Giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm: Hành động của người chưa trưởng thành

05/07/2017 14:04 PM | Sống

Một nghiên cứu bất ngờ của giáo sư Craig Kennedy chứng minh, bạo lực mang lại cảm giác thỏa mãn cho con người không kém gì tình dục và ma túy.

Vụ việc 2 thanh niên đánh hội đồng một người nước ngoài ở Trần Khát Chân và sau đó được mời lên đồn Công an làm việc một lần nữa cho chúng ta thấy, bạo lực không bao giờ là cách thông minh để giải quyết vấn đề.

Các nhà đạo đức mạng như thường lệ lại lên tiếng. Trùng hợp là trong thời gian gần đây lại liên tục xuất hiện những đoạn clip chứng minh, những cú đấm là cách khá thông dụng của rất nhiều người mỗi khi họ nảy sinh mâu thuẫn.

Chàng Tây bị nhóm thanh niên đấm giữa phố vì va quệt giao thông

Và bạo lực có phải là hành vi đại diện cho sự thiếu suy nghĩ như nhiều người kết luận hay không?

Những nghiên cứu của học viện Hudson sẽ mang tới cho các bạn một góc nhìn bao dung hơn. Theo giáo sư Craig Kennedy, so với sex và ma túy thì bạo lực cũng là một thứ gây… khoái cảm ngang ngửa.

Bổ sung cho ý kiến này, nhà văn người Anh George Orwell từng cho rằng: Nhiều người thích thể thao. Nhưng thể thao, bản chất cũng như chiến tranh mà không có tiếng súng vậy.

Trong thể thao đối kháng, con người phải đánh bại đối phương để chiến thắng. Trực tiếp hơn là trong những môn như bóng bầu dục, boxing, hay các môn võ đối kháng. Bạn chỉ thắng khi đối phương ngã xuống đất.

Và khán giả thưởng thức một cách say mê vì sự đối kháng mang cho họ sự khoái cảm, thỏa mãn. Nhiều người phủ nhận họ thích bạo lực, nhưng họ lại thưởng thức những trò thể thao đối kháng một cách say mê và kích động.

Vì bạn không trực tiếp đấm đối phương không có nghĩa là bạn không có xu hướng bạo lực.

Nhiều video game có xu hướng bạo lực như được rất nhiều người chơi. Ngay cả khi chơi game bóng đá PES, tôi dám cá là không ít bạn khi thua trận bắt đầu thích chặt chém đối phương kèm theo những câu nói đầy thù hằn. Nhiều người cho rằng chỉ là vui, nhưng đó cũng là một biểu hiện của thiên hướng thích bạo lực

Thật ra, bạo lực tồn tại hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống đời thường. Vậy nên chuyện bạo lực nổ ra khi có mâu thuẫn là hết sức dễ hiểu.

Thậm chí ngay cả một người nóng tính, có xu hướng bạo lực cũng chia thành 2 dạng: Nóng tính bột phá và nóng tính âm thầm.

Những người trông có vẻ hiền lành, nhẫn nhịn, nhưng họ giống như một quả bom nổ chậm, lúc phát nổ thì khủng khiếp. Trong khi đó những người nóng tính bột phá được hình dung như một quả lựu đạn. Rút chốt nổ ngay.

Vậy nếu bạo lực là cách dễ nhất và gây khoái cảm nhất để giải quyết mâu thuẫn thì sự khác nhau giữa người dùng bạo lực và không dùng bạo lực ở chỗ nào?

Đó là sự trưởng thành trong suy nghĩ. Người càng trưởng thành thì càng ít động tay động chân. Kẻ thiếu chín chán thì máu "không nuôi" não, mà nuôi chân nuôi tay. Người khôn khi làm điều gì biết nghĩ xa, nghĩ tới hậu quả. Kẻ dại thì cứ làm, hậu quả tính sau.

Có một điều mà ít người biết thế này: Cơ chế xử lý các hành vi bạo lực của con người và… con chuột giống hệt nhau. Chuột đánh nhau giành đồ ăn, bạn tình và lãnh địa. Bạn chẳng lẽ chẳng bằng con chuột?

Theo Bảo Nam

Cùng chuyên mục
XEM