Gần 65 tuổi, ngành hàng không mới tổ chức triển lãm liên kết nhiều ngành nghề, đối tượng nhìn ra thế giới, hướng đến tương lai

23/11/2019 07:00 AM | Kinh doanh

Đã đến lúc toàn bộ ngành hàng không, từ những nhân tài, nhà sản xuất, đối tác của các hãng bay và các cơ quan Nhà nước cùng ngồi để nhìn lại những kết quả đã đạt được và chuẩn bị thực hiện bước chuyển mình mới mang tính đột phá hơn.

Có thể nói, ngành hàng không là một thế giới mới, lĩnh vực mới, riêng biệt, một ngành đặc thù. Tuy nhiên, dù là phương tiện trên không nhưng vẫn bắt đầu từ mặt đất nên đòi hỏi cả thiết bị và không gian mặt đất phải đạt chuẩn và đồng bộ.

Không gian chuẩn đó là tổng hoà của rất nhiều đối tượng và hoạt động khác nhau. Do đó, sự phát triển của ngành hàng không sẽ kéo theo rất nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh mà các nhà đầu tư, kinh doanh, nhà sản xuất, nhà cung cấp có thể nắm bắt cơ hội nhiều tiềm năng rộng mở này.

Theo bà Lương Thị Xuân - Giám đốc Công ty GK Wintron nhận định, ngành hàng không là mối liên kết chặt trẽ giữa con người, thiết bị, công nghệ và văn hóa, tạo nên một bức tranh chung. "Mỗi đối tượng phải làm tốt nhất vai trò của mình thì mới có thể tạo nên bức tranh hoàn hảo trong đó các đơn vị nắm vai trò cốt cán sẽ vẫn là các hãng hàng không". Bà Xuân nhấn mạnh.

Sang năm 2020, ngành hàng không dân dụng Việt Nam tròn 65 tuổi. Trong một thập niên vừa qua, ngành hàng không dân dụng phát triển nhanh chóng với 10 sân bay quốc tế, 12 sân bay quốc nội. Thị trường vận tải hàng không đạt mức tăng trưởng gấp đôi khu vực, bình quân hơn 16% mỗi năm. Việt Nam hiện có 6 hãng hàng không đã được cấp phép.

Là hãng hàng không ra đời sớm nhất tại Việt Nam, trải theo chiều dài lịch sử của ngành hàng không cho đến nay hãng Vietnam Airlines vẫn luôn giữ vị thế là cánh chim đầu đàn của toàn ngành, mang lại những dịch vụ cơ bản ra thế giới như dịch vụ hàng không, dịch vụ mặt đất hàng không, an toàn đường bay, bảo dưỡng, là đơn vị nền tảng của nền hàng không quốc gia, dẫn dắt từng bước đội ngũ nhân lực ngành hàng.

Gần 65 tuổi, ngành hàng không mới tổ chức triển lãm liên kết nhiều ngành nghề, đối tượng nhìn ra thế giới, hướng đến tương lai - Ảnh 1.

Là hãng hàng không ra đời sớm nhất tại Việt Nam, trải theo chiều dài lịch sử của ngành hàng không cho đến nay hãng Vietnam Airlines vẫn luôn giữ vị thế là cánh chim đầu đàn của toàn ngành.

Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu đi lại gia tăng mạnh mẽ trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập khiến cho ngành hàng không buộc phải có sự chuyển mình. Những năm qua đánh dấu sự đang lên của các hãng hàng không tư nhân - nhân tố trực tiếp tạo nên động lực phát triển, cạnh tranh chung của toàn ngành hiện nay.

Từ một "sân chơi" gần như độc quyền của hãng hàng không quốc gia, thị trường hàng không bắt đầu có sự phân hoá và trở thành "sân đấu" mới của các tỷ phú qua việc ghi nhận ngày càng nhiều sự nhập cuộc các "ông lớn" kinh tế quốc gia; khởi điểm là với Vietjet Air của nữ tỷ phú USD đầu tiên tại Việt Nam, tiếp đến là Bamboo Airways của tập đoàn FLC và gần đây nhất, Vingroup đang hoàn thiện những bước chuẩn bị cuối cùng để ra mắt hãng hàng không riêng của mình.

Gần 65 tuổi, ngành hàng không mới tổ chức triển lãm liên kết nhiều ngành nghề, đối tượng nhìn ra thế giới, hướng đến tương lai - Ảnh 2.

Ngành hàng không đã bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân (Ảnh: FLC).

Bà Xuân nhìn nhận, lĩnh vực hàng không sẽ sản sinh ra nhiều nhân tài và những người "chế biến" ra những sản phẩm mới, dịch vụ mới, lĩnh vực kinh doanh mới với yêu cầu cao về hàm lượng chất xám và tính sáng tạo.

Mặt khác, sự phát triển nhanh của ngành cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng và trở thành một vấn đề đang nổi cộm trong thời gian gần đây. Bà Xuân cho rằng, phải tạo mô hình, tạo cơ hội trải nghiệm để những người trẻ tài năng hình dung được môi trường làm việc và những công việc cụ thể trong ngành.

Nghề nghiệp hàng không, đâu chỉ có phi công và tiếp viên

Theo lãnh đạo GK Wintron, giới trẻ cần phải biết, phải đi học, tai nghe, mắt thấy, tận tay sờ để biết ngành nào nên học, để biết rằng ngành hàng không có rất nhiều cơ hội việc làm từ điện, cơ khí, bảo dưỡng, dịch vụ dưới mặt đất… chứ không chỉ có riêng nghề phi công và tiếp viên hàng không.

Nhưng giá trị cốt lõi của một nhân sự trong ngành hàng không được lãnh đạo GK Wintron nhấn mạnh là cần có sự đào tạo bài bản và có văn hoá. Đó là thông điệp cần xây dựng và truyền ra thế giới bởi lẽ chính bà Xuân trong quá trình giao thương quốc tế cũng đã từng rất đau lòng khi phải tiếp nhận những lời phê bình về chất lượng dịch vụ ngành hàng không nói riêng và văn hóa ứng xử của người Việt Nam nói chung cho dù những lời đó chưa hẳn xuất phát từ giới chuyên môn.

Chính những lời phê bình đó tích tụ theo thời gian, tăng dần lên theo những chuyến công tác nước ngoài, cộng thêm lòng tự tôn dân tộc sau khi tham gia rất nhiều triển lãm hàng không quốc tế đã khiến bà Xuân quyết tâm tạo dựng những hoạt động có ý nghĩa và thiết thực cho ngành hàng không.

Bà Xuân mong muốn có thể cùng lúc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và kết nối cơ hội cho rất nhiều đối tượng từ giới trẻ tìm kiếm việc làm tới các nhà sản xuất, nhà cung cấp khai thác tiềm năng to lớn của các thiết bị và dịch vụ phụ trợ của ngành còn rất màu mỡ này.

Gần 65 tuổi, ngành hàng không mới tổ chức triển lãm liên kết nhiều ngành nghề, đối tượng nhìn ra thế giới, hướng đến tương lai - Ảnh 3.

Bà Lương Thị Xuân - Giám đốc Công ty GK Wintron, người trăn trở, ấp ủ và mong muốn tổ chức triển lãm hàng không cho Việt Nam.

Do đó, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam một sự kiện mang tên "Triển lãm quốc tế thiết bị công nghệ ngành hàng không Việt Nam 2019" do bà Xuân đại diện GK Wintro đứng ra tổ chức với sự đồng tình của Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam (VAAST), Cục Hàng không Việt Nam cũng như của Bộ Giao thông vận tải.

Triển lãm sẽ được diễn ra từ ngày 26 đến 28/11/2019 tại Trung tâm sự kiện và triển lãm White Palace - 108 Phạm Văn Đồng, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo GK Wintron cho biết, triển lãm này sẽ đem lại cơ hội giao thương cho nhiều đối tác, là một cầu nối tốt để các hãng hàng không đưa ra các đầu bài sản xuất cho nhà cung ứng tạo điều kiện để cho chính các kỹ sư Việt Nam sẽ làm ra những mô hình mới, đồng thời thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.

"Chúng ta có thể kỳ vọng đâu đó Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất thiết bị nội thất máy bay, thiết bị dụng cụ máy bay cũng như thiết bị cho riêng mặt đất và tận dụng được nguồn tài nguyên Việt Nam truyền thống phong phú như vải, gỗ, tre, nứa, các raw material (nguyên liệu thô) từ thiên nhiên... để chế tạo ra những sản phẩm chất lượng và đẹp", bà Xuân nói và cho rằng các hãng hàng không nên hướng về văn hóa Việt để nâng tầm vị thế của Việt Nam.

Gần 65 tuổi, ngành hàng không mới tổ chức triển lãm liên kết nhiều ngành nghề, đối tượng nhìn ra thế giới, hướng đến tương lai - Ảnh 4.

Theo bà Xuân DN Việt nên tận dụng nguồn tài nguyên Việt Nam truyền thống phong phú như vải, gỗ, tre, nứa, các raw material (nguyên liệu thô) từ thiên nhiên...

Điều này sẽ mang lại cơ hội giao lưu, giao thương, tăng cường trải nghiệm của nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới.

Liên kết phát triển vì tương lai của ngành hàng không

Sự kiện cũng là cầu nối để các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính trong và ngoài nước nhìn nhận được năng lực của sinh viên tài năng ngành hàng không, từ đó đầu tư cho chất xám để người trẻ phụng sự phát triển đất nước.

Triển lãm dự kiến có quy mô 200 gian hàng, trưng bày trên diện tích 10.000 m2, thu hút khoảng trên 10.000 khách tham quan. Theo bà Xuân, ban tổ chức triển lãm sẽ mời các doanh nghiệp lớn trong ngành hàng không của thế giới tham dự.

Theo ban tổ chức, sự kiện bao gồm hoạt động trưng bày, giới thiệu trang thiết bị công nghệ, sản phẩm công nghiệp phụ trợ, thiết bị nội ngoại thất máy bay... từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Các hãng hàng không tiêu biểu của Việt Nam cũng đều góp mặt cho sự kiện này như Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways.

Gần 65 tuổi, ngành hàng không mới tổ chức triển lãm liên kết nhiều ngành nghề, đối tượng nhìn ra thế giới, hướng đến tương lai - Ảnh 5.

Sự kiện bao gồm hoạt động trưng bày, giới thiệu trang thiết bị công nghệ, sản phẩm công nghiệp phụ trợ, thiết bị nội ngoại thất máy bay... từ các nhà sản xuất trong và ngoài nước.

Đồng thời, các chuyên gia trong nước và quốc tế sẽ trình bày tại bốn phiên hội thảo kỹ thuật, thương mại và dịch vụ hàng không xoay quanh các chủ đề trọng yếu của ngành như: tình hình đầu tư xây dựng cảng hàng không giai đoạn 2020-2030, vấn đề quản lý bay dân dụng, giải pháp cho vấn đề nhân sự ngành hàng không, hiện thực hoá xu hướng phát triển bền vững và áp dụng định hướng 4.0 trong việc nâng cấp hạ tầng, thiết bị, kỹ thuật chuyên ngành...

Sau gần 65 năm triển lãm đầu tiên về ngành hàng không mới được tổ chức nên dịp này cũng là cơ hội tốt để tất cả những tư liệu về hàng không bao gồm trước và sau chiến tranh được quy tụ về nhằm giữ chất xám của tất cả đồng chí lão thành, điển hình như GS.TS. Trần Văn Khảm hay người Việt đầu tiên đặt chân lên vũ trụ - GS.TS.Phạm Tuân cùng với những thành tựu lớn của ngành hàng không.

Gần 65 tuổi, ngành hàng không mới tổ chức triển lãm liên kết nhiều ngành nghề, đối tượng nhìn ra thế giới, hướng đến tương lai - Ảnh 6.

Triểm lãm cũng là cơ hội tốt để tổng hợp và trưng bày tất cả những tư liệu về hàng không bao gồm trước và sau chiến tranh.

"Đây là một điểm dừng chân và bước đánh dấu bước chuyển mình mới. Mỗi người, từ người trẻ đến lão thành và các hãng bay cũng như đối tác sẽ xác định sứ mệnh của mình trong sự phát triển của hàng không nói riêng và đất nước nói chung. Chúng tôi kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cùng kết hợp để đưa ra những thông điệp mới về ngành hàng không trong đó để cho học sinh sinh viên có công ăn việc làm và nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới còn các hãng hàng không sẽ được hưởng những bước đi, những dịch vụ tốt, những chuyến bay tốt đẹp". Bà Xuân kỳ vọng.

Đặc biệt, đối với giới trẻ, nhà tổ chức mong muốn mang đến sự hiểu biết và chia sẻ đồng thời truyền tải một thông điệp: Giới trẻ đồng hành cùng hàng không Việt Nam để liên kết và hội nhập với thế giới.

GK Wintron là công ty được sáp nhập giữa công ty Gia Khương và Wintron Singapore từ năm 2013. Từ năm 1998, Gia Khương đã tham gia và phát triển lĩnh vực hàng không, trở thành đại diện của những công ty như: Dunlop, Solutia, Good Year, các hãng nội thất máy bay như KraftHaus, Wolfsdorf, Aviointeriors, Iacobuccihf,...

Gia Khương là đại diện phân phối của 72 sản phẩm trang thiết bị công nghiệp như bơm, van, hộp số, động cơ mô tơ, của các thương hiệu như Flowserves, Blackmers, Haskel, Sihi, SJP, Bettis… Tất cả những kinh nghiệm quý báu từ nhiều lĩnh vực trong hành trình phát triển từ 1998 đến nay là nền tảng để GK Wintron tổ chức triển lãm trang thiết bị và công nghệ về ngành Hàng Không 2019 đầu tiên tại Việt Nam.

PV

Cùng chuyên mục
XEM