Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm

07/04/2021 19:45 PM | Xã hội

Hoa anh đào bung nở khiến cho cảnh sắc ở Nhật Bản trở nên đẹp hơn nhưng đây là năm hoa nở sớm nhất trong lịch sử 1.200 năm qua.

Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm - Ảnh 1.
Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất 1.200 năm

Hoa anh đào, hay còn gọi là 'sakura', biểu tượng của đất nước Nhật Bản đã bung nở, đất nước đang trải qua một trong những khoảng thời gian đẹp nhất năm.

Những bông hoa màu trắng, hồng bung nở khắp các thành phố, vùng núi, hàng ngàn cánh hoa phủ kín mặt đất.

Trong hơn một nghìn năm qua, người dân Nhật Bản duy trì truyền thống đi ngắm những bông hoa anh đào thường trải qua khoảng thời gian 'nở rộ đỉnh điểm' chỉ vài ngày.

Người dân thường đổ xô đến những địa điểm phổ biến để chụp ảnh, cắm trại ngay bên dưới những tán cây hoa nở rộ vô cùng đẹp mắt.

Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm - Ảnh 2.
Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm - Ảnh 3.

Nhưng năm nay, mùa hoa anh đào đến sớm và tàn nhanh chóng. Tại trung tâm thành phố Kyoto, lần đầu tiên người ta ghi nhận hoa anh đào nở rộ sớm nhất trong lịch sử 1.200 năm qua.

Bên cạnh niềm vui được chiêm ngưỡng hoa anh đào sớm, các nhà khoa học cũng cảnh báo đó là dấu hiệu về 'cuộc khủng hoảng khí hậu' đang đe dọa hệ sinh thái ở khắp mọi nơi.

Yasuyuki Aono, một nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka Prefecture, đã thu thập hồ sơ từ thành phố Kyoto, từ các tài liệu lịch sử, nhật ký cho biết mùa hoa anh đào nở rộ ở trung tâm thành phố Kyoto năm nay là năm sớm nhất trong 1.200 năm qua.

Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm - Ảnh 4.
Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm - Ảnh 5.

Tại thủ đô Tokyo, đây là thời gian nở sớm lần thứ hai được ghi nhận. Lần cuối cùng hoa anh đào đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm là năm 1953, cách đây gần 70 năm.

Tiến sĩ Lewis Ziska, làm việc tại khoa học sức khỏe môi trường Đại học Columbia cho biết: "Khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên, những đợt sương giá cuối cùng của mùa xuân xuất hiện sớm hơn và sự ra hoa cũng diễn ra sớm hơn".

Thời gian hoa nở rộ đỉnh điểm thay đổi hàng năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm thời tiết và lượng mưa nhưng xu hướng thời gian gần đây là 'sớm hơn và sớm hơn'.

Yasuyuki Aono cho biết: "Hoa anh đào rất nhạy cảm với nhiệt độ. Việc ra hoa và nở rộ có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy thuộc vào nhiệt độ. Năm nay, các mùa đặc biệt ảnh hưởng đến ngày ra hoa. Mùa đông rất lạnh nhưng mùa xuân đến nhanh, ấm áp lạ thường. Chồi non bừng tỉnh sau thời gian nghỉ ngơi đầy đủ".

Tuy nhiên, hoa anh đào nở sớm chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, một hiện tượng trên toàn thế giới có thể gây mất ổn định các hệ thống tự nhiên và nền kinh tế của các quốc gia.

Có hai nguồn nhiệt tăng là tác nhân chính khiến hoa nở sớm hơn đó là đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Với sự gia tăng đô thị hóa, các thành phố có xu hướng trở nên ấm hơn so với khu vực nông thôn xung quanh, được gọi là hiệu ứng đảo nhiệt.

Nhưng có một lý do lớn hơn là do biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trong khu vực và trên thế giới tăng cao. Ngày hoa anh đào nở rộ sớm không chỉ xuất hiện ở Nhật Bản mà còn xảy ra ở một số khu vực khác như Washington, Mỹ.

Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm - Ảnh 6.
Hoa anh đào Nhật Bản nở rộ, lập kỷ lục thời gian nở sớm nhất trong 1.200 năm - Ảnh 7.

Và những ngày hoa nở sớm hơn này không chỉ là vấn đề khách du lịch tranh nhau đi ngắm hoa nở rộ trước khi cánh hoa rơi rụng, mà còn có tác động lâu dài đến toàn bộ hệ sinh thái và đe dọa sự tồn tại của nhiều loài.

Những tác động của biến đổi khí hậu không chỉ giới hạn ở hoa anh đào. Rất nhiều loài thực vật khác cũng trải qua những thay đổi trong vòng đời, thậm chí có thể còn ảnh hưởng mạnh mẽ về sự ổn định của hệ sinh thái.

Ở một số vùng, nông dân có thể phải thay đổi loại cây trồng. Một số vùng khí hậu trở nên quá nóng so với những gì cây có thể chịu đựng để phát triển. Trong khi đó, các vùng khí hậu khác xuất hiện nhiều lũ lụt, nhiều tuyết hơn, độ ẩm trong không khí tăng làm hạn chế loại cây có thể trồng được.

Hoàng Dung

Cùng chuyên mục
XEM