Khởi nghiệp 83 ngày, từ bắt đầu cho tới thất bại, tôi rút ra được 3 bài học xương máu

16/06/2020 11:16 AM | Sống

Khởi nghiệp là đường một chiều, nhưng luôn có những người có thể đi tới cuối con đường

01
Ít lượt follow, không thể chốt đơn, không mua lại, khởi nghiệp quả thực không thể chỉ dựa vào nhiệt huyết

Lúc mới đầu, tôi vô cùng tự tin, cho rằng chỉ cần nội dung sản phẩm mình viết hay viết tốt thì sẽ không sợ không có lượt đọc, rồi dùng lượt đọc đổi lấy lượt follow, dùng thời gian đổi lấy không gian thì sẽ thu được lượng người theo dõi cho mình.

Nhưng sau này, hiện thực không chỉ tát vào mặt tôi có một lần!!!

Tôi phát hiện ra, mấu chốt của vấn đề, vì lượt follow khá là ít, chỉ có thể xuất bản nội dung trên nền tảng facebook, hơn nữa cũng không thể đảm bảo mỗi bài viết được 100.000 lượt đọc.

Dù vẫn có những trang lớn chia sẻ lại bài viết nhưng cũng chỉ như mưa nhỏ giọt, rất khó để tạo ra được một cú hit trên mạng xã hội, thông qua lượt share cũng rất khó để tạo ra được hiệu ứng lớn.

Có ít lượt follow chỉ là một vấn đề, khó nhất là không có nhiều lượt follow đồng nghĩa với việc rất khó để có thể tạo ra giá trị trao đổi hay nói cách khác là bán được hàng.

Vì vậy, ngay cả khi đã tung ra các sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cho là rất tốt, nhưng suy cho cùng thì cũng chỉ có vài phần trong số những người follow chúng tôi biết tới, còn những người khác căn bản là không biết gì để mà quan tâm.

Có một khoảng thời gian tôi không ngừng xem xét lại nguyên nhân cốt lõi của những thất bại lặp đi lặp lại, cuối cùng tôi phát hiện ra:

Đôi khi, khởi nghiệp không chỉ dựa vào sự nhiệt tình, mà còn phải xem xét xem trong tay bạn có bao nhiêu tài nguyên và điều kiện có sẵn, suy xét xem khách hàng họ có thực sự muốn dịch vụ của bạn không, xem xét tới số liệu chuyển đổi và giao dịch thành công cuối cùng.

Ngoài ra, còn có 3 ngọn núi khó rời là "ít follow, không thể chốt đơn, không mua lại", mà 3 thứ này đều bị sự lạc quan mù quáng của chúng ta che lấp mất.

Ít lượt follow, đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn không được biết tới hoặc quan tâm.

Không chốt đơn, nghĩa là sản phẩm của bạn không được người tiêu dùng tin tưởng.

Không mua lại, nghĩa là sản phẩm của bạn không được khách hàng nhớ tới.

Một sản phẩm, không có nhiều lượt theo dõi, tự nhiên sẽ không có ai mua, cuối cùng không có ai nhớ tới cũng là một kết cục rất hiển nhiên.

Và cho tới hôm nay, tôi phát hiện ra rằng 3 vấn đề này, chỉ dựa vào sự lạc quan mù quáng sẽ chẳng thể giải quyết được bất cứ điểm nào.

Khởi nghiệp 83 ngày, từ bắt đầu cho tới thất bại, tôi rút ra được 3 bài học xương máu - Ảnh 1.

02
Không có độ tin cậy và môi trường đảm bảo mua bán thành công, nhưng lại luôn muốn nhanh chóng được cầm tiền mặt

Ngoài 3 vấn đề trên, tôi cho rằng trong quá trình lựa chọn sản phẩm, chúng ta thường phạm phải một sai lầm chí mạng.

Sở dĩ ban đầu tôi lựa chọn theo hướng sản phẩm phục vụ nghề nghiệp, bởi lẽ trước đó bản thân tôi và nhóm của tôi đã quan tâm tới mảng SCI, cũng được gặp rất nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ hay giảng viên hướng dẫn, đồng thời cũng có kiến thức cơ bản về mảng này, cho rằng nền tảng và người dùng đều sẽ rất ok.

Kết quả, sau khi sản phẩm lên kệ, mới phát hiện ra những dịch vụ nghề nghiệp mà mình cung cấp, chẳng hạn như "dịch vụ CV", "bổ túc trước khi phỏng vấn" hay "kế hoạch phỏng vấn" đều không phải mặt hàng thiết yếu, được tiêu thụ với tần số cao, cũng có nghĩa là:

Chỉ khi nào tốt nghiệp, người ta mới nghĩ tới mấy cái kế hoạch phỏng vấn hay kế hoạch nghề nghiệp.

Nhưng tàn khốc hơn đó là, trên thực tế, không có nhiều người hứng thú hay có nhận thức trong lập kế hoạch nghề nghiệp, nó đồng nghĩa với việc môi trường tiêu thụ sản phẩm của chúng tôi bị giới hạn rất nhiều.

Thêm vào đó, khi bạn viết nội dung giới thiệu sản phẩm của mình, thứ thử thách nhất chính là liệu nó có đảm bảo tin cậy hay không, nói đơn giản là, bạn nói, bạn ca ngợi sản phẩm của bạn là tốt, nhưng chúng tôi dựa vào đâu để tin bạn?

Chẳng hạn như nếu hôm nay Warren Buffett giới thiệu cho tôi quyển sách này, tôi sẽ ngay lập tức rút ví thanh toán mà không do dự, nhưng vì đó là Warren Buffett, còn tôi lại không có được cái chữ tín ấy, nên sản phẩm dù tốt tới đâu cũng không thể tạo ra được môi trường giao dịch thành công.

Cũng giống như việc bạn vất vả khổ luyện kĩ thuật giết rồng, sau khi thành thục rồi lại phát hiện ra trên thế giới này căn bản là không có ai tin vào sự tồn tại của rồng vậy.

Tôi cũng là ở giai đoạn sau mới phát hiện ra, con đường của chúng tôi càng đi càng không đúng hướng, khi chưa tạo được niềm tin nơi khách hàng, đã vội vàng đưa sản phẩm ra mắt, hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ được tung ra cũng không chắc chắn được xác suất giao dịch thành công.

Nhìn vào thành công của người khác liền cảm thấy kiếm tiền là việc có thể copy lại được, cái tư tưởng này dù ở bất cứ thời đại nào cũng đều sẽ bị vả vào mặt một cách không thương tiếc, và thực tế cũng đúng như vậy, người tiêu dùng chẳng thèm đoái hoài tí nào tới sản phẩm của chúng tôi.

Cách đây không lâu, tôi cũng đã từng viết trong một bài viết của mình như này:

Có rất ít người chịu kiên trì và chỉ tập trung vào một mảng công việc nhỏ nào đó, mười mấy năm như một ngày cam chịu ngồi trên băng ghế dự bị.

"Kẻ ngốc" sở dĩ có thể thành công, đôi khi đó là bởi họ không có lựa chọn, chỉ có duy nhất một con đường để đi, vì vậy, họ rất trân trọng nó.

Còn cơ hội mà người thông mình có thể lựa chọn lại quá nhiều, vì vậy tất nhiên họ sẽ nông nổi hơn một chút, họ không thể ngồi im, thích nhảy việc, thích thả mình theo dòng nước, thậm chí thích chuyển ngành, mỗi lần thay đổi đều bắt đầu lại từ đầu, thiếu đi kinh nghiệm và tích lũy.

Nên biết rằng, nếu là trước đây, chỉ khi bám trụ hàng chục năm trời trong một công việc nào đó thì bạn mới được xem là một nửa chuyên gia. Cứ ba ngày đánh cá thì mất hai ngày phơi lưới, lưới có tốt tới đâu cũng khó mà bắt được cá.

Tôi luôn tin rằng, sự kiên trì và tự giác kỉ luật của những người ngốc luôn có ý nghĩa rất lớn trong cạnh tranh trong kinh doanh ở tương lai, thành tựu được tương lai thành công mà bạn hằng mong ước.

Trên thế gian này, những người thông minh không thích làm việc nghiêm túc có quá nhiều, còn ông trời lại luôn muốn để những kẻ ngốc chỉ chấp niệm kiên trì nghiêm túc làm việc nhặt được những trái ngọt rụng xuống.

Khởi nghiệp 83 ngày, từ bắt đầu cho tới thất bại, tôi rút ra được 3 bài học xương máu - Ảnh 2.

03
Có mục tiêu nhưng không có tiết tấu, nhanh lên kệ cũng nhanh xuống kệ

Mục tiêu của tôi là làm cho tốt dự án kinh doanh này, nhưng tôi lại không thể cụ thể hóa được xem mỗi ngày mỗi đêm mỗi giờ mỗi phút mình nên làm những gì.

Vì vậy, có một khoảng thời gian khá dài, tôi chỉ là miệt mài đâm đầu vào làm việc vì mục tiêu ra mắt sản phẩm, còn việc cụ thể hóa mục tiêu, nên dùng những tài nguyên nào, hay xảy ra vấn đề thì khắc phục ra sao… tôi đều chưa bao giờ nghiêm túc cụ thể hóa chúng.

Sau này tôi mới hiểu ra, mọi thứ đều được gói gọn là trong hai từ "tiết tấu".

Tiết tấu, thực ra chính là mục tiêu giai đoạn. Ở mỗi một giai đoạn, cần phải có mục tiêu và cột mốc rõ ràng.

Nhậm Chính Phi từng nói: chiến lược chính là phương hướng + tiết tấu, tiết tấu chính là mục tiêu giai đoạn.

Nó giống như việc bạn đi từ Hà Nội vào Sài Gòn bằng ô tô, mỗi một giai đoạn phải đi bao xa, đi tới những đâu, không những phải rõ ràng, mà còn phải làm sao cho đúng giờ, đó chính là tiết tấu.

Khi ngẫm lại quá trình khởi nghiệp của mình, tôi đã phát hiện ra quá nhiều lỗ hổng.

Lựa chọn sản phẩm không hợp lý, chưa suy xét tới khả năng tiêu thụ thấp hay được đón nhận của sản phẩm.

Không có đủ độ tin cậy, người tiêu dùng trong thời gian ngắn không thể có lòng tin với sản phẩm.

Ít lượt follow, ít người quan tâm.

Không có dự tính, sản phẩm tốt nhưng không có cách nào tuyên truyền ra bên ngoài.

Chu kì dự án dài, trong khi lại muốn thu tiền nhanh, chẳng khác nào giết gà để lấy trứng.

Vì chỉ nôn nóng chăm chăm vào việc ra mắt sản phẩm nên cho ra mắt, không có sự chuẩn bị kĩ càng, kết quả là đến nhanh và đi đời cũng nhanh.

Khi mà tiết tấu chấp hành và hiện thực mục tiêu bị làm loạn, kết quả tự nhiên sẽ không lý tưởng.

Mọi bước đi và sự tiến triển của dự án đều được thực hiện xoay quanh các mục tiêu, nếu bạn không giải quyết được các vấn đề trong mục tiêu công việc, không có tiết tấu công việc rõ ràng, vậy thì dù có nhiệt tình tới đâu, cuối cùng bạn cũng sẽ bị đánh bại một cách tàn nhẫn bởi thực tế.

Khởi nghiệp 83 ngày, từ bắt đầu cho tới thất bại, tôi rút ra được 3 bài học xương máu - Ảnh 3.

04
Khởi nghiệp là đường một chiều, nhưng luôn có những người có thể đi tới cuối con đường

Thời đại ngày nay là thời đại của các start-up trẻ.

Hàng ngày có hàng ngàn công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới, nhưng đồng thời cũng có khá nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong vài năm hoặc vài tháng, chẳng hạn như Nhật Bản trung bình là 23 tháng, Hoa Kỳ 14 tháng hay Trung Quốc là 7 tháng.

Vì vậy, có một điều bạn cần biết rằng, xét về yếu tố thời gian, thành công là một việc vô cùng không đáng tin cậy.

Làm một người từng trải, tôi muốn đưa ra cho các bạn một vài lời khuyên rằng:

1. Lựa chọn đúng lĩnh vực là điều tối quan trọng

Đàn ông sợ làm nhầm ngành, đàn bà sợ lấy nhầm chồng.

Một vị trí tốt trong một ngành nghề hot tất nhiên sẽ khiến rất nhiều start-up rung động, còn bạn bắt buộc phải tìm ra được vị trí có hiệu quả trong ngành nghề đầy sức hút đó.

Chọn đúng ngành nghề, lĩnh vực, bước vào ngành nghề phát triển nhanh là điều tối quan trọng đối với các nhà khởi nghiệp thành công.

Đồng thời, nếu đã là một nhà khởi nghiệp, bạn càng phải tìm thấy những điểm tăng trưởng hấp dẫn trong ngành của mình.

Khởi nghiệp 83 ngày, từ bắt đầu cho tới thất bại, tôi rút ra được 3 bài học xương máu - Ảnh 4.

2. Hãy cảnh giác với những bước ngoặt

Luôn phải cảnh giác với sự xuất hiện của những bước ngoặt trong tăng trưởng cao, vậy thì bước ngoặt khi nào thì xuất hiện?

Khi có một người tài giỏi xuất hiện trên đường đua, bước ngoặt xuất hiện.

Khi những thứ độc quyền mới xuất hiện trong ngành, bước ngoặt xuất hiện.

Khi các vụ sáp nhập và mua lại quy mô lớn xảy ra trong ngành, bước ngoặt xuất hiện.

Do đó, tại bất kỳ bước ngoặt nào trong bất kỳ ngành nào, rèn luyện năng lực tái tạo, vực dậy của chính doanh nghiệp là một phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và phát triển năng lực cốt lõi của một doanh nhân.

3. Bước đi có thể nhanh nhưng đừng vượt ra khỏi tầm kiểm soát

Tôi thường xuyên nghe thấy những câu nói như thế này:

"Người khác trong 2 tháng có thể tạo ra lợi nhuận, vì sao chúng ta lại không thể?"

"Đừng đi nước cờ giá cả thấp, người tiêu dùng đâu phải là không có tiền."

"Công ty cũng cần phải kiếm tiền."

Tất nhiên, tôi rất thấu hiểu câu nói "công ty cũng cần phải kiếm tiền", nhưng có thể công ty chưa nghĩ ra được nên dùng cách nào, và cũng chưa làm rõ ra được là kiếm được bao nhiêu thì xem là kiếm được tiền?

Làm kinh doanh, ai chẳng muốn nhanh chóng tạo ra được lợi nhuận, ai chẳng mê "tốc độ".

Nhưng họ không họ không biết rằng tốc và độ có mối quan hệ biện chứng với nhau:

Có tốc mất độ là mất kiểm soát, có độ mất tốc là mất đi chỗ dựa.

Tốc độ sẽ giúp che đậy những thiếu sót trong quản lý và giúp thành công nhanh chóng, nhưng nó không thể che đậy sai lầm của định hướng chiến lược.

Vì vậy, suy cho cùng, tất cả đều chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Khởi nghiệp 83 ngày, từ bắt đầu cho tới thất bại, tôi rút ra được 3 bài học xương máu - Ảnh 5.

Lời kết:

Xiaobo Wu, một chuyện gia trong lĩnh vực tài chính từng tổng kết mô thức khởi nghiệp khái quát như sau:

Một là dựa vào dũng khí, dám phá vỡ mô hình kinh doanh ban đầu, chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến, chẳng hạn như Meituan (một trang web mua hàng của tập đoàn Trung Quốc cho các dịch vụ giao thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ bán lẻ được tìm thấy tại địa phương).

Hai là dựa vào lượt theo dõi khổng lồ, chẳng hạn như New Oriental (nhà cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân tại Trung Quốc), chiếm lĩnh thị trường với lợi thế quy mô.

Ba là dựa vào việc đốt tiền ở quy mô lớn, chẳng hạn như Uber, dùng các chính sách phúc lợi để lung lạc lòng người, giữ chân khách hàng.

Chỉ cần sở hữu được 3 điểm trên, bạn có thể hoàn thành được một mô hình khởi nghiệp hoàn hảo.

Nhưng hiện tại, mô hình này đang dần bị phế bỏ, bởi lẽ chẳng có ai dám vỗ ngực và lớn tiếng nói:

Cứ cho tôi tiền, tôi sẽ giúp bạn tạo ra một Meituan hay Uber khác.

Và đây có lẽ cũng chính là vẻ đẹp của kinh doanh và khởi nghiệp, luôn đầy rẫy những bất trắc, không biết thu hoạch ở đâu, cũng chẳng biết giữa thành công hay điều ngoài ý muốn, cái nào sẽ tới trước.

Hi vọng bài viết này sẽ có ích một phần nào đó cho những doanh nhân đang muốn tìm ra con đường riêng cho chính mình.

Alexx

Cùng chuyên mục
XEM