Khi "sóng thần" ập đến thiên đường

07/04/2016 19:42 PM | Kinh doanh

Trong bối cảnh kêu gọi thắt chặt quản lý quần đảo Virgin gia tăng, tương lai cho những “công ty giấy” đang bị đe dọa. Hàng thập kỷ qua, nơi đây đã âm thầm làm nhiệm vụ bôi trơn cho bánh xe tài chính toàn cầu.

Quần đảo Virgin - vốn ít người biết đến - bỗng nhiên xuất hiện trên hầu khắp các trang báo toàn thế giới khi cả thế giới say sưa nói về vụ rò rỉ thông tin khổng lồ liên quan đến giao dịch tài chính của những người giàu có bậc nhất trên thế giới.

Đó là sợi dây liên kết quan trọng trong dòng chảy tiền tệ toàn cầu và là địa chỉ hợp pháp cho vô số quỹ đầu tư. Ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương, thủ tướng David Cameron đang bị chi trích nặng nề.

Việc ông Cameron đã giúp cha mình – ông Ian, vốn là một nhà môi giới chứng khoán và quản lý đầu tư - thành lập một công ty tại quần đảo Virgin mặc dù không vi phạm pháp luật nhưng đó là một nỗi hổ thẹn trên trường chính trị cho bản thân ông Cameron – người đi đầu ngọn cờ đấu tranh trốn thuế trên toàn cầu.

Trong bối cảnh kêu gọi thắt chặt quản lý quần đảo Virgin (BVI) gia tăng, tương lai cho những “công ty giấy” đang bị đe dọa. Hàng thập kỷ qua, nơi đây đã âm thầm làm nhiệm vụ bôi trơn cho bánh xe tài chính toàn cầu. Hơn một nửa số công ty bị điểm mặt chỉ tên trên báo cáo điều tra của International Consortium được cho là thành lập tại quần đảo Virgin.

Tuy nhiên, “hồ sơ Panama” mới chỉ bắt đầu dậy sóng. Rất nhiều nhân vật tiếng tăm trên toàn thế giới đều liên quan đến vụ việc này. Đảng Lao động Anh đang kêu gọi tiến hành thanh tra độc lập trách nhiệm nộp thuế của người dân Anh bao gồm cả gia đình ông Cameron.

Với tỷ trọng dịch vụ tài chính chiếm quá 1 nửa nền kinh tế, với tổng dân số 28.000 người, Panama hoạt động bên ngoài bộ luật tài chính và thuế của Anh. Corbyn – lãnh đạo đảng Lao động Anh đang kêu gọi thực thi luật trực tiếp, đạo luật sẽ chấm dứt tình trạng đặc quyền lãnh thổ tại BVI.

Sau hàng thế kỷ chịu sự cai trị của Anh, năm 1960 BVI giành được độc lập. Cho đến những năm 1970, khi ngành dịch vụ tài chính bắt đầu phôi thai, quần đảo vẫn chỉ là một nền kinh tế nông thôn nghèo nàn lạc hậu. Ngành dịch vụ tài chính đã giúp BVI cất cánh trong bối cảnh năm 1991, khi Mỹ tiến hành xâm lược Panama khiến các công ty tài chính nước ngoài cần tìm nơi trú ẩn tạm thời.

Trên thực tế, ông Cameron đã nỗ lực hơn bất cứ chính quyền đương nhiệm nào khác trong công cuộc đẩy lùi gian lận thuế. Năm 2015, chính phủ Anh đã thông qua đạo luật cấm cổ phiếu vô danh – một hình thức đầu tư giữ kín danh tính nhà đầu tư. Trong tháng này một đạo luật bắt đầu có hiệu lực về việc đăng ký công khai chủ sở hữu lợi nhuận của công ty.

Tháng 11/2014, Cameron có trao đổi thư tới các vùng lãnh thổ tại nước ngoài, trong đó ông khuyến khích chấp hành luật sở hữu lợi nhuận. Tuy nhiên, những người nhận thư đã lờ đi. Dưới sức ép của ông Cameron, người đứng đầu BVI là ông Orlando Smith đã chấp thuận vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, danh sách đăng ký này vốn có hiệu lực vào tháng 1 nhưng hiện nay vẫn chưa được công bố.

Ông Smith cũng thắt chặt luật lệ rửa tiền và yêu cầu các tổ chức tài chính giữ bản theo dõi về chủ sở hữu của các công ty tại BVI. Tuy nhiên, thông tin này cũng chưa được công bố.

BVI đã ký cam kết công ước của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển về giải quyết gian lận thuế. Theo công ước, BVI đồng ý trao đổi thông tin tài khoản tài chính với cơ quan thuế tại các nước khác. Theo báo cáo của ông Smith với quốc hội BVI, OECD chấp thuận BVI thực hiện "phần lớn phù hợp" với công ước, đồng thời chính phủ Anh đồng ý BVI không còn là một thiên đường thuế.

Năm 2009, BVI mất quyền kiểm soát hai hòn đảo Turks và Caicos sau một cuộc điều tra phát hiện tình trạng tham nhũng trên diện rộng. Năm 2012, Anh trao lại quyền kiểm soát cho BVI sau khi một cuộc tổng tuyển cử.

Cùng chuyên mục
XEM