Khi phú nhị đại Trung Quốc phô trương sự giàu có, "rich kid" Nhật bản có cuộc sống như thế nào?
Cùng sinh ra ở những gia đình tỷ đô, sở hữu những khối tài sản khổng lồ nhưng lối sống của con nhà giàu Nhật Bản và Trung Quốc là khác biệt hoàn toàn.
Phú nhị đại Trung Quốc phô trương tài sản, khoe cuộc sống giàu sang
Trong những năm gần đây, từ khóa "phú nhị đại" trở nên nổi bật. Tầng lớp phú nhị đại là đề tài khai thác dường như bất tận của báo chí. Điển hình là thiếu gia Vương Tư Thông, con trai tỷ phú Vương Kiện Lâm với cuộc sống ăn chơi xa hoa.
Thiếu gia Vương Tư Thông, con trai tỷ phú Vương Kiện Lâm, Trung Quốc, nổi tiếng là một "phú nhị đại" ăn chơi, tiêu tiền như nước.
Vương Tư Thông là con trai duy nhất của tỷ phú Vương Kiện Lâm. Theo kết quả tìm kiếm trên mạng internet của Trung Quốc, Vương Tư Thông là Chủ tịch của Beijing Pusi Investment và giám đốc của Tập đoàn đoàn đa quốc gia Wanda Group. Tỷ phú Vương Tư Thông đã bỏ ra 500 triệu nhân dân tệ để con trai thành lập quỹ đầu tư, thua lỗ hay thắng lợi cũng không quan trọng.
Từ nhỏ Vương Tư Thông đã được cha đưa ra nước ngoài học tập. Trên tài khoản mạng xã hội Weibo của Vương Tư Thông, người ta thấy rất ít nội dung về thị trường, kinh doanh. Hầu hết các bài đăng đều là những nội dung tùy ý phát biểu, vui cười, trào phúng.
Vương Tư Thông từng làm mưa làm gió trên mạng xã hội Weibo Trung Quốc khi chi tiền mua 2 chiếc đồng hồ Apple Watch mạ vàng và hàng chục chiếc Iphone cho chó cưng tên là Khả Khả. Một bữa tiệc sinh nhật ở quán bar, Vương Tư Thông có thể chi tới hơn 8,5 tỷ đồng…
Mặc dù mê chơi, nhưng Vương Tư Thông cũng có khả năng kiếm tiến rất giỏi. Anh tận dụng những điều đã học được khi học tập ở nước ngoài để đầu tư, mở phòng khám rồi bệnh viện đa khoa… thu về lợi nhuận không nhỏ. Thiếu gia của tỷ phú Vương Kiện Lâm từng tuyên bố: "Con người phải biết tận dụng lợi thế của mình. Lợi thế của tôi là tiền".
Năm 2015, ông Vương Kiện Lâm là tỉ phú giàu nhất Trung Quốc thì con trai ông cũng góp mặt với tổng tài sản hơn 4 tỉ tệ.
Bên cạnh Vương Tư Thông, rất nhiều tên tuổi của các cậu ấm cô chiêu con nhà siêu giàu Trung Quốc trở nên "hot" trên mạng xã hội, gắn liền với những buổi tiệc xa hoa, những siêu xe giá trên 1 triệu USD, những chuyến du lịch siêu đắt đỏ… Tờ Bloomberg mô tả, họ là "những đứa trẻ giàu có bị ghét nhất Trung Quốc" khi không ngần ngại khoe khoang, phô trương tài sản.
Sinh ra đã "ngậm thìa vàng", sự khoe khoang giàu có của thế hệ phú nhị đại Trung Quốc dường như là cái gai trong mắt đại đa số người dân. Tuy nhiên, không phải tất cả các phú nhị đại đều chỉ hứng thú với việc "đốt tiền". Trên thực tế, nhiều tiểu thư, thiếu gia con nhà siêu giàu có trình độ học vấn cao, có nhiều trải nghiệm vì thường xuyên đi du lịch và thấm nhuần cách thức kinh doanh, được mở mang kiến thức từ nước ngoài. Những điều này đã "thôi thúc" một số người tận dụng những lợi thế của họ một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
"Rich kid" của các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản thì ngược lại...
Nhắc tới Nhật Bản, ai cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu nổi tiếng như Uniqlo, Softbank, Sony… Nhưng nếu bạn hỏi người Nhật về những đứa con của tỷ phú Masayoshi Son - là nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn SoftBank thì chắc khó có người trả lời được. Kết quả tìm kiếm trên internet cũng rất ít thông tin về con cái của vị tỉ phú nổi tiếng này.
Tỷ phú Masayoshi Son - là nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn SoftBank.
Tadashi Yanai, 71 tuổi là người sáng lập Uniqlo. Tính tới tháng 5/2020, ông được xếp hạng 41 trong danh sách người giàu nhất thế giới của Forbes và là người giàu nhất Nhật Bản với giá trị tài sản ước tính 24,3 tỷ USD. Nhưng thực tế, rất ít người biết con cái của ông ra sao.
Người sáng lập Uniqlo lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới nhưng ít ai thực sự biết con cái của ông đang làm gì? (Nguồn ảnh: Christopher Jue / Getty Images).
