Khi giới trẻ không còn tôn sùng vẻ đẹp hoàn mĩ, ngày "thiên thần" Victoria's Secret gãy cánh sẽ không còn xa

23/04/2016 09:32 AM | Kinh doanh

Theo chuyên gia phân tích Nikki Baird "Ngôi vương" của Victoria's Secret đang bị đe dọa bởi 4 nguyên nhân cốt yếu sau đây.

Victoria's Secret hiện là một thương hiệu đồ lót nổi tiếng trên thị trường, với doanh số bán hàng hơn 6 tỉ đô la trong năm qua. Nhưng theo một số chuyên gia phân tích có thể sự bùng nổ của thương hiệu này sẽ sớm đến hồi kết, mà nguyên nhân quan trọng là sự thay đổi quan điểm từ giới trẻ những người đang phát sốt vì những mẫu đồ lót hấp dẫn này.

Chuyên gia phân tích Nikki Baird của hãng RSR gần đây viết trên tạp chí Forbes rằng “Victoria 's Secret có thể biến mất” khi có một thương hiệu mới dành cho giới trẻ xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường. Điều này đã xảy ra với những thương hiệu lâu đời như Abercrombie & Fitch, một thương hiệu đang làm mọi cách để vực dậy doanh số của mình.

Baird cũng cho rằng các nhà bán lẻ đang cố gắng chạy theo để phục vụ giới trẻ, nhưng thực sự đó là điều vô cùng khó đoán. Sở thích hay quan điểm của khách hàng trẻ vốn không nhất quán và rất dễ thay đổi theo xu hướng. Bên cạnh đó Braid cũng đưa ra những lý do tại sao giới trẻ có thể sẽ quay lưng với Victoria’s Secret.

Giới trẻ không thích mang logo trên người, trong khi đó logo của Victoria 's Secret lại hiện diện trên mọi sản phẩm.

Hiện nay để chiều theo xu hướng của giới trẻ Abercrombie & Fitch đã làm việc tích cực để loại bỏ những logo gây khó chịu cho khách hàng của mình. Đây là nỗ lực được đánh giá cao nhằm vực dậy thương hiệu của hãng. Kết quả là những logo vẫn còn nhưng đã ít đi rất nhiều so với trước đây.

Đối với Victoria 's Secret, sản phẩm của họ chủ yếu là đồ lót nên việc có logo hay không là không thành vấn đề. Ngoài ra việc bỏ đi logo có thể làm giảm giá thành và chi phí.

Sức hút của những “thiên thần” có thể sẽ mất đi

Nói tới Victoria 's Secret, là nói tới hình ảnh của những cô người mẫu “thiên thần” dáng chuẩn, khoác trên mình những bộ đồ lót gợi cảm và tuyệt đẹp. Tuy nhiên vẻ đẹp từng cen-ti-mét không phải là vẻ đẹp đại diện cho tất cả nữ giới.

Đây là một vấn đề gây rắc rối cho hãng nhiều năm nay mà chưa được giải quyết triệt để. Ngày càng nhiều người nói không với chủ nghĩa ăn kiêng và tẩy chay những người theo khuynh hướng quá teo tóp.

Trong khi đó các cô người mẫu của hãng lại đang đi ngược xu hướng đó. Với những người mẫu như vậy thì định vị thương hiệu của hãng chăm chăm vào những mẫu người lý tưởng chứ không dành cho những người “dưới chuẩn” đó. Giới trẻ thực sự không thích điều này.

Gần đây nhất một chiến dịch với tên gọi “thân hình hoàn hảo” đã gặp phải rất nhiều sự phản ứng tiêu cực của giới trẻ, đến nỗi các cửa hàng đã phải ngưng quảng bá cho chiến dịch này.

Một tư tưởng về cái đẹp mới bắt đầu được hình thành

Đối lập với chiến dịch “thân hình hoàn hảo” của Victoria's Secret, Lane Bryant một nhãn hiệu đồ lót đã xây dựng một cho mình một chiến lược rất khác biệt với tiêu chí “Tôi không phải là một thiên thần”.

Đây là một đòn đánh trực diện nhằm vào phương châm kinh doanh của Victoria 's Secret, nhưng nó lại giành được rất nhiều sự ủng hộ của giới nữ những người không muốn phải ra sức luyện tập để mặc được bộ đồ nóng bỏng của Victoria 's Secret.

Thương hiệu mới này đã chứng minh một thực tế rằng vẻ đẹp không phải lúc nào cũng cần là thứ gì đó quá hoàn mĩ, nó có thể đến theo nhiều cách nhằm tôn vinh phụ nữ chứ không chỉ gói gọn ở số đo của các vòng. Cùng với chiến dịch này là cô người mẫu Ashley Graham đã dần trở thành người mẫu béo được quan tâm nhất trong lịch sử kinh doanh đồ lót.

Hình ảnh của cô xuất hiện tràn ngập trên các tạp chí áo tắm với một cơ thể ngoại cỡ so với các hình ảnh người mẫu áo tắm trước đây, với sự cổ vũ này ngày càng nhiều khách hàng đã gỡ bỏ được sự tự ti của mình để thể hiện vẻ đẹp “không size”. Một tư tưởng về cái đẹp mới bắt đầu được hình thành.

Nhưng đối với Victoria 's Secret thì sao, hình ảnh những cô người mẫu dáng chuẩn đã gắn liền với họ trong suốt lịch sử phát triển của hãng, nhờ hướng đi này mà họ đã có được thành công như ngày hôm nay.

Chỉ quan tâm tới doanh số bán hàng và “thiên thần” mà quên đi trách nhiệm với nữ giới và xã hội

Giới trẻ những người luôn ủng cho một tư tưởng giá trị xác thực gắn liền với đời sống chứ không phải những lời nói khoe khoang sáo rỗng, đấy là lý do vì sao hãng giầy Toms lại có sức hút lớn đến như vậy.

Với phương châm mỗi đôi giầy bán ra sẽ có một chiếc cặp cho trẻ em đến trường, chiến dịch này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ khắp nơi góp phần làm nên thương hiệu Toms như ngày hôm nay.

Ngay cả Abercrombie & Fitch cũng đưa ra chiến dịch chống bạo hành vào chiến dịch bán hàng của mình. Nhưng theo Baird thì Victoria's Secret lại không có bất kì một chiến dịch nào thể hiện sự quan tâm của mình đến đời sống xã hội. Họ chỉ chăm chăm vào những cô người mẫu, những hình ảnh nóng bỏng để phục vụ việc tăng doanh số mà quên đi trách nhiệm công ty với xã hội.

Braid cũng chỉ ra rằng một thương hiệu nếu muốn tồn tại trong thời đạn hiện nay luôn phải gắn mình vào một trách nhiệm xã hội nào đó, như với Victoria 's Secret thì đấu tranh chống ung thư vú và sự an toàn của phụ nữ tại các trường đại học là có thể chấp nhận được. Nhưng hiện tại thì chưa có một chiến dịch nào nổi bật.

Một đế chế được xây dựng tồn tại và phát triển cốt lõi nhất vẫn là khách hàng. Vì thế nếu muốn níu chân những khách hàng ngày càng khó tính và đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt thì Victoria ‘s Secret cần phải có những bước đi mới phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM