Hơn 57,5% doanh nghiệp SME tại Việt Nam chật vật khi chuyển đổi số: Đâu là lối ra?

19/04/2021 11:00 AM | Công nghệ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm 97% tổng số doanh nghiệp và đóng góp hơn 45% tổng GDP Việt Nam. Trước những thay đổi từ thị trường sau làn sóng chuyển đổi số, làm sao để các doanh nghiệp SME xoay chuyển thách thức thành cơ hội?

Chuyển đổi số: Thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt phương thức truyền thông mới và mở ra cho doanh nghiệp vô số cơ hội đẩy mạnh quảng bá thương hiệu. Theo báo cáo của We Are Social, Việt Nam có tổng cộng 72 triệu tài khoản MXH hoạt động (tăng thêm 7 triệu so với cùng kỳ năm 2020), tương đương với mức độ thâm nhập 73,7%.

Hơn 57,5% doanh nghiệp SME tại Việt Nam chật vật khi chuyển đổi số: Đâu là lối ra? - Ảnh 1.

Sự thay đổi trong thói quen tiêu thụ nội dung trực tuyến của người dùng khiến quảng cáo video dạng ngắn trở thành xu hướng

Bất chấp COVID-19, tổng chi tiêu quảng cáo ngành digital năm 2020 vẫn tăng nhẹ 9.2% lên $290 triệu. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp SME, sự bùng nổ của chuyển đổi số và các nền tảng mới đã vô tình trở thành áp lực khi họ chưa có đủ tiềm lực để cạnh tranh và bắt nhịp với những doanh nghiệp lớn. Dựa vào số liệu từ nghiên cứu Chuyển đổi số, có đến 96,9% SME cho rằng chuyển đổi số đóng vai trò quan trong, tuy nhiên 57,6% cũng thừa nhận họ chưa áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất và kinh doanh hằng ngày.

Giải thích về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng bản thân những chủ kinh doanh vừa và nhỏ vẫn còn đang quá bận với việc điều hành và nuôi sống doanh nghiệp. Họ chưa đủ thời gian để tận dụng những gì mà thị trường cho phép, đặc biệt ở khía cạnh công nghệ. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng họ cần thời gian nhất định để tự làm quen với các công cụ trước khi quyết định đầu tư cho giải pháp quảng cáo trên nền tảng đó. Thực trạng này cũng khá dễ hiểu khi hầu hết các nền tảng cho phép quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đều chưa có đội ngũ người Việt để trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Từ "trở lực" đến "trợ lực"

Rõ ràng, vẫn còn nhiều rào cản tồn tại trong quá trình doanh nghiệp chuyển đổi số, tuy nhiên, cơ hội vẫn ở đó, nếu SME chủ động nắm bắt cơ hội và nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Theo bà Phan Bích Tâm – Giám đốc điều hành Hiệp hội Tiếp thị Di động tại Việt Nam, Campuchia và Myanmar, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng phải tận dụng các công cụ cho phép tại thị trường để khai thác được tiềm năng kinh doanh của chính doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội tận dụng những công cụ này, họ đang bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh của họ với chi phí thấp nhất có thể, thậm chí là 0 đồng. Chúng ta có thể tạo một tài khoản TikTok, Zalo, Facebook miễn phí. Vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể tiếp cận các đối tượng mục tiêu một cách chính xác nhất có thể.

Tập trung giải quyết bài toán về chi phí, công nghệ và xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp, mới đây, TikTok, nền tảng được biết đến rộng rãi với các giải pháp quảng cáo sáng tạo đã đưa ra cam kết sẽ tập trung hỗ trợ nhóm doanh nghiệp SME tại thị trường Việt Nam phát triển kỹ năng quảng cáo với video dạng ngắn. TikTok cũng là nền tảng toàn cầu đầu tiên cam kết đầu tư nguồn lực và giải pháp sáng tạo cho các doanh nghiệp địa phương.

Hơn 57,5% doanh nghiệp SME tại Việt Nam chật vật khi chuyển đổi số: Đâu là lối ra? - Ảnh 2.

Mới đây, TikTok đã ký kết hợp tác chiến lược với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) để cùng hỗ trợ doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Khác với nhiều nền tảng trực tuyến tại Việt Nam, TikTok quy tụ đội ngũ chuyên gia người Việt, hoạt động 24/7 để sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Yếu tố này vô cùng quan trọng bởi TikTok sẽ không chỉ giúp giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp mà còn tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp nắm bắt đúng nhu cầu của thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp ngày lễ, Tết truyền thống. Theo TikTok, đội ngũ này thậm chí sẽ còn tăng gấp 3 lần trong năm 2021 để đáp ứng số lượng doanh nghiệp nhỏ ngày một bùng nổ trong sân chơi digital marketing.

Hơn 57,5% doanh nghiệp SME tại Việt Nam chật vật khi chuyển đổi số: Đâu là lối ra? - Ảnh 3.

Ngoài ra, TikTok cũng phát triển nhiều nguồn tài nguyên tự học như Trung tâm Doanh nghiệp nhỏ hay các chuỗi hội thảo trực tuyến xuyên suốt trong năm để trang bị kiến thức, cập nhật xu hướng cho các SME. Suy cho cùng, chủ động nâng cao kỹ năng là cách duy nhất để doanh nghiệp tự thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Chuyển đổi số là một quá trình dài hạn, phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực. Tuy nhiên, để vận hành doanh nghiệp hiệu quả, việc chủ động tiếp cận các công cụ mới là một khoản đầu tư dài hạn quan trọng. Đối với các SME, khi mà cơ hội thử nghiệm và tăng trưởng còn nhiều tiềm năng, chủ doanh nghiệp cần giữ một tư duy mở với sự biến đổi thị trường, đặc biệt ở góc độ công nghệ để để tăng trưởng hiệu quả kinh doanh một cách thông minh.

Ánh Dương

Từ khóa:  công nghệ
Cùng chuyên mục
XEM