Theo kết quả tìm kiếm trên Yahoo.com của Nhật Bản, tỷ phú Masayoshi có 2 người con gái và không có bất kỳ thông tin hay ảnh gì thêm. Về con cái cái doanh nhân Tadashi Yanai, kết quả tìm kiếm có 4 tin tức: Con trai cả của ông Tadashi Yanai là Kazumi Yanai, sau khi tốt nghiệp đại học thì đang làm việc cho Goldman Sachs. Ông mới gia nhập Uniqlo cách đây vài năm và đang giữ chức chủ tịch của một công ty con. Con trai thứ 2 là Koji Yanai, từng làm việc cho Tập đoàn Mitsubishi, cũng mới gia nhập Uniqlo cách đây vài năm và chịu trách nhiệm về mảng quảng cáo.
Bàn về hiện tượng này, biên tập viên của Tạp chí Kinh tế Nhật Bản Toyo Keizai, ông Moriuchi cho biết: Nguyên nhân có lẽ rất đơn giản. Dù là Soft Bạn hay Uniqlo, những người sáng lập như Masayoshi Son hay Tadashi Yanai thành công không chỉ nhờ năng lực kinh doanh tốt thì còn các yếu tố toàn diễn khác như sự hỗ trợ của các cổ đông, những nhân viên và khách hàng của họ. Vì vậy, mặc dù nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ, nhưng Son Masayosho và Tadashi Yanai không thể thành công nếu chỉ có một mình. Nói cách khác, công ty không phải "tài sản cá nhân" của người sáng lập mà "thuộc sở hữu của tất cả mọi người". Vì vậy, những thành viên trong gia đình của người sáng lập cũng tuyệt đối không lấy cờ hiệu, danh tiếng của công ty để gắn mác gia tộc, phô trương khắp nơi.
Nếu con cái của tỷ phú Masayosho Son khoe khoang tài sản gia đình, cá nhân thì sẽ gây ra 2 vấn đề lớn: Thứ nhất, hành vi bồng bột của con cái sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng của người cha, thậm chí khiến việc kinh doanh của công ty gặp vấn đề. Thứ 2, con cái của những người giàu ở Nhật Bản khoe khoang tài sản của cá nhân, gia đình sẽ trở thành "kẻ thù của xã hội". Bởi ở Nhật Bản, nếu bạn khoe khoang sự giàu có, tiền bạc không do bản than lao động làm ra, dưới góc độ đạo đức sẽ bị coi là thuộc hàng "câu ấm cô chiêu thấp kém nhất".
Nếu muốn con cái trở thành người kế nghiệp, những người đứng đầu tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản sẽ phải dùng phương pháp dạy con như những nhà tu hành khổ hạnh. Nghĩa là để con cái tự lập, xây dựng bản thân vững vàng trước khi tiếp quản sự nghiệp của cha mẹ. Đó là câu chuyện của chủ tịch Tập đoàn ô tô Toyota, Akio Toyoda.
Akio Toyoda là cháu trai cả đời thứ tư của người sáng lập Toyota Kiichiro Toyota. Ông tốt nghiệp trường Đại học Keio nổi tiếng của Nhật Bản, sau đó học thạc sĩ ở trường Đại học Babson, Mỹ. Ông làm việc cho ngân hàng đầu tư Liên bang tại Mỹ 2 năm, tìm hiểu về các công ty Mỹ và phương thức vận hành vốn của Mỹ.
Năm 1984, khi 27 tuổi và có kinh nghiệm làm việc nhất định, ông Akio mới gia nhập Tập đoàn ô tô Toyota của gia đình. Cũng giống như bao người khác, ông phải làm hồ sơ xin việc, nộp cho bộ phân nhân sự của công ty (toàn bộ lý lịch gia đình được giấu kín).
Là hậu duệ của người sáng lập Tập đoàn Toyota nhưng ông Akio Toyoda sống giản dị và nỗ lực làm việc bằng chính năng lực của bản thân.
Trải qua vòng thi viết, phỏng vấn trực tiếp, cuối cùng ông Akio cũng được tuyển dụng và phân công đến một chi nhánh nhỏ chỉ có 5 nhân viên, làm đại lý bán xe trong vòng 3 năm. Khi bắt đầu công việc, cha của ông Akio đã nói rằng: "Kể từ nay, con chỉ là một nhân viên bình thường của công ty, sẽ không có sự đối xử đặc biệt nào". Người quản lý chi nhánh không biết danh tính thực sự của Akio, chỉ thấy rằng ông luôn duy trì vị trí bán hàng số 1 của chi nhánh.
Sau 3 năm ròng rã. Akio Toyada đã hiểu rõ về sản phẩm của hãng cũng như nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, cách vận hành của từng bộ phận trong công ty Toyota. Sau đó, ông tiếp tục làm việc ở nhà máy sản xuất, cũng từng bị khiển trách, cách chức, rồi lại tiếp tục làm việc chăm chỉ. Cuối cùng, ông trở thành phó giám đốc xưởng nhờ chính năng lực của bản thân chứ không phải thân phận "người nhà Chủ tịch".
Sau này, ông Akio là người đầu tiên mở cửa thị trường Mỹ của hãng Toyota và trở thành Giám đốc bán hàng ở Mỹ. Năm 2000, ông trở thành giám đốc của Toyota Motor Corporration sau 16 năm gia nhập công ty. Đến năm 2009, ông chính thức trở thành Chủ tịch Tập đoàn Toyota khi 52 tuổi.
Trong cuộc sống thường ngày, ông Akio Toyoda thường rất giản dị. Khi mời bạn bè đi ăn tối, ông thường chỉ chọn những nhà hàng thông thường, uống bia với vài xiên Yakitori, sống theo phong cách cổ cồn trắng "bình dân", không phô trương. Sở thích duy nhất của ông Akio là lái xe hơi.
Theo Secret China