Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng”

23/04/2022 08:23 AM | Sống

Từ một sở thích cá nhân chỉ phục vụ người thân và bạn bè, Phượng Krystine Nguyễn (Phượng Nguyễn) đã nâng tầm giá trị của những bông hoa, biến Liti Florist thành thương hiệu được nhiều doanh nghiệp, doanh nhân và người nổi tiếng tin tưởng cho ngày trọng đại của mình.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: "Nếu chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng sự kỳ diệu của mỗi bông hoa, cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn". Điều này cũng đúng với Phượng Krystine Nguyễn - founder kiêm CEO của Liti Florist.

Ngày đến với hoa, Phượng Krystine chẳng có nhiều toan tính ngoại trừ tình yêu nguyên sơ chị dành cho loài thực vật đặc biệt này. Sau 10 năm, hoa không chỉ điểm tô thêm những sắc màu phong phú cho cuộc sống của chị, mà còn đưa chị trở thành bà chủ của thương hiệu hoa lớn nhất nhì Hà thành.

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 1.

Coi hoa như tri kỷ, nhưng Phượng Krystine chưa bao giờ nghĩ mình sẽ kinh doanh hoa toàn thời gian.

Khoảng 10 năm trước, rất khó để tìm một người bán hoa vỉa hè được đào tạo về thẩm mỹ một cách bài bản. Không thể tìm được nhà cung cấp hoa tươi ưng ý, chị quyết định dấn thân nơi thương trường, đem sản phẩm đẹp đến với những người yêu hoa như mình.

Những bó hoa đầu tiên ra đời vốn nhằm thỏa mãn niềm đam mê được sống ngập tràn trong hoa mỗi ngày của người phụ nữ này. Mãi đến khi được bạn bè và khách hàng hưởng ứng ngoài dự kiến, chị mới nhìn lại "cuộc dạo chơi với hoa", lựa chọn dồn toàn bộ thời gian và tâm huyết cho nó.

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 2.

Bỏ công việc marketing lương cao tại một tập đoàn lớn để theo đuổi đam mê nhưng Phượng Krystine may mắn được gia đình ủng hộ hết mình. Bản thân bố mẹ chị cũng làm kinh doanh, nên tư tưởng khá cởi mở, luôn để con cái tự lập.

"Từ bé, gia đình đã dạy tôi: ‘Con làm gì cũng được miễn là không phạm pháp’. Bố tôi trước làm giáo viên, nhưng vì nhà đông con, nuôi không xuể nên chuyển nghề sang đi buôn. Vì thế, tôi thừa hưởng máu kinh doanh từ bố mẹ. Từ năm cấp hai, tôi đã bán thiệp giấy cho các bạn cùng lớp, cũng lãi chứ không đùa", nữ nghệ nhân vừa cười, vừa nhớ lại.

Ở Việt Nam, kinh doanh hoa vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ. Để nâng cao tay nghề, Phượng Krystine và cộng sự ngoài việc tự học qua youtube, tạp chí sách báo của nước ngoài, họ phải sang tận Anh và Singapore đăng ký khóa học thiết kế hoa ngắn hạn. Chị cũng chủ động tham gia nhiều hội chợ hoa tươi tại Hà Lan, Trung Quốc… nhằm trau dồi thêm kiến thức và kết nối các nhà cung cấp toàn cầu.

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 3.

Vào thời điểm đó, rất ít thương hiệu hoa tham gia phân khúc cao cấp vì rủi ro cao. Tuy nhiên, bằng sự nhạy bén của một doanh nhân, Phượng Krystine nhận thấy "trong nguy có cơ". Chị muốn hướng tