Kẻ lươn lẹo, kẻ lắm mưu, kẻ thủ đoạn quen ăn xổi chẳng mấy mà gặp hoạ: Đời này, chỉ có NGƯỜI THÀNH CÔNG nhờ kiên trì 5 nguyên tắc mới làm nên đại sự

06/05/2020 22:35 PM | Sống

Đường đời là 1 câu chuyện dài kì, thành công là 1 câu chuyện dài dòng. Ăn xổi ở thì chẳng mấy cũng gặp hoạ.


01

Tuấn, cậu bạn mới xin thôi việc vì cảm thấy sếp không công bằng, không cho cậu ấy cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân. 

Chuyện là, cậu ấy cùng một đồng nghiệp khác vào công ty cùng một thời điểm, nhưng sau 2 năm, đồng nghiệp của anh được lên làm thư ký tổng giám đốc, nhưng Tuấn thì vẫn mãi dừng chân ở vị trí nhân viên quèn.

Một ngày, sau khi nhận được cuộc điện thoại của sếp, nhờ Tuấn đặt xe đưa đón một vị đối tác lâu năm của công ty, anh ấy đã không chịu nổi nữa mà vào phòng sếp xin nghỉ. Không giấu được sự thất vọng xen lẫn bực tức, anh nói:

“Thưa sếp, tôi không thể chịu nổi công việc này nữa. Anh xem, tôi và Quang (đồng nghiệp của Tuấn) vào công ty cùng thời điểm, chúng tôi học vấn không khác nhau, làm công việc cũng như nhau. Vậy tại sao Quang được trọng dụng, còn tôi thì suốt ngày phải làm những việc cỏn con của một nhân viên thực tập như vậy? Tôi thấy mình không được tôn trọng, tôi cũng không thấy có cơ hội phát triển ở đây. Bởi vậy tôi muốn tìm một công việc tốt hơn, tôi xin nghỉ từ hôm nay!”.

Kẻ lươn lẹo, kẻ lắm mưu, kẻ thủ đoạn quen ăn xổi chẳng mấy mà gặp hoạ: Đời này, chỉ có NGƯỜI THÀNH CÔNG nhờ kiên trì 5 nguyên tắc mới làm nên đại sự - Ảnh 1.

Sếp nghe vậy, thấy cũng hơi bất ngờ. Nhưng với kinh nghiệm từng đào tạo rất nhiều nhân sự, ông cũng biết được tính cách nhân viên của mình. Ông mỉm cười nói Tuấn chờ chút. Nói rồi ông gọi Quang vào và nhờ anh đặt xe đi đón khách.

Khi bước vào, Quang rất vui vẻ, nhanh nhẹn gật đầu. Quang hỏi kỹ giờ giấc và địa điểm đón khách và phân tích: "Tôi sẽ đón khách theo yêu cầu của sếp. Nhưng đó là giờ tắc đường, tôi sẽ dặn lái xe đi sớm 30 phút, tránh để đối tác phải chờ".

Sau đó Quang nói thêm:

"Anh có cần tôi đặt chỗ ăn tối cho 2 người không? Lần trước trong buổi tiệc giao lưu hậu kí kết, tôi nhớ vị khách này rất thích ăn món Nhật. Tôi có biết một quán ăn rất ngon gần công ty, vừa tiện cho anh vừa tiện cho đối tác của chúng ta".

Người sếp mỉm cười từ chối lời đề nghị của Quang: "Không sao, chúng tôi có thể tự lo được".

"Vâng, vậy nếu anh cần gì cứ nhắn tôi nhé!", Quang vui vẻ đáp.

Lúc ấy, cậu bạn tôi đứng đó sững sờ, bình thường khi sếp nhờ việc gì, cậu ấy chỉ hoàn thành xong việc, vì sao Quang có thể để ý đến những chi tiết như đi sớm tránh tắc đường hay khẩu vị của vị khách kia? Những thứ nhỏ nhặt ấy, Quang đã "nạp" vào đầu từ khi nào? 

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, có nhiều thứ chúng ta mặc định chúng quá cỏn con, không đáng lưu tâm. Trên thực tế, điều này giống như bạn muốn vận hành tốt một cỗ máy phức tạp, nhưng lại không muốn vặn từng con ốc vít nhỏ. Vì “khởi hành cỗ máy” có vẻ lớn và đáng để làm hơn là “vặn những con ốc” tẻ nhạt. 

Người xưa có câu “Dục tốc bất đạt”. Chúng ta không nên ôm giữ thái độ “vội vàng”, muốn thành công ngay. Làm thật tốt từng bước nhỏ, để mắt tới tiểu tiết sẽ không khiến bạn kém cỏi hơn so với người khác, mà trái lại, hình thành thói quen làm việc tập trung, đặt tâm, có trách nhiệm, hướng tới sự hoàn thiện.

Kẻ lươn lẹo, kẻ lắm mưu, kẻ thủ đoạn quen ăn xổi chẳng mấy mà gặp hoạ: Đời này, chỉ có NGƯỜI THÀNH CÔNG nhờ kiên trì 5 nguyên tắc mới làm nên đại sự - Ảnh 2.

02 

Thời đại cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay, tiếng Anh, gần như là ngôn ngữ bắt buộc. Thế nhưng, nhiều người trẻ một từ tiếng Anh bẻ đôi cũng lúng túng. Thật ra, kể cả bạn không thông minh đi chăng nữa, mỗi ngày nhớ một từ cũng không phải là vấn đề gì.

Với tốc độ như vậy, nếu từ lớp ba trường tiểu học đã học tiếng Anh, đến lớp 12 là 10 năm thì đã có ba bốn ngàn từ, đủ dùng cho kỳ thi đại học.

Lý do tại sao rất nhiều sinh viên không có đủ từ vựng? Chính là vì có quá nhiều ngày liền không học được một từ nào.

Thực ra, tất cả kiến thức đều là tích lũy tháng ngày, nhưng hầu hết mọi người đều là thôi nghỉ nốt hôm nay, để ngày mai lại làm, và cuối cùng bị tụt lại phía sau. Thực sự, học tập không có quá nhiều bí quyết, nếu nói có, thì kiên trì chính là một trong những điều quan trọng nhất.

Rồi, có bao nhiêu người rèn luyện thân thể, đều là từ bỏ hết lần này đến lần khác, cuối cùng trải qua vô số lần quyết tâm thì bụng phệ vẫn hoàn bụng phệ? Có bao nhiêu người học tập, nhưng cũng là một lần, lại thêm một lần từ bỏ, cuối cùng bị tụt lại ở khoảng cách rất xa?

Thất bại không phải là bi kịch, từ bỏ mới chính là bi kịch.

Kiên trì là một loại thói quen, từ bỏ cũng là một loại thói quen. Mỗi khi kiên trì làm, biến kiên trì thành thói quen, sẽ tiến gần hơn đến thành công.

Nhiều khi thành công chính là khi người khác từ bỏ, bạn vẫn tiếp tục kiên trì, nỗ lực. Cắn răng vượt qua thời khắc gian nan nhất, bạn phát hiện ra rằng mình đã trở nên phi thường!

Kẻ lươn lẹo, kẻ lắm mưu, kẻ thủ đoạn quen ăn xổi chẳng mấy mà gặp hoạ: Đời này, chỉ có NGƯỜI THÀNH CÔNG nhờ kiên trì 5 nguyên tắc mới làm nên đại sự - Ảnh 3.

03

Thành công cần phải có 5 nguyên tắc và người kiên định 5 nguyên tắc này chắc chắn sẽ gặt quả ngọt. 

1. Thành công không thể nhanh

Trừ những cá nhân là con cưng của số mệnh. Sinh ra ngậm thìa vàng hay quá trời may mắn. Còn đâu đường đời ai cũng vận hành từng bước, đi lên từng đoạn. Không có đường tắt, cũng chẳng thể nào nhanh. Vậy nên hãy kiên trì.

2. Thành công không thể vội

Vừa mới ra trường, đọc 1- 2 cuốn sách đã muốn giàu sang.Đi làm dăm hôm bị sếp đì đọt đã thấy khổ cực.Đồng nghiệp xì xào đôi câu đã thấy chán nản mỏi mệt.Sự vội vàng của nhân tính, sự mong 1 bước lên trời, 1 phát lên mây, lập tức vinh hoa thành tựu. Là 1 lẽ thường dễ hiểu.Nhưng cơ bản nó vốn không thực tiên, vậy nên hãy bền chí bền tâm.

3. Thành công không phải may

Có 1 số ít người thành công bằng may mắn. Nhưng nó giống như những người trúng độc đắc vậy. Họ có thật nhưng thường không phải ta. Họ có thật nhưng đi mòn gót cũng chẳng gặp đc.

Còn lại số đông thành công thường đi kèm với thực lực. Không phủ nhận sự may mắn giúp đường đời đỡ nhọc nhằn.

Nhưng suy cho cùng sự tài giỏi, khả năng nhận thức, trình độ kinh nghiệm, lòng cầu thị chí cầu tiến. Mới là nền tảng vững chắc nhất của con người trên đường truy tới sự thành công.

4. Thành công là không so sánh

Đừng nhìn người khác thành công mà cám cảnh

Đừng nhìn người khác thành tựu mà đố kị sân si

Đừng thấy người khác vinh hoa mà tâm tư vội vã

Đừng thấy người khác ổn thoả mà chán nản nhiều khi.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người 1 căn 1 cơ tuỳ duyên mà hoá độ. Tuỳ thời điểm mà thẳng đường bay cao.

5. Thành công đừng đánh mất bản tâm

Không phủ nhận người lươn lẹo có đôi khi đầu đời khá nhàn nhã.

Kẻ lắm mưu thì thỉnh thoảng giật được thành tựu vào mình.

Người thủ đoạn thì cướp được công sức thiên hạ mà bồi đắp vào thân.

Nhưng đấy chỉ là nhất thời, đường đời là 1 câu chuyện dài kì, thành công là 1 câu chuyện dài dòng. Ăn xổi ở thì chẳng mấy cũng gặp hoạ. 

Trên đường dẫn đến thành công, sẽ nhiều thử thách, lắm cám dỗ, lắm lúc lòng tham che mờ tâm trí. Khi đó hãy giữ vững cái tâm sáng của mình giữa dòng đời u ám. Hãy giữ và hãy hiểu, người có tâm, có thể không phải là người đi xa nhất. Nhưng sẽ là người, được 1 thế bình an.

Người đang làm thì có trời nhìn, trời đang nhìn tất có nhân quả hồi báo.

Cứ chăm chỉ và nỗ lực, cứ bền chí và kiên tâm. Thành công sẽ tới, ở thời điểm, tương xứng với tầm của ta.

PV

Cùng chuyên mục
XEM