G20: Diễn đàn hợp tác kinh tế hay phiên chợ?

06/09/2016 14:15 PM | Xã hội

Những ngày vừa qua của hội nghị thượng đỉnh G20 cho thấy, nó giống một phiên chợ hơn là diễn đàn hợp tác kinh tế.

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu đã kết thúc với một bản gợi ý về cải cách cấu trúc và công nghệ sản xuất tiết kiệm sức lao động. Tuy nhiên, điều này có vẻ cố tình đi ngược lại với nhiệm vụ trước mắt là ổn định nền kinh tế thế giới đang ì ạch vật lộn với bất cân bằng thương mại và những cú sốc ngoại sinh đến từ an ninh toàn cầu.

Tại khu vực đồng tiền chung euro, Đức cũng từng đưa ra phương án cải cách cấu trúc và thắt chặt tài khóa trong khi châu Âu đang lâm vào suy thoái với thất nghiệp, đói nghèo gia tăng, hơn một nửa thanh niên không có việc làm và một tương lai tươi sáng.

Trước đó, phát biểu tại Berlin ngày 29/7/2016, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức cho biết Bắc Kinh và Berlin “vẫn đang đàm phán tăng cường để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu”. Là hai quốc gia thặng dư thương mại lớn nhất trên thế giới, Đức và Trung Quốc tìm thấy điểm đồng thuận trong việc hạn chế tăng trưởng nhanh hơn.

Năm sau, Đức sẽ là nước chủ nhà đăng cai G20. Với một nền kinh tế hoàn toàn không có thất nghiệp, Đức không muốn thảo luận thêm về những chính sách thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Sự ra đi của nước Anh lại càng khiến cho cấu trúc vốn đã lỏng lẻo của Liên minh châu Âu càng lộ rõ. Đó chính là lý do tại sao Đức lại quan tâm đến cải cách cấu trúc, sáng kiến công nghệ hơn là hợp tác hành động tạo việc làm và thu nhập cho hơn 20 triệu người thất nghiệp ở châu Âu.

Vậy còn vai trò của Mỹ - nền kinh tế chiếm 40% GDP toàn cầu và hiện đang có 40 triệu người không có việc làm hoặc việc làm ổn định?

Đáng lẽ ra Mỹ nên tập trung trả lời câu hỏi về thương mại và hợp tác kinh tế, nhưng thực sự nền kinh tế lớn nhất thế giới đã không làm điều đó. G20 Hàng Châu kết thúc mà không có một bản hành động chung về chia sẻ gánh nặng tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhanh hơn và cân bằng hơn.

Cuộc gặp gỡ giữa Obama và Tập Cận Bình chỉ xoay quanh vấn đề tranh chấp khu vực biển Đông và nhấn mạnh sự di chuyển của chính sách xoay trục của Mỹ về Đông Nam Á. Những vấn đề an ninh, chiến lược tại Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi và Trung Âu là nhiệm vụ của UN và các tổ chức khu vực, không phải của G20.

Hơn nữa, sự hiện diện của IMF, OECD, BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) cho thấy G20 không có gì để làm về tổ chức, điều hành thương mại và tài chính quốc tế. G20 được tổ chức bởi những quốc gia chuyên làm việc với 3 tổ chức trên. Họ bàn bạc, hoạch định và thỏa thuận thông cáo báo chí trước cả khi những vị lãnh đạo đến Hàng Châu.

Theo Anh Sa

Cùng chuyên mục
XEM