Khi bạn nghèo, mọi người sẽ lật bài ngửa với bạn: Nghèo là một cái tội, còn vừa nghèo vừa lười lại là một đại họa
Nghèo đói không phải là một tội lỗi. Mà cái tội ở đây là biết mình nghèo, mình khổ cực đấy nhưng lại tự trấn an mình, không thèm cố gắng phấn đấu, bỏ mặc tất cả rồi lại nghĩ người khác thay đổi thái độ là vì mình nghèo. Đây là hiện trạng trong xã hội.
01
Một cô gái ở Bắc Kinh gần đây có một sự thay đổi ngoạn mục. Cô ấy vừa mới sinh con được hơn một năm liền thay đổi công việc mới và cuộc đời cô sẽ bước sang trang mới, nhưng cũng chính lúc này, cô lại phát hiện chồng mình đang nhắn tin thân mật với một cô gái khác.
Cô gái này luôn là trụ cột của gia đình. Cô ấy từng có mức lương hàng tháng hơn 30 triệu đồng. Bây giờ cô ấy vừa được tăng lương, gần 60 triệu đồng, còn tiền lương hàng tháng của chồng cô ấy vẫn đứng yên, lương tháng của anh thậm chí còn không được 15 triệu đồng nữa.
Anh ấy đã không nghĩ về chuyện thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Sau khi làm việc ở công ty, anh ấy về nhà và nằm ườn trên ghế sofa, chơi game hay coi video. Anh ấy khá lười biếng, không bao giờ phụ giúp vợ việc nhà. Nhìn đám bạn đại học mới ra trường đã có việc làm ổn định, lương tăng đến ngàn đô, người thăng chức quản lý... anh không ngừng than thở. Vào dịp nghỉ lễ, họ không cần phải xếp hàng chen chúc tranh giành vé du lịch mà vé đã được đặt sẵn từ vài tháng, chỉ chờ họ xách hành lý và lên máy bay thôi . Nhìn ai cũng giàu có, anh tự an ủi bản thân rằng đi du lịch chán rồi cũng về, mình ở nhà cho khỏe, cũng vui mà.
Nhìn hai người họ, người khác không khỏi thắc mắc tại sao lại có sự khác biệt đến vậy. Người đàn ông nghèo, còn cô vợ tương đối giàu có, tiền mua xe và nhà là cô bỏ ra, sau khi sinh con, tiền trông con, tiền sữa, tiền tã… cũng một tay cô gánh. Cô không mở miệng oán than nhưng cuối cùng, người đàn ông dựa dẫm vào vợ mình không chỉ lười biếng mà còn bắt đầu làm ầm lên. Cô gái đã đưa ra một quyết định đau đớn đó là để người đàn ông đó biến đi.
Khi cô đưa đơn ly hôn, người đàn ông nổi điên: "Em bỏ anh vì anh nghèo à? Hóa ra em chỉ yêu tiền thôi." "Em rời xa anh, không phải vì anh nghèo, mà vì anh vốn đã nghèo nhưng vẫn không chăm chỉ làm ăn."
Nghèo đói không phải là một tội lỗi. Mà cái tội ở đây là biết mình nghèo, mình khổ cực đấy nhưng lại tự trấn an mình, không thèm cố gắng phấn đấu, bỏ mặc tất cả rồi lại nghĩ người khác thay đổi thái độ là vì mình nghèo. Đây là hiện trạng trong xã hội.
Không biết từ khi nào nghèo đói đã trở thành một lá chắn xấu, là lời ngụy biện hoàn hảo cho cuộc sống của một số người.
Tôi không thể tìm bạn gái vì tôi nghèo.
Tôi không có được nhiều mối quan hệ vì tôi nghèo.
Tôi chịu áp lực vì tôi nghèo.
Tôi thất nghiệp vì tôi nghèo.
Tôi không thể thực hiện ước mơ của mình vì tôi nghèo.
Bản chất của cuộc sống trước tiên là lo cho được vấn đề cơm, áo, gạo, tiền trước đã và sau đó mới tới giấc mơ. Nếu bạn không có đầy đủ thực phẩm và quần áo, giấc mơ của bạn chỉ có thể là xa xỉ.
02
Để viết một cuốn sách về trải nghiệm cuộc sống, tác giả có những quyển sách bán chạy nhất của Mỹ Barbara Allenrick đã chọn sáu nơi để làm việc, ở các thành phố khác nhau. Để đảm bảo việc cô ấy thực sự có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, cô ấy giấu danh tính của mình và cắt đứt liên lạc với bạn bè và quá khứ của mình, bắt đầu với khoản tiết kiệm 1.000 đô la.
Ở những khu vực này, một người bình thường không có học vấn có thể tìm thấy mức lương chung từ 6 đến 7 đô la Mỹ, tám giờ một ngày, nghĩa là một ngày họ có thể kiếm khoảng 50 đô la, 25 ngày trong một tháng là 1.250 đô la.
Nhưng nếu bạn muốn nhà gần chỗ làm, bạn thường sẽ phải trả hơn 600 đô la, điều đó buộc một người kiếm được hơn 1.000 đô la mỗi tháng.
Vì vậy, cô đã phải thuê một ngôi nhà cách nơi làm việc hàng chục km, cô phải tiêu bốn hoặc năm trăm đô la thực phẩm và xăng dầu mỗi tháng. Nếu theo tiêu chuẩn này, cô chỉ mua được một món ăn nhẹ không có dinh dưỡng. Cô đã thay đổi sáu công việc, bán hàng, dịch vụ,... nhưng kết thúc là như nhau: Cô thấy mình rơi vào tình huống khó xử:
Bởi vì cô không có tiền, nên cô phải sống ở một nơi xa xôi;
Bởi vì cô sống ở một nơi xa xôi, nên cô phải dành nhiều thời gian đi đường;
Bởi vì cô ấy dành nhiều thời gian đi đường, nên cô ấy dành ngày càng ít thời gian để cải thiện bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn;
Để đối phó với chi phí sinh hoạt, cô phải mất thêm nhiều giờ làm việc hoặc làm việc bán thời gian;
Vì dành quá nhiều thời gian để làm tất cả các công việc nặng nhọc, cô dần trở thành một cỗ máy làm việc, không thể làm gì khác và mất khả năng suy nghĩ về tương lai cho đến khi cô chịu không nổi và phát bực vì làm nhiều lại chẳng dư dả bao nhiêu.
Sau đó, cô thay đổi đến một nơi và đi đến chu kỳ tiếp theo.
Cô viết trong cuốn sách: Một sự thật nực cười là những người này đang làm dịch vụ tại Wal-Mart lại không đủ khả năng bán hàng hóa tại Wal-Mart.
Nếu bạn nghèo trong một thời gian dài, thì bạn sẽ có cái nhìn "thiển cận" trong nhiều sự việc.
Cuốn sách "Sự khan hiếm" giải thích vấn đề này thông qua nghiên cứu tâm lý:
Người nghèo luôn chứa đầy suy nghĩ về tình hình tài chính của riêng họ, chỉ có thể chú ý đến nhu cầu trước mắt của họ, không thể quan tâm đến kế hoạch dài hạn, luôn làm những việc cấp bách nhưng không quan trọng, phải sống quá lâu như vậy, họ dần hình thành nên tầm nhìn và định kiến và cuối cùng là đi vào bế tắc.
03
Thực tế là thế này: Càng lớn tuổi, người khác sẽ không lượng thứ cho việc bạn nghèo.
Hơn một thập kỷ trước, lần đầu tiên tôi ra nước ngoài và đi làm việc ở Singapore. Singapore là một đất nước bận rộn và hiện đại. Mọi người làm việc chăm chỉ và toàn xã hội có một chung một điểm, đó là "sợ mất".
Nhưng vào thời điểm đó tôi rất ấn tượng, có một bức tranh khác, những người già đang bận rộn trong khu ẩm thực. Hầu hết trong số họ đã qua tuổi 60, nhưng họ không chùn bước, họ vẫn lau bàn trong khu ẩm thực, quét sàn, dọn và rửa bát đĩa,... để kiếm một mức lương ít ỏi.
Đằng sau sự bận rộn của họ, tôi luôn cảm thấy bức tranh ảm đạm. Lúc đầu, tôi nghĩ đó là một vấn đề phổ biến trong xã hội già cỗi của các nước phát triển. Người già cần có nhiều thời gian nghỉ hưu, họ ở nhà riêng hoặc đi du lịch... Nhưng số người cao tuổi như thế này thực sự rất ít. Hầu hết người cao tuổi được nghỉ hưu một cách tự nhiên khi đến tuổi, họ tận hưởng tuổi già bằng cách dựa vào số tiền họ đã bỏ ra khi còn trẻ, hoặc điều kiện vật chất thoải mái mà họ đã tạo ra để buôn bán nhỏ hoặc làm bất cứ nghề gì để kiếm thêm thu nhập.
Dì Thái là một ví dụ. Dì Thái và chồng thường không gặp hàng xóm trong mười ngày, nửa tháng. Một phần ba thời gian trong năm được hai vợ chồng dì dành để du lịch trên khắp thế giới. Ở nhà dì, luôn có ba hoặc năm người bạn tụ tập để uống trà, hoặc một nhóm chị em trò chuyện về các hoạt động giúp đỡ người khác, giúp cộng đồng.
Khi rảnh rỗi, dì Thái cũng sẽ đi chăm các cháu của mình cùng người giúp việc, nhìn chung, dì cũng rất nhàn nhã.
Có lần dì nói rằng một ông già 70 tuổi khác trong cùng tòa nhà đã bị thương ở khu ẩm thực và đang nằm trên giường bệnh. Nghe tin, dì đến thăm ông.
"Chúng tôi là hàng xóm. Khi anh ấy còn trẻ, anh ấy quá ham chơi. Anh ấy không kiếm được tiền. Bây giờ anh ấy đang già đi và ngay cả tiền dưỡng già cũng chẳng đủ sống." Cô vừa nói vừa lắc đầu và thở dài.
Thời gian quý giá nhất trong cuộc đời có lẽ là thời kỳ tuyệt vời của những năm 20 và 30 tuổi. Khi đó bạn còn trẻ, có thể khi ấy bạn mới bước ra đời, bạn nghèo nhưng bạn có sức khỏe, có đam mê và hoài bão lớn. Bạn có thể làm mọi thứ vì bạn còn trẻ. Tuy cực khổ và ít tiền nhưng bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm và từ đó, dần dần bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Khi bạn đang làm việc nhưng bạn còn nghèo thì bạn có thể tha thứ cho chính mình. Rốt cuộc, bạn cũng vừa chân ướt chân ráo bước vào xã hội. Nhưng nếu đến lần thứ ba rồi mà bạn vẫn nghèo, chỉ sợ rằng những người xung quanh bạn sẽ không có hy vọng lớn vào bạn.
Khi bạn kết hôn, rồi sẽ vào tuổi trung niên, bạn sẽ mang theo một vài gánh nặng: thế chấp, vay tiền mua xe, báo hiếu cha mẹ và giáo dục con cái. Thật tội nghiệp, bạn không đủ khả năng chi trả các khoảng đó vì bạn nghèo nên bạn có thể bị chà đạp, bị coi thường thậm chí là mất luôn mối quan hệ tốt đẹp bạn đã có.
04
Hãy tưởng tượng rằng hai người trẻ tuổi cũng đang tham gia vào công việc rửa chén đĩa. Một người là một công nhân lành nghề, anh ta an phận cứ ngày ngày rửa hết chén đĩa rồi ra về thì mãi mãi anh ta cũng chỉ là thợ rửa chén bát.
Một người khác cũng rửa chén như anh ta nhưng lại dùng tiền lương của mình để trang trải chi phí học tập, học các kỹ năng mới và sau đó từng bước đi lên và trở thành người quản lý cửa hàng rồi đến khi họ mở cửa hàng riêng, thay đổi cuộc đời và số phận.
Cùng làm việc như nhau, bạn có thể có một điểm kết thúc hoàn toàn khác thông qua công việc nỗ lực và đối mặt với khó khăn. Không ai sẽ chủ động làm bất cứ điều gì cho bạn. Kiến thức, cơ hội, học thức, tầm nhìn và thế giới quan là tất cả những nỗ lực của riêng bạn.
Nghèo không phải là khủng khiếp, già cũng chưa hẳn là điều đáng sợ vì ai mà chẳng phải già. Nhưng, điều đáng sợ thực sự là những nỗ lực của bạn không xứng đáng với số tuổi của bạn.
Nhà văn người Mỹ John Knights nói: "Bạn không thể chọn nơi bạn sinh ra, nhưng bạn có thể chọn cuộc sống của chính mình."
Để bản thân sống an phận, không thay đổi, trốn tránh trách nhiệm, bề ngoài dù trông rất thư thái, nhưng nó sẽ chỉ khiến bạn từ từ ngã xuống và sống theo kiểu người bạn từng ghét.
Thực tế không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, năm tháng lặng lẽ. Cuộc sống không phải là bạn nghèo từ khi còn trẻ và nó có thể tự nhiên chuyển sang tầng lớp trung lưu khi bạn ở tuổi trưởng thành. Muốn được như vậy, bạn phải nỗ lực thoát nghèo thôi, bằng không thì "nghèo bền vững" nhé.
Có một câu nói: Nếu bạn không làm việc chăm chỉ ở độ tuổi 20, thì chục năm nữa, bạn sẽ chỉ trở thành một người nghèo ở độ tuổi 30. Trong một vài năm, bạn sẽ trở thành một người vừa già và vừa nghèo.