Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post

08/11/2019 07:05 AM | Kinh doanh

Trước khi hệ thống chia chọn tự động 100% thứ hai của Giao Hàng Nhanh ra mắt tại TP. HCM, thì hệ thống của Viettel Post tại Từ Liêm – Hà Nội có công suất lớn nhất Việt Nam – với 36.000 kiện bưu phẩm/giờ.

Có thể Giao Hàng Nhanh không phải là doanh nghiệp logistic lớn nhất hay có truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, nhưng họ là doanh nghiệp chịu chơi nhất Việt Nam; khi 2 dây chuyền chia chọn tự động mà họ giới thiệu trong năm nay có công suất lớn đứng thứ 3 và nhất Việt Nam.

Tháng 8/2019, Giao Hàng Nhanh đã ra mắt hệ thống chia chọn tự động đầu tiên của mình tại Long Biên – Hà Nội, có công suất 30.000 đơn hàng/giờ, chỉ đứng sau hệ thống của Viettel Post. Nhưng với hệ thống chia chọn tự động thứ hai tại TP. HCM, họ đã vượt qua ‘anh cả’ Viettel Post, khi hệ thống mới này có công suất trung bình 40.000 đơn hàng/giờ. Còn nếu chạy hết tốc lực, công suất nó có thể tăng gấp đôi – lên 80.000 đơn hàng/giờ.

Dù có cùng số tiền đầu tư là 2 triệu USD, nhưng hệ thống tại TP. HCM khá khác biệt so với tại Hà Nội

Theo chia sẻ từ anh Nguyễn Hà Anh – Giám đốc vận hành Giao Hàng Nhanh, dù số tiền đầu tư của họ vào 2 hệ thống này gần như tương đương nhau – khoảng 2 triệu USD, tuy nhiên nếu xét kỹ về cơ cấu và công nghệ, cả hai có rất nhiều điểm khác biệt.

Đầu tiên, do nhu cầu thị trường ở thời điểm hiện tại cộng diện tích ở nhà kho tại Hà Nội lớn hơn TP. HCM, nên họ chỉ dùng 1 module ở nhà kho tại Hà Nội; ngược lại, tại TP. HCM, Giao Hàng Nhanh (GHN) lắp tới 2 module với 2 băng chuyền chồng lên nhau. Thế nên, công suất hệ thống chia chọn ở TP. HCM mới có thể lớn hơn Hà Nội, dù diện tích kho nhỏ hơn.

Ở Hà Nội, ‘mắt thần’ để đọc mã vạch được họ lắp ở mỗi đầu băng chuyền hàng vào, trong khi tại TP. HCM họ lắp đúng 2 ‘mắt thần’ chính ở giữa 2 băng chuyền.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 1.

Cách bố trí 'mắt thần' ở hệ thống Hà Nội.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 2.

Tại TP. HCM, GHN chỉ lắp 2 "mắt thần" chính giữa băng chuyền, chứ không lắp ở đầu mỗi đầu vào như ở Hà Nội.

"Bạn cứ tưởng tượng hệ thống của chúng tôi như một con robot, khó khăn lớn nhất là làm sao tích hợp được công nghệ của nhà cung cấp Trung Quốc và công nghệ vận hành tự chúng tôi phát triển để hệ thống chạy một cách mượt mà – hiệu quả.

Cả hai hệ thống của chúng tôi vẫn đang trong thời gian vận hành thử nghiệm. Sau vài tháng, chúng tôi sẽ ngồi lại với nhà cung cấp để tùy chỉnh những chi tiết chưa hợp lý của hệ thống nếu chúng có phát sinh. Còn lý do khiến chúng tôi bố trí số lượng cũng như vị trí "mắt thần" khác nhau là vì chúng tôi muốn xem thử xem là kiểu nào tối ưu hóa công suất của hệ thống hơn", anh Nguyễn Hà Anh giải thích.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Hà Anh – Giám đốc vận hành Giao Hàng Nhanh

Trong 5 năm đến 10 năm tới, Giao Hàng Nhanh sẽ đổ khoảng 30 triệu USD để xây dựng 10 trung tâm chia chọn tự động khắp Việt Nam. GHN còn tiết lộ thêm, họ cũng vừa khởi công xây dựng một kho có tổng diện tích lên đến 50.000m2 tại Hà Nội để sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo. Hiện tại, ngoài 2 kho phân loại tư động mà chúng ta vừa đề cập ở trên, GHN còn có 1.000 kho hàng khác trên toàn quốc, với diện tích giao động từ 500m2 đến 1.000m2.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 4.

Hai module của hệ thống có 2 vị trí hàng vào khác nhau.

Ngoài hệ thống chia chọn tự động, GHN còn đổ khá nhiều tiền cho đội xe tải. Doanh nghiệp này hiện đã có 700 đầu xe tải, đảm nhận chuyện vận chuyển hàng toàn quốc. Tự định vị mình là "National champions – Nhà vô địch quốc gia" hay "hệ điều hành của nền kinh tế số, giúp số hóa kết nối và hoàn tất giao dịch hàng hóa trong tương lai, đây là những khoảng đầu từ mà GHN buộc phải thực hiện. Hơn nữa, họ cũng không sợ thiếu tiền, khi vừa được Quỹ Temasek rót vốn, với số tiền được đồn đoán có thể lên đến 100 triệu USD.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 5.

Hai băng chuyền chính của 2 module có đoạn chạy song song và chồng lên nhau.

Hệ thống tự động thứ hai giúp Giao Hàng Nhanh vừa tiết kiệm chi phí nhân công – tăng năng suất vận hành – bảo đảm sự ổn định của dịch vụ

Cũng theo nhận định của Giám đốc vận hành Giao Hàng Nhanh, thì hệ thống chia chọn này vừa giúp GHN tiết kiệm chi phí nhân công – tăng năng suất vận hành – bảo đảm sự ổn định của dịch vụ.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 6.

Đầu ra bên trái.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 7.

Sau khi các thùng hàng đã đầy sẽ đưa xuống băng chuyền này và xe tải sẽ đưa đến cho các shipper đi giao hàng.

Trước đây, trong nhà kho tại TP. HCM của GHN luôn có từ 500 đến 600 người túc trực để phân loại, nhất là trong thời gian cao điểm. Với từng đó con người, trong khoảng 1 tiếng, họ phân loại khoảng được 10.000 đơn hàng/giờ. Bây giờ, với hệ thống chia chọn tự động 100% này, 1 giờ nó có thể phân loại khoảng 40.000 đơn hàng và cần 100 đến 150 nhân công. Những nhân công này đóng vai trò đưa hàng vào module và lật những kiện hàng mà mã vạch không hướng lên trên khiến "mắt thần" không để đọc được.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 8.

Cận cảnh các thùng hàng ở đầu ra của hệ thống: nếu hàng đầy, nút chặn ở phía trên sẽ báo cho nhân viên biết cũng như chặn không cho hàng rơi tiếp xuống thùng hàng.

"Tức là hệ thống này giúp chúng tôi tiết kiệm được hơn ¾ nhân công. Ngoài ra, nó sẽ mang lại sự ổn định của dịch vụ mà trước đây chúng tôi đã không thể bảo đảm được.

Ví dụ: đến những thời điểm cao điểm của thương mại điện tử, chúng tôi rất khó thuê người, đặc biệt là giai đoạn cuối năm khi các sinh viên – lực lượng lao động bán thời gian chủ chốt của chúng tôi về quê. Hơn nữa, cũng rất khó kiểm soát công suất khi số lượng nhân công đông như thế, kéo theo năng suất khá thất thường. Ngoài ra, với cách làm thủ công cũ, chúng tôi mất khá nhiều thời gian để đào tạo, trong khi với hệ thống mới này, chúng tôi chỉ cần hướng dẫn khoảng 15 phút là mọi người có thể làm được việc mà không cần động não", anh Nguyễn Hà Anh miêu tả cụ thể.

Giao Hàng Nhanh chính thức vận hành hệ thống chia chọn tự động có công suất lớn nhất Việt Nam – trung bình 40.000 đơn hàng/giờ, phá kỷ lục của Viettel Post - Ảnh 9.

Cận cảnh đầu băng chuyền đầu ra bên phải.

Với hệ thống thủ công trước, phải sau 3 đến 4 giờ chiều, các shipper mới có hàng để đi giao, lúc đó dân công sở thường đã về nhà, nên tỷ lệ hoàn thành đơn trong ngày chỉ khoảng từ 50% đến 60%. Còn với hệ thống mới này, khoảng sau 1h30 chiều là các shipper đã có hàng để đi giao, bảo đảm đơn hàng giao hết trong ngày sẽ từ 80% đến 90%.

Chỉ có một vấn đề nhỏ, là với hệ thống mới này, dù có một kiện hàng hay ở thời điểm thấp điểm ít hàng – thì hệ thống cũng phải vận hành. Tuy nhiên, anh Nguyễn Hà Anh cho rằng, dù có là thế - tiền điện ở kho Hà Nội đã tăng thêm 60 triệu đồng/tháng sau khi vận hành hệ thống đầu tiên, thì nó vẫn rẻ hơn việc họ thuê rất nhiều nhân công trước đó. Cái mà anh quan ngại nhất chính là, nếu lỡ như máy móc có vấn đề trong lúc vận hành và không hoạt động, mà các kỹ sư chưa sửa được, sẽ thiệt hại rất nhiều cho GHN.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM