Ngày 11/11 dù không nghiện shopping, Lazada, Shopee, Tiki,... cũng dễ dàng "dụ" được bạn vào ứng dụng vì lý do sau

11/11/2021 11:10 AM | Kinh doanh

Shopee, Lazada, Tiki,... tung ra các chiến lược kích thích người tiêu dùng dựa trên hiệu ứng tâm lý có tên sợ bị bỏ lỡ (Fear of Missing Out-FOMO).

Kinh tế" là từ Hán Việt, rút gọn của "kinh bang tế thế", có nghĩa "trị nước giúp đời", chỉ công việc của vua, quan trọng cai trị đất nước: chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần của dân. Nhưng từ kinh tế này được dùng để chỉ kinh tế học kiểu thị trường của phương Tây.

Với nhiều người kinh tế là khái niệm mơ hồ và xa xôi. Tuy nhiên hiểu biết về kinh tế giúp bạn cải thiện cuộc sống, tiêu dùng tốt hơn, khôn ngoan hơn. Tại sao lại có lạm phát? Tại sao một số người lại quá giàu, số khác quá nghèo? Những câu hỏi kinh tế này liên quan đến xã hội, hành vi con người, đời sống của bạn.

Nhờ hiểu biết kinh tế mà bạn có khả năng kiếm tiền, làm giàu. Ví dụ giá xăng tăng, người dân sẽ chuyển sang dùng xe đạp điện, để tiết kiệm nhiên liệu. Những người nhanh nhạy với tình hình sẽ nhập xe đạp điện về bán. Hay khi Chính phủ ra quy định dùng mũ bảo hiểm, những người này sẽ mua và bán mũ bảo hiểm ngay từ lúc quy định đó chưa được ban hành.

CafeBiz xin giới thiệu chuỗi bài "Kinh tế học vui" để giúp bạn thấy kinh tế học không khô khan như bạn nghĩ.


Bạn có biết hôm nay là ngày gì không? Thật quá dễ để trả lời, hôm nay là ngày 11/11 và là đại hội siêu sales lớn nhất năm của tất cả các hãng thương mại điện tử tại Việt Nam từ Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,...

Những doanh nghiệp này mạnh tay chi cho các chiến dịch quảng cáo, truyền thông để thu hút người dùng nhớ đến thương hiệu của mình. Không chỉ riêng 11/11, các hãng thương mại điện tử từ Shopee, Tiki,... còn tạo thói quen mua sắm vào những ngày dễ nhớ khác trong tháng như 6/6,7/7,8/8 cho đến 12/12.

Không chỉ rộn ràng trên mạng, những nhà bán lẻ trên thế giới như Best Buy, Walmart,...cũng khiến người tiêu dùng lao vào mua sắm trong những dịp lễ Tạ ơn, Giáng sinh hay Black Friday. Thậm chí có người còn sẵn sàng xếp hàng từ 4 giờ sáng để được mua sắm sớm. Nhiều người trong chúng ta dù không có nhu cầu mua sắm nhưng vẫn sẽ bị cuốn vào những dịp bán hàng lớn này. 

Vì sao có điều này?

Trong cuốn sách có tên Bargain Fever, tác giả Mark Ellwood tiết lộ rằng mua sắm giảm giá có tác động đến người tiêu dùng tương tự như tác động của heroin đối với một người nghiện. Điều này kích thích sản xuất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh điều khiển trung tâm khoái cảm của não. 

Theo Ellwood, cứ 4 người trong chúng ta sẽ có 1 người thực sự nghiện mua hàng. Tuy nhiên, những cú sốc dopamine này trở nên kém hiệu quả hơn khi thời gian trôi qua. Giống như người nghiện ma túy, chúng ta cần những chương trình khuyến mãi lớn hơn và tốt hơn để có được hiệu quả tương tự.

Khi các chương trình giảm giá không thể tăng thêm lưu lượng truy cập hoặc doanh số bán hàng, các nhà bán lẻ sẽ phải sáng tạo hơn để kích thích và khiến người tiêu dùng hài lòng. Bạn có thể thấy Shopee, Lazada hay Tiki bên cạnh thực hiện chiến lược giảm giá sẽ liên tục mời người nổi tiếng, tung ra trò chơi tạo ra phần thưởng hấp dẫn hay ưu đãi miễn phí giao hàng để thu hút người dùng.

Ngày 11/11 dù không nghiện shopping, Lazada, Shopee, Tiki,... cũng dễ dàng dụ được bạn vào ứng dụng vì lý do sau - Ảnh 2.

Một ví dụ khác là gã khổng lồ thời trang nhanh H&M từng khai trương một cửa hàng mới khổng lồ ở Quảng trường Thời đại và mời Lady Gaga cắt băng khánh thành. Hàng nghìn khách hàng đã xếp hàng dài tới 30 giờ trước khi cửa hàng bắt đầu mở cửa để được chiêm ngưỡng siêu sao. Hai mươi khách hàng đã được chọn ngẫu nhiên để được vào sớm và mua sắm cùng Gaga trước khi những người khác. 

Cửa hàng mới này còn mở cửa 24 giờ vào ngày khai trương, với đường băng kỹ thuật số và bộ đếm ngược thông báo các ưu đãi hàng giờ. 1000 người mua sắm đầu tiên trong hàng đã nhận được một phiếu giảm giá trị giá từ 10 đô la đến 1.000 đô la và có rất nhiều quà tặng. Buổi khai mạc đã được đăng tải trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội để nhiều người cũng được theo dõi.

Tất cả những chiến lược thông minh này của các nhà bán lẻ được dựa trên hiệu ứng tâm lý có tên sợ bị bỏ lỡ (Fear of Missing Out-FOMO). FOMO được định nghĩa về cơ bản nỗi lo rằng một người có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội, trải nghiệm mới lạ hoặc một số sự kiện đặc biệt nào đó.

Nhà tâm lý học người Anh Andrew Przybylski đã dẫn đầu một nghiên cứu cho thấy rằng những người càng ít cảm thấy quyền tự chủ, năng lực và sự kết nối trong cuộc sống hàng ngày, thì họ càng cảm thấy FOMO nhiều hơn. Những người có chỉ số FOMO cao cũng là những người dùng nhiều mạng xã hội. 

Mạng xã hội mang đến cơ hội liên tục để so sánh trạng thái của một người với trạng thái của những người khác. Điều này ngầm đảm bảo rằng bạn đang có nhiều niềm vui và sự phấn khích như những người khác đang có. Đây từng là căn bệnh mãn tính chỉ ở những người trẻ tuổi, FOMO đang nhanh chóng lây lan sang cả những người lớn tuổi.

Tỷ lệ FOMO ngày càng tăng mang lại cơ hội to lớn cho các nhà bán lẻ. Nhiều mặt hàng, sản phẩm được bày bán cả trên các nền tảng TMĐT và thực tế trong khi mọi người không thực sự cần. Tuy nhiên chúng vẫn bán chạy bởi các nhà bán lẻ đã mài giũa thói quen mua sắm liên tục và nỗi sợ FOMO cho người tiêu dùng. 

Ngoài ra một điều khiến FOMO ngày càng phổ biến hơn so với trước là hội chứng nghiện các thiết bị điện tử. Theo Pew Research, điện thoại di động là công nghệ tiêu dùng nhanh nhất trong lịch sử thế giới. Hơn 90% người Mỹ trưởng thành (97% trong số những người dưới 35 tuổi) sở hữu chúng. Chúng ta sử dụng điện thoại như với đủ chức năng tuy nhiên, phần lớn chúng ta sử dụng chúng cho mục đích ban đầu: Giữ kết nối. Và đây cũng là điều khiến chúng ta dễ dàng so sánh hơn với người khác.

Như vậy mặc dù những đợt khuyến mãi, giảm giá tràn lan diễn ra liên tục khiến biên lợi nhuận của những nhà bán lẻ không hề tăng nhưng họ vẫn không thể dừng lại, bởi vì người tiêu dùng vẫn ưa chuộng.

Thảo Nguyên

Từ khóa:  shopee , Lazada , tiki
Cùng chuyên mục
XEM