu sinh" giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, từ đó nắm bắt cơ hội kinh doanh.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM