Kẻ EQ thấp thường tự khoe bản thân, còn người khôn ngoan dùng 1 câu nói khiêm tốn để xoay chuyển tình thế của mọi cuộc giao tiếp

31/05/2020 09:00 AM | Sống

"Bạn có thể cho tôi lời khuyên không?" - Nói một câu khiêm tốn, cuộc giao tiếp trở nên thú vị gấp 10 lần, trở thành một cuộc trao đổi ý tưởng sôi nổi.

Bố tôi là một bậc thầy về giao tiếp. Ông luôn có mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Tại các giải đấu vật của tôi khi còn bé, bố tôi luôn dành thời gian ở phòng chờ để trò chuyện với cha mẹ của những đứa trẻ thi đấu cùng tôi và nói với họ rằng con của họ ấn tượng như thế nào. Thật lòng thì tôi đã từng ghen tị với bố mình. Tôi tự hỏi làm thế nào mà ông ấy có khả năng nói chuyện với mọi người giỏi như vậy. Cho đến một ngày tôi khám phá ra bí mật giao tiếp của ông.

Trong cuộc trò chuyện gần đây của chúng tôi, bố tôi đã dừng lại và nói rằng: “Con có thể cho bố lời khuyên không?". Tôi phải thừa nhận rằng sau câu nói này được nói ra, cuộc trò chuyện của chúng tôi trở nên thú vị hơn gấp mười lần. Nó đã biến đổi từ một cuộc trao đổi từ ngữ nhàm chán thành một cuộc họp tuyệt vời của những ý tưởng mạnh mẽ. Tôi nhận ra cha tôi đã yêu cầu mọi người cho ông lời khuyên khá nhiều trong các cuộc trò chuyện, và đó là bí quyết giúp ông giao tiếp tốt với những người xung quanh.

Lời khuyên tạo ra những cuộc trò chuyện sâu sắc

 Kẻ EQ thấp thường tự khoe bản thân, còn người khôn ngoan dùng 1 câu nói khiêm tốn để xoay chuyển tình thế của mọi cuộc giao tiếp  - Ảnh 1.

Nghệ thuật giao tiếp hướng đến một cuộc hội thoại có ý nghĩa và điều đó chỉ bắt đầu khi bạn gạt bỏ những câu nói xã giao hời hợt hay cố gắng tỏ ra lịch sự để trốn tránh cuộc trò chuyện. Đôi khi, chúng ta lo ngại rằng tỏ ra quá nhiệt tình trong các cuộc trò chuyện có thể khiến đối phương đánh giá không tốt về mình. Tuy nhiên, đây cũng là suy nghĩ ngăn cản bạn kết nối với người khác.

Để vượt ra khỏi vòng an toàn của một cuộc hội thoại nhạt nhẽo, bạn có thể hỏi xin lời khuyên hay ý kiến của đối phương về một vấn đề gì đó. Việc xin lời khuyên và lắng nghe những chia sẻ của họ là cách xóa bỏ những ngại ngùng, xã giao và làm cho câu chuyện trở nên sâu sắc và thú vị hơn rất nhiều.

Đưa ra lời khuyên cho người khác đòi hỏi sự khôn ngoan. Nó đòi hỏi những lý lẽ tốt nhất mà chúng ta có thể tập hợp được và cân nhắc thái độ của đối phương. Liệu người đó sẽ làm theo chính xác những gì bạn nói? Nếu bạn cho họ lời khuyên tồi thì sao? Trong cuộc trò chuyện, những từ chúng ta nói ra trong khi đưa ra lời khuyên có thể là những số từ quan trọng nhất mà chúng ta từng nói. Đối phương sẽ chú ý cao và điều đó tạo nên những cuộc trò chuyện đáng nhớ.

Xin lời khuyên từ ai đó chứng tỏ bạn coi trọng họ

Điều quan trọng nhất của việc xin lời khuyên là cách chúng làm cho người khác cảm thấy họ được coi trọng. Khi bạn đặt tương lai của mình vào tay người khác, điều đó có nghĩa là bạn vừa tin tưởng họ vừa coi trọng ý kiến ​​của họ. Đây là một món quà để tặng cho ai đó. Điều này là lý do tại sao bạn nên xin lời khuyên từ ai đó ít nhất một lần mỗi ngày nếu muốn xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh.

Lần đầu tiên tôi xin lời khuyên từ cha mình là ở trường đại học. Cha nói với tôi rằng ông rất vinh dự khi tôi muốn nghe lời khuyên của ông ấy. Những cuộc trò chuyện thú vị được xây dựng dựa trên niềm tin. Lần tới khi bạn nói chuyện với ai đó, hãy dừng lại và nói rằng bạn tin tưởng họ. Một cách khác để nói với ai đó rằng bạn tin tưởng họ là xin lời khuyên của họ.

Bằng cách gián tiếp nói với đối phương rằng bạn tin tưởng họ, đối phương sẽ phản ứng lại với sự ưu ái và tin tưởng dành cho bạn. Điều này sẽ làm cho những cuộc trò chuyện sau đó của bạn tốt hơn nhiều.

 Kẻ EQ thấp thường tự khoe bản thân, còn người khôn ngoan dùng 1 câu nói khiêm tốn để xoay chuyển tình thế của mọi cuộc giao tiếp  - Ảnh 2.

Lời khuyên đưa bạn vào “ghế hành khách”

Xin lời khuyên cũng là một cách tốt để thể hiện sự tôn trọng với ai đó. Một nhà lãnh đạo đã từng nói với tôi rằng cách tốt nhất để khoe khoang sức mạnh của bạn là từ bỏ nó. Về cơ bản, khi bạn hỏi xin lời khuyên, bạn đã đặt mình vào “ghế hành khách”. Bạn thừa nhận bạn cần giúp đỡ. Bạn đặt mình vào vị trí thấp hơn người mà bạn nói chuyện và yêu cầu họ giúp bạn. Điều này làm cho đối phương thấy họ được tôn trọng và cởi mở với bạn hơn.

Bạn sẽ nhận được một số trợ giúp

Khi hỏi xin lời khuyên của người khác, bạn sẽ nhận được một sự trợ giúp nhất định. Dù bạn có làm theo những lời khuyên của đối phương hay không thì những lời nói của họ có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tốt hơn.

Bạn có thể kết bạn, bạn sẽ nhận được lời khuyên và bạn sẽ được nhớ tới

Lợi ích cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là những cuộc trò chuyện kiểu này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc. Tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc tôi xin lời khuyên từ bố ở trường đại học. Việc hỏi xin lời khuyên cũng sẽ khiến người khác ghi nhớ bạn và cuộc trò chuyện lâu hơn.

Tôi nhận ra những mối quan hệ của mình đã đạt một tầm cao mới chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhờ vào việc hỏi xin lời khuyên nhiều hơn. Nhờ đó mà việc xây dựng mối liên kết với khách hàng, bạn bè mới hoặc đồng nghiệp cũng trở nên dễ dàng đến ngỡ ngàng.

Bạn có thể thử áp dụng bí quyết này bằng cách hỏi đồng nghiệp của mình rằng cuộc sống của họ gần đây đã diễn ra như thế nào. Nó sẽ thúc đẩy các cuộc trò chuyện sau đó. Họ có thể yêu cầu bạn cho lời khuyên cho một vấn đề gì đó, khi ấy tình bạn sẽ được xây dựng.

Những tình bạn đẹp nhất là với những người bạn tìm đến khi cần được tư vấn và cảm thấy đủ thoải mái để chia sẻ mọi chuyện xảy ra mà không có bất kỳ lo lắng hay nghi ngại nào. Nếu bạn đang tìm một bí quyết để có những cuộc trò chuyện cởi mở và biến một tình bạn thông thường thành một mối quan hệ gắn kết hơn thì hãy đi xin lời khuyên.

* Bài viết là những chia sẻ của tác giả Tom Kuegler - một cây bút chuyên viết về lối sống, tâm lý trên trang Medium.

Lưu Ly

Từ khóa:  mối quan hệ
Cùng chuyên mục
XEM