Học ngay 8 mẹo đơn giản bất ngờ khi uống nước ít người biết, vừa đúng khoa học lại giúp cơ thể khỏe mạnh mà không cần thuốc bổ

23/02/2020 11:03 AM | Sống

Đừng nghĩ việc uống nước chỉ cần làm qua loa hay đủ 2 lít mỗi ngày là xong, nó còn ẩn chứa nhiều “bí mật” mà những ai nắm rõ 8 mẹo này mới biết.

Ắt hẳn ai cũng nghĩ rằng, chỉ cần mỗi ngày uống đủ 8 cốc nước (khoảng 2 lít) là rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng trong những năm gần đây, một vài chuyên gia nước ngoài đã khuyến cáo không nhất thiết phải uống đúng lượng nước đó. Bởi không chỉ mất nước mà việc quá thừa nước cũng gây hại cho cơ thể.

 - Ảnh 1.

Đừng "tống" cho cơ thể 2 lít nước rồi nghĩ vậy là tốt, uống nước cũng phải đúng khoa học thì sức khỏe mới bảo đảm được.

Theo ông Jiang – Giáo sư tại Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan, ông là một trong những người luôn phản đối việc uống 8 ly nước mỗi ngày. Quan điểm của ông cho rằng, uống nước nhiều tuy sẽ giải độc tốt hơn nhưng cũng khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải cùng các vitamin tan trong nước.

Tóm lại ông Jiang quả quyết, không quan trọng phải uống mỗi ngày 2 lít mà chỉ cần ghi nhớ 8 mẹo này khi uống nước là được, bởi theo ông chất lượng vẫn hơn số lượng:

1. Uống nước trước 1-2 giờ khi ngủ

Hơn 70% cơ thể người được tạo thành nhờ nước, nếu thiếu đi thì máu sẽ trở nên cô đặc, dính lại khiến lưu thông máu bị ảnh hưởng. Lúc này, cơ thể phải tăng huyết áp lên và thu nhỏ các mạch máu làm sức khỏe đi xuống. Nhất là khi con người ngủ một lúc 7 – 8 tiếng liên tục thì cơ thể vẫn bị mất nước do hít thở và đổ mồ hôi.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ sáng là lúc mà nhiều người đã tử vong vì nhồi máu cơ tim và đột quỵ do mất nước. Vậy nên hãy cố gắng bổ sung nước cho cơ thể trong khoảng 1 – 2 giờ trước khi ngủ. Duy trì thói quen này sẽ giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu.

2. Uống nước khi vừa thức dậy

Uống 1 ly nước vào buổi sáng có thể giúp nhu động ruột của cơ thể làm việc tốt hơn, từ đó cải thiện chứng táo bón. Tốt nhất hãy uống nước sôi để nguội bởi nó kích thích nhu động ruột tốt hơn nước ấm, nhưng cũng không được quá lạnh. Còn riêng những bệnh nhân bị cao huyết áp thì bắt buộc phải uống nước ấm. Nếu tính chị em hay quên thì nên đặt 1 bình nước ở sát giường để thức dậy là uống ngay nhé.

3. Uống nước trước khi tập thể dục

Rất nhiều người hay uống nước sau khi tập thể dục vì lúc này cơ thể đang rất khát nước. Nhưng trên thực tế, để hỗ trợ các bài tập có hiệu quả hơn thì phải uống nước trước khi tập.

 - Ảnh 2.

Bổ sung nước trước khi tập luôn là điều mà các huấn luyện viên thể hình thường làm nhất đấy.

Theo các chuyên gia lý giải, mục đích của việc tập thể dục là tăng cường cơ bắp và tăng lưu thông máu. Thế nên khi cơ thể đủ nước, lưu lượng máu sẽ di chuyển trơn tru hơn trong quá trình tập luyện, cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ bắp. Từ đó giúp hiệu suất các bài tập tốt hơn và giúp cơ thể ít bị mệt hơn.

4. Uống nhiều nước khi uống rượu bia

Uống rượu bia lúc nào cũng đem lại cảm giác sảng khoái và đã khát. Tuy nhiên theo Wang Jiaqi – Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Tzuchi ở Tân Điếm cho biết, bia rượu không được công nhận là một hình thức bổ sung nước cho cơ thể. Mà trái lại, chúng còn làm bạn đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể mất nước và mất cả độ ẩm cho não.

Do vậy, khi uống bia rượu thì cũng đừng quên để sẵn bên mình một chai nước lọc. Kết hợp uống giữa 2 loại sẽ giúp cơ thể bớt khát, khô da và giảm đau đầu khi thức dậy vào hôm sau. Ngoài ra bác sĩ Wang cũng cho biết, cốc nước đầu tiên trong ngày là bắt buộc phải uống vì nó không thể thay thế bằng các loại cà phê, nước trái cây hay sữa.

5. Uống nước khi cơ thể mệt mỏi, lo lắng

Theo Liu Guilan – Bác sĩ y học Trung Quốc tại Phòng khám Quế Lâm chia sẻ, lúc cơ thể mệt mỏi và lo lắng cũng là một tín hiệu cho thấy bạn đang mất nước trầm trọng. Chính vì vậy hãy bổ sung ngay 1 cốc nước để phục hồi sức sống và tinh thần. Đối với người cao tuổi, thường xuyên bị chóng mặt và hạ huyết áp khi thay đổi tư thế cũng xuất phát từ việc cơ thể mất nước.

6. Nước đun sôi luôn có chất lượng tốt nhất

Bác sĩ thận học Jiang Shoushan tại Bệnh viện Xinguang cho hay rằng, tốt nhất hãy cố gắng đun nước uống nhất là vào ban đêm. Vì trải qua một ngày dài, đường ống nước đã được "thanh lọc" bởi các dòng chảy rồi nên nước máy ban đêm luôn cho ra chất lượng tốt nhất. Ngược lại, nước máy vào buổi sáng thường chứa cặn bụi bẩn bị lắng đọng cả đêm, uống vào sẽ không tốt cho sức khỏe.

 - Ảnh 4.

Ngoài ra, clo để khử trùng nước máy có thể tạo ra trihalomethan làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, lúc mà chúng tiếp xúc với các chất hữu cơ trong nước. Thế nên khi nước đã sôi đến 100 độ, hãy mở nắp và nấu tiếp từ 3 – 5 phút nữa để loại bỏ hoàn toàn trihalomethan trong nước. Nhưng cũng nhớ là đừng đứng gần rồi hít phải khí bốc lên đó nhé.

7. Không được uống nước một lần quá nhiều, hãy chia nhỏ ra từng ngụm

Dù cơ thể có khát nước cỡ nào thì bạn cũng không được uống một lần đầy miệng. Nếu uống quá nhiều, thận sẽ nhận được tín hiệu cơ thể đang chứa đầy nước và lập tức "tống" chúng ra ngay lập tức. Thế nên nước vào chưa kịp đi khắp nuôi cơ thể đã phải bị thải ra rồi. Ngoài ra việc này còn gây chứng đầy hơi khó chịu.

8. Uống nước đóng chai thì không nên uống trực tiếp ở miệng chai và nên uống hết trong 24h kể từ lúc mở nắp

Nước đóng chai rất ít khi được đun sôi cẩn thận, mà cũng không ai rõ nước đó được lấy từ nguồn nào. Vậy nên đối với các y bác sĩ, chúng bẩn hơn rất nhiều so với nước tự tay mình nấu và mang theo hàng ngày.

Bác sĩ Wang Jiaqi cũng chia sẻ thêm, miễn cứ là đồ uống đóng chai thì chỉ cần bật nắp thôi, vi khuẩn sẽ ngay lập tức sinh sôi nảy nở chỉ trong vòng 1 ngày. Tóm lại, cách uống tốt nhất chính là không được uống trực tiếp ở miệng chai và sử dụng hết trong vòng 24 giờ kể từ lúc mở nắp.

Theo Aboluowang

Theo Minh Võ

Cùng chuyên mục
XEM