Khổ như khách của Hermès tại Hàn: Cắn răng chi tiền mua bát đĩa và sổ tay tồn kho thì mới có được đặc ân sắm túi

30/12/2021 09:45 AM | Xã hội

Chiêu trò "bòn tiền" khách hàng của Hermès cũng không chừa các tín đồ tại Hàn Quốc.

"Tôi vừa mới mua khoảng 60 triệu won (khoảng 1,1 tỷ đồng) tiền đồ Hermès, tôi còn phải bỏ thêm bao nhiêu tiền nữa thì mới được 'diện kiến' chiếc túi Kelly ở cửa hàng đây?".

Vào dịp cuối năm bận rộn, câu hỏi trên đã khiến nhiều người phải bận tâm trên diễn đàn thông tin đồ xa xỉ thu hút hơn 500.000 lượt người theo dõi tại Hàn Quốc. Nội dung câu hỏi xoay quanh những mặt hàng được các tín đồ hàng hiệu tại xứ sở kim chi gọi là "performance items", và chúng liên quan trực tiếp đến nhà mốt xa xỉ nước Pháp - Hermès.

Cắt nghĩa từ lóng "performance items" thì có thể hiểu rằng, đây chính là các món đồ "hoa lá cành", không quá đình đám của Hermès mà người săn túi hiệu phải mua, thì mới có cơ hội sắm được những chiếc túi kinh điển như là Birkin hay Kelly.

Khổ như khách của Hermès tại Hàn: Cắn răng chi tiền mua bát đĩa và sổ tay tồn kho thì mới có được đặc ân sắm túi - Ảnh 1.

Túi Birkin hay Kelly đều là những xa xỉ phẩm đắt đỏ, và có giá dao động từ 20 triệu won (khoảng 400 triệu đồng) cho đến 100 triệu won (khoảng 1,9 tỷ đồng), tùy thuộc vào loại da, màu sắc, và kích cỡ. Thường thì, Hermès chỉ mang đến cơ hội mua sắm những thiết kế túi xách lừng danh của hãng, cho những ai đã bỏ ra từ 40 triệu won cho đến 100 triệu won để rinh về các items "hoa lá cành" như là: sổ tay Hermès, chăn Hermès, đồ gốm sứ, trang sức, hay thậm chí là những chiếc giỏ mây… Và hầu hết thì đều là những món đồ chưa thực sự cần thiết, thậm chí là thừa thãi, và không được người yêu thời trang khao khát. Tuy nhiên, khách hàng vẫn "cắn răng" để mua, nhằm gây ấn tượng với nhân viên cửa hàng.

Và dường như, điều này cũng đồng nghĩa rằng, có tiền chưa chắc đã mua được chiếc túi hiệu Hermès mà bạn yêu thích.

Khổ như khách của Hermès tại Hàn: Cắn răng chi tiền mua bát đĩa và sổ tay tồn kho thì mới có được đặc ân sắm túi - Ảnh 2.
Khổ như khách của Hermès tại Hàn: Cắn răng chi tiền mua bát đĩa và sổ tay tồn kho thì mới có được đặc ân sắm túi - Ảnh 3.

Tại sao lại có sự vô lý như vậy?

Cứ vào khoảng cuối năm, sự điên cuồng mua sắm và tích trữ đồ "hoa lá cành" của Hermès lại càng tăng cao, do Hermès nổi tiếng là thường tăng giá vào tháng 1 hàng năm. Hiện tượng mua những items nho nhỏ của Hermès còn dâng cao hơn nữa do những cửa hàng nội địa trở thành nơi cung cấp mặt hàng duy nhất, vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Một người làm trong ngành thời trang xa xỉ cho biết: "Bởi nguồn cung của sản phẩm khan hiếm tới mức, khách hàng không thể mua được thứ họ muốn, ngay cả khi xếp hàng từ sáng sớm. Vậy nên, họ vẫn cam chịu dù có nhiều yêu cầu vô lý từ phía các thương hiệu xa xỉ".

Khổ như khách của Hermès tại Hàn: Cắn răng chi tiền mua bát đĩa và sổ tay tồn kho thì mới có được đặc ân sắm túi - Ảnh 4.

Trước tin đồn rằng Hermès sẽ tăng giá vào đầu tháng sau (tức tháng 1/2022), và các cửa hàng Hermès tại Hàn Quốc đã nhộn nhịp nửa cuối tháng 12/2021, Park Mi Kyung (32 tuổi) - người đã lên kế hoạch để mua túi Kelly trong suốt một năm qua cho hay: "Gần đây, tôi đến một store và thấy kệ hàng đã trống trơn. Vào đoạn cuối tháng 12, tôi nghe nói rằng, rất nhiều món đồ của Hermès đã cháy hàng, bao gồm cả những món lỉnh kỉnh".

Được biết rằng, trung tâm khách hàng của Hermès liên tiếp nhận được những câu hỏi về khả năng sở hữu túi xách xa xỉ và tỷ lệ tăng giá. Bởi vì sản phẩm thường cháy hàng rất nhanh, việc mua bán túi xách thay đổi chóng mặt và thường xuyên update. Đây chính là lý do, trong cộng đồng những người yêu thích đồ hiệu, việc chia sẻ thông tin diễn ra vô cùng sôi nổi.

Vậy có cách nào "lách luật" để mua được túi Hermès?

Câu hỏi: "Làm thế nào để có cơ hội sắm túi Kelly hoặc Birkin" khiến nhiều người đau đáu, nhưng không phải là không có câu trả lời. Một số người đã đưa ra lời khuyên dựa trên kinh nghiệm cá nhân như là: "Bạn cần phải đến cửa hàng khoảng 2 - 3 lần/tuần để mua thứ gì đó trị giá hàng chục ngàn won cho đến triệu won nhằm được chú ý". Cũng có một bình luận khác mách nước rằng: "Cần thường xuyên mua bát đĩa hoặc sổ tay tồn kho để 'lấy lòng' nhân viên bán hàng". Và còn có một lời khuyên xương máu mà các tín đồ cần ghi nhớ: "Nếu bạn mua một item rồi trả lại, cơ hội mua sắm của bạn sẽ giảm đáng kể", hay nói một cách khác là dễ mất điểm trong mắt nhân viên của Hermès.

Khổ như khách của Hermès tại Hàn: Cắn răng chi tiền mua bát đĩa và sổ tay tồn kho thì mới có được đặc ân sắm túi - Ảnh 5.

Tạm kết

Hermès có xu hướng tăng giá 1 - 2 đợt/năm trước đại dịch Covid-19, và sau đó thì lên tới 3 đợt/năm hoặc hơn. Tình trạng tăng giá này được dự đoán là sẽ tiếp diễn trong năm tới, tức là 2022. Tuy nhiên, ngay cả khi giá cả đồ xa xỉ leo thang, sức tiêu thụ cũng không hề có dấu hiệu giảm nhiệt. Theo báo cáo của Hermès Hàn Quốc, doanh thu ở thị trường nội địa đã đạt khoảng 419,1 tỷ won vào năm ngoái, tăng 15,9% so với năm trước đó.

Nguồn: Hankyung

Theo OLIVE

Từ khóa:  Hermes
Cùng chuyên mục
XEM