Khi ai đó khiến bạn tổn thương, hãy cứ tự tin phản ứng theo cách của bạn

10/11/2016 19:02 PM | Sống

Một cánh cửa đóng sẽ mở ra nhiều cánh cửa mới, những sang chấn tâm lý cũng vậy và nó luôn mang lại rất nhiều lợi ích cho những người dám đối đầu với thực tế.

Bạn cảm thấy bị tổn thương ư? Đó là một điều tốt đấy.

Các nhà tâm lý học và xã hội học định nghĩa khả năng bị tổn thương là dũng khí để thể hiện ra ngoài, để được nghe và được thấy khi bạn không thể kiểm soát được kết quả. Theo tiến sĩ Brené Brown, một nhà nghiên cứu ở Đại học Houston thì đó là những gì xảy ra “mỗi khi bạn dám đương đầu với mọi chuyện mặc dù có nhiều khả năng hậu quả sẽ rất tệ”.

Đó là một tình thế không hề thoải mái, chứa đầy sự bất ổn, rủi ro và sự phơi bày cảm xúc. Chúng ta được bản năng mách bảo phải tránh cảm giác sợ hãi và lo lắng mà nó tạo ra.

Và chúng ta lại cố gắng yêu một người, hòa nhập với tập thể, chia sẻ một ý tưởng sáng tạo, mong muốn được tha thứ, nhảy việc, chuyển sang thành phố khác để sinh sống, rời bỏ một mối quan hệ tồi tệ, và lại yêu lần nữa. Tất cả đều cần có lòng can đảm. Và lòng can đảm, theo Brown, luôn liên quan đến khả năng bị tổn thương.

Khả năng bị tổn thương này cho thấy một tình huống khó xử: Chúng ta có một mục tiêu và cần chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu đó. Nhưng sau đó chúng ta lại ngay lập tức cảm thấy hối tiếc về sự phơi bày cảm xúc của mình. Tiến sĩ Brown có một thuật ngữ dành riêng cho cảm giác này: đó là “Tồn lưu thương tổn”.

Tiến sĩ Brown cho biết để học được cách chịu đựng cảm giác này và giữ được sự cởi mở đón nhận những khả năng mới, hãy lưu tâm đến 4 điều lầm tưởng về khả năng bị tổn thương, gồm có:

- Đó là sự yếu đuối

- Bạn không nhất thiết phải bị tổn thương

- Đó chỉ là vì ta chia sẻ quá nhiều

- Bạn có thể sống một mình hết đời mà không cần cởi mở với ai

Nếu nhận thức được rõ 4 điều lầm tưởng trên, bạn sẽ gặt hái được rất nhiều lợi ích.

Thể hiện khả năng bị tổn thương với ai đó sẽ tạo ra sự thân mật và tin tưởng, tạo ra một trải nghiệm cảm xúc chung làm nền tảng cho sự gần gũi. Người ta thường cảm thấy cởi mở và ấm lòng với những người không ngại thể hiện tình trạng dễ bị tổn thương của mình. Hãy thử tưởng tượng bạn bước vào một bữa tiệc đầy người xa lạ và gặp một ai đó nói rằng họ cũng cảm thấy lo lắng và lạc lõng.

Khả năng bị tổn thương cũng giúp bạn nâng cao tính nhân văn, giúp bạn có những trải nghiệm mới và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.
Khả năng bị tổn thương cũng giúp bạn nâng cao tính nhân văn, giúp bạn có những trải nghiệm mới và cải thiện khả năng giải quyết vấn đề.

Vậy làm thế nào để đối mặt với tình trạng tồn lưu thương tổn?

Thể hiện rõ mục đích. Có 2 loại khả năng bị tổn thương: Vô tình và có chủ ý. Bạn nên luyện tập khả năng bị tổn thương một cách có chủ ý. Trước khi chia sẻ suy nghĩ với ai, hãy dự đoán phản ứng của họ và cảm xúc của mình lúc đó. Hãy lưu tâm đến những gì bạn muốn xảy ra cũng như tác động đối với bạn và người khác.

Hãy thử phân tích thiệt hơn. Khi bạn quyết định đặt mình vào khả năng dễ bị tổn thương, bạn từ bỏ một cái gì đó an toàn trong hiện tại để đạt được một cái gì đó lớn lao hơn sau này. Hãy viết ra trên một mặt giấy những lợi ích của việc dám chấp nhận rủi ro, và mặt còn lại là lợi ích của việc giữ nguyên tình trạng hiện tại. Từ đó bạn sẽ có được danh sách mình cần.

Hãy tập trung vào hành động chứ không phải kết quả. Tỏ ra dễ bị tổn thương không phải là để thành công, điểm cốt yếu là chúng ta đã cố gắng. Nếu chúng ta quá chú ý đến kết quả, nghĩa là đã tự đặt mình vào rủi ro sẽ bị thất vọng. Hãy nghĩ về điều đó theo cách này: Có thể người hẹn hò với bạn tối nay sẽ không thích bạn. Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết chắc được trừ khi tự mình đến gặp người đó.

Lập ra một danh sách những người đáng tin cậy. Tiến sĩ Brown gợi ý hãy lấy một mẩu giấy nhỏ và viết vào đó tên của những người có ảnh hưởng quan trọng đến bạn, những người yêu mến bạn dù bạn không hoàn hảo và dễ bị tổn thương. Sau đó hãy giữ nó bên mình. Đây sẽ là những người bạn tìm đến khi cần lời khuyên khi bị tổn thương về cảm xúc.

Hãy thử nghĩ bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu không chịu chấp nhận rủi ro. “Điều này có thể rất đáng sợ”, Brown cho biết. “Nhưng nó không đáng sợ và nguy hiểm bằng đi đến cuối cuộc đời và tự hỏi tại sao mình không chịu đương đầu với thử thách, tại sao không bao giờ chấp nhận rủi ro”.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM