Gần 2 lít “dầu” trong máu, người phụ nữ suýt mất mạng vì món khoái khẩu từ thịt lợn

28/04/2023 14:12 PM | Sống

Thịt lợn phổ biến với tất cả các gia đình bởi ngon miệng, giá cả hợp lý lại đa dạng cách chế biến. Vì vậy, khi nghe thông tin một người phụ nữ bị tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp sau khi ăn nó đã khiến không ít người hoang mang.

Một người phụ nữ họ Mưu sống tại Quảng Đông, Trung Quốc, đã phải trải qua "thập tử nhất sinh" sau khi ăn món lợn sữa quay. Được biệt, bà vốn rất thích thịt lợn quay, nhất là những con lợn sữa vẫn còn đang bú mẹ, trọng lượng không quá 5kg. Bởi quay xong thịt rất mềm, nhiều đạm, còn thơm mùi sữa mà lớp da lại vàng rất hấp dẫn và giòn tan khi ăn.

Gần đây, một bữa trưa bà Mưu chỉ ăn thịt lợn sữa quay. Buổi tối cùng ngày, còn thừa chút thịt nên bà hâm lại ăn cùng với cơm và vài món khác. Đến nửa đêm, không hiểu sao bà bắt đầu cảm thấy đau vùng bụng trên. Nghĩ là do ăn quá nhiều thịt trong một ngày nên bị đầy bụng, bà lật đật thức dậy uống thuốc tiêu hóa.

photo-5

Ảnh minh họa

Tới sáng ngày hôm sau, thấy bụng vẫn rất khó chịu nên bà tiếp tục tự uống thuốc và bỏ bữa trưa rồi lên giường nằm nghỉ. Đầu giờ chiều, cơn đau bụng ngày càng trở nên dữ dội, lan cả tới sau lưng. Kèm theo đó là sốt, buồn nôn và nôn mửa tim đập nhanh bất thường. Người nhà bà Mưu thấy vậy thì hoảng hốt vô cùng, vội vã gọi xe cấp cứu đưa bà tới Bệnh viện Clifford Quảng Đông (Quảng Đông, Trung Quốc).

Bà Mưu và người nhà đều cho rằng bà bị ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên kết quả kiểm tra lại nghiêm trọng hơn rất nhiều. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chất béo trung tính (TG) vượt quá tiêu chuẩn hàng chục lần. Cụ thể, chỉ số này ở người bình thường là 0,38 - 1,61 mmol/L nhưng ở bà Mưu lên tới tận trên 50mmol/L.

Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa Gong Xiuli là người trực tiếp cấp cứu cho bà Mưu. Ông cho biết, ngoài chỉ số lipid máu tăng vọt thì bệnh nhân còn có nhiều triệu chứng đặc hiệu của viêm tụy cấp, suy hô hấp và rối loạn nhịp tim. Chẩn đoán cuối cùng sau khi thành lập nhóm hội chẩn đa khoa là viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu kèm theo suy đa tạng dẫn tới nguy hiểm tính mạng.

Cẩn trọng với tăng lipid máu và viêm tụy cấp khi ăn uống mất cân bằng!

Ngay lập tức, bà được thực hiện lọc máu bằng hình thức trao đổi huyết tương khẩn cấp. Người chịu trách nhiệm chính cho quá trình này là bác sĩ chuyên khoa Gan mật và Thận Ma Xueqi. Ông kể lại, sau khi gần 2 lít chất béo, hay cũng có thể gọi là "dầu" đã được lọc ra từ máu của bệnh nhân thì các dấu hiệu sinh tồn mới bắt đầu ổn định lại.

photo-4

Ảnh minh họa

Bác sĩ Ma Xueqi cho biết, phải mất đến 3 giờ liên tục để trao đổi huyết tương mới có thể giữ được mạng sống cho bệnh nhân. Bản thân ông cũng ngạc nhiên khi thấy huyết tương của bà Mưu rất nhớt và có màu vàng kem như bơ. Bởi vì huyết tương bình thường sẽ trong suốt hoặc màu vàng nhạt. Có thể nói là máu của bà khi đó toàn là "dầu".

Trong vòng 24 giờ sau đó, bà tiếp tục được trao đổi huyết tương lần 2. Lipid máu cuối cùng cũng hạ xuống mức an toàn: chỉ số triglyceride 3,46 mmol/L, cholesterol toàn phần là 1,86mmol/L. Viêm tụy cấp được kiểm soát, một loạt các phương pháp điều trị bao gồm chống viêm, ức chế axit, bảo vệ dạ dày, ức chế enzyme và hỗ trợ dinh dưỡng cũng được tiến hành hiệu quả.

Khi được hỏi về thói quen ăn uống để điều tra bệnh sử, bà trả lời giống hệt như lời người nhà nói trước đó. Tuy nhiên, bà không ngờ rằng thịt lợn sữa quay lại có nhiều dầu mỡ, chất béo đến mức khiến bà suýt mất mạng vì tăng lipid máu cấp tính, viêm tụy cấp như vậy.

Theo bác sĩ Gong Xiuli và bác sĩ Ma Xueqi, món lợn sữa quay là nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng thể đổ lỗi cho nó 100%. "Thủ phạm" chính gây ra bệnh là do quá trình chuyển hóa lipoprotein bất thường. Hoa ra, bà Mưu vốn có chỉ số mỡ máu khá cao và đã được các bác sĩ khách cảnh báo trước đây. Tuy nhiên, vì chủ quan và thiếu kiến thức mà không đi kiểm tra thường xuyên. Hơn nữa còn ăn uống bừa bãi, cực mê các món thịt, nhất là món quay hoặc nướng, chiên rán nhiều dầu mỡ.

Bác sĩ Ma Xueqi giải thích thêm, tăng lipid máu được chia thành rối loạn lipid máu nguyên phát và rối loạn lipid máu thứ phát. Rối loạn lipid máu nguyên phát là tình trạng không có yếu tố thứ cấp rõ ràng gây ra rối loạn lipid máu. Hầu hết là do đột biến gen đơn lẻ hoặc nhiều gen gây ra. Đây cũng chính là tình trạng của bà Mưu. Khi ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, muối lâu ngày sẽ dẫn đến tăng mỡ máu thứ phát.

photo-1

Ảnh minh họa

Cần lưu ý rằng bất kể tăng lipid máu nguyên phát hay thứ phát đều có thể gây ra gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tiểu đường, viêm tụy cấp và các bệnh khác nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, nhân trường hợp này bác sĩ Gong Xiuli cũng nhắc nhở chúng ta không nên ăn thịt lợn quay, nhất là lợn sữa quá thường xuyên. Bởi vì nó rất giàu đạm, nhiều chất béo lại chế biến ở nhiệt độ quá cao dễ sản sinh ra các chất độc hại, thậm chí tăng nguy cơ ung thư. Nên cân bằng chế độ ăn uống, tăng lượng rau củ và trái cây. Tránh trường hợp ăn quá nhiều thịt dễ dẫn tới bệnh gout, sỏi thận, tim mạch, rối loạn chuyển hóa… cùng nhiều bệnh lý khác.

Theo Ngọc Ái

Cùng chuyên mục
XEM