[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô "khủng" nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người

04/09/2019 10:45 AM | Kinh doanh

Với công nghệ cũ của phần lớn nhà máy nước hiện tại, số lượng nhân lực cần thiết để vận hành ở mức 500 người. Còn với Nhà máy Nước mặt Sông Đuống của Shark Liên, chất lượng nước sinh hoạt không kém Châu Âu, có thể uống nước tại vòi, chỉ cần 50 người vận hành. Khu xử lý nước không người, tất cả đều vận hành tự động, 1 ca chỉ cần 2 người vận hành làm việc tại phòng điều khiển trung tâm.

Nhà máy Nước mặt Sông Đuống trực thuộc Tập đoàn AquaOne của Shark Liên Đỗ - "tân cá mập" chính của Shark Tank Việt Nam mùa 3. Nhà máy có quy mô gần 65 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm), với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 ở mức 5.000 tỷ đồng (tương đương 225 triệu USD).

Chúng tôi góp mặt trong đoàn "cá mập" thăm nhà máy vào cuối tháng 8, khi nhà máy nước sinh hoạt quy mô cấp vùng của Shark Liên đang chuẩn bị đưa vào khánh thành giai đoạn 1 ngày 5/9 tới đây. Giai đoạn 1 của dự án chia làm 2 phân kỳ: Phân kỳ 1 khánh thành tháng 10/2018 với công suất 150.000m3/ngày đêm.

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 2.

Phân kỳ 2 có công suất 300.000m3/ngày đêm, đảm bảo đủ cung cấp nguồn nước sạch cho khoảng 3 triệu người – chiếm 1/3 dân số Hà Nội và 1 số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.

Bể chứa nước sạch của nhà máy đến thời điểm hiện tại là bể có quy mô lớn nhất miền Bắc, chỉ "thua một chút" so với bể nước sạch của Nhà máy Thủ Đức - vốn được xây dựng từ thời kháng chiến, được cải tạo lại sau đó rồi bàn giao cho Tổng công ty cấp nước Sài Gòn quản lý, vận hành.

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 3.

Nhà máy Nước mặt Sông Đuống trực thuộc Tập đoàn AquaOne của Shark Liên.

"Bể này có diện tích tương đương diện tích của một sân bóng đá theo tiêu chuẩn của FIFA, khoảng 7.000 m2", ông Đỗ Văn Định – Trưởng ban quản lý Dự án nhà máy - ví von.

"Trên nóc bể chứa và trên nóc cái mái, chúng tôi sẽ tiến hành lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Theo kế hoạch, tháng 11/2019 chúng tôi sẽ đưa vào hoạt động với công suất lắp đặt pin mặt trời là 2 MW".

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 4.

Khu xử lý nước không người. Ảnh: Zing.

Khu vực xử lý nước của nhà máy trước khi chúng tôi đến không có bóng người. Ông Định cho biết với công nghệ cũ, các nhà máy xử lý nước sinh hoạt sẽ cần lượng nhân lực rất lớn để vận hành, với quy mô tương tự như Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, có người nói cần 500 người để vận hành.

"Chúng tôi chỉ có 50 người, bao gồm cả vận hành, bảo trì, bảo vệ, nhân viên nhổ cỏ, nấu ăn... Riêng vận hành thì gồm 20 người, một ca chỉ cần 2 người", ông Định nói.

Trong khu xử lý nước có đặt một số vòi nước kèm cốc giấy hoặc cốc thủy tinh bên cạnh, ông Định cho biết chất lượng nước sinh hoạt sau xử lý của nhà máy tương đương với các tiêu chuẩn của Châu Âu.

"Nước của chúng tôi không có các chất tiềm ẩn gây ung thư cho con người như Asen, Amoni, các gốc kim loại của Mangan, sắt bằng 0, tức những chất tiềm ẩn gây ung thư cho con người bằng 0".

"Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về vi sinh gần như bằng 0, một số tiêu chuẩn như E.coli và tất cả các dạng Coliform đều bằng 0. Đấy là lý do công nhân của chúng tôi và các bạn có thể uống trực tiếp từ vòi trong nhà máy - là nước sinh hoạt chúng tôi sản xuất ra", ông Định nói.

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 7.

Các "cá mập" uống nước tại vòi nhà máy xử lý nước của Shark Liên.

Trong số 5.000 tỷ đồng đầu tư vào giai đoạn 1 dự án, Shark Liên cho biết hạng mục tốn kém nhất là đường ống và công nghệ máy. Vị cá mập luôn nhắm tới các dự án xã hội cho biết, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống là nhà máy duy nhất đi được đường ống dài nhất bây giờ ở Việt Nam, tới 76 km, đường kính từ 800 - 1.800 mm. Tức với đường kính tối đa, một người có chiều cao 1,7 mét cũng có thể đi bộ thoải mái bên trong.

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 8.
[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 9.

Ảnh: Zing.

Hệ thống đường ống cũng chính là lý do nhiều nhà đầu tư "ngại" bỏ tiền xây dựng nhà máy cấp nước sạch cho thủ đô. Với Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, hệ thống truyền dẫn phải được lắp đặt vượt qua 3 con sông: Sông Bắc Hưng Hải, sông Hồng và sông Đuống.

Lắp đặt qua sông Bắc Hưng Hải không có vấn đề gì lớn, nhưng sông Đuống và sông Hồng thì khác.

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 10.

"Sông Đuống có chiều rộng khoảng hơn 200m, chiều sâu tùy thuộc vào mùa, nhưng khoảng từ 15 - 20m. Sông Hồng thì nông, chiều sâu chỉ 10m, nhưng rộng nửa cây số. Đó là thách thức kỹ thuật, thách thức này khiến nhiều nhà đầu tư của Hà Nội trước đây không dám bỏ tiền ra để đầu tư nhà máy nước cỡ như nhà máy của chúng tôi, bởi sản xuất nước mà không truyền đi được cũng khiến đầu tư của bạn thất bại", ông Định nói.

CTCP Nước mặt Sông Đuống phải đầu tư đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, huy động các nguồn lực, mới xử lý thành công việc nối thông tuyến các bờ sông lại với nhau bằng cách mở các kênh hở sâu bên dưới lòng sông Đuống, sông Hồng 6m, sau đó hạ chìm toàn bộ tuyến ống xuống bên dưới lòng sông.

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 11.

Nhà máy Nước mặt Sông Đuống hiện có khoảng 17 điểm cấp nước cho các khách hàng để bán trung chuyển tới nhà dân (bán sỉ), trong đó có CTCP nước số 2, Công ty Nước Viwaco… Dựa trên hợp đồng được ký kết, tất cả các chỉ số như áp lực nước, clo dư, độ đục, độ phèn… cả nhà cung cấp lẫn khách hàng đều được kiểm soát trên thời gian thực (real-time).

Phần mềm quản lý này được cài đặt vào smartphone của các sếp, để họ có thể bận công tác, thậm chí đang họp cũng có thể theo dõi các chỉ số.

[Inside Factory] Cận cảnh nhà máy nước 225 triệu USD của Shark Liên: Quy mô khủng nhất miền Bắc, chỉ cần 50 người vận hành 24/7 thay vì 500 người - Ảnh 12.

"Về áp suất, trạm bơm nước sạch của chúng tôi được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu, với đầu ra 60m nước cột áp. Thế nhưng hiện các công ty cấp nước của Hà Nội không thể tiếp nhận được với cột áp 40m, và đang đề nghị chúng tôi chỉ vận hành ổn định ở 35m cột áp. Chúng tôi chỉ cần nâng lên 37, lập tức đường ống của họ có thể vỡ, từ đó gây ra thất thoát. Đó là điểm tôi nghĩ trong chiến lược phát triển lâu dài của ngành nước Việt Nam cần phải tính tới", ông Định nói.

Về quy mô dự án đến năm 2019 đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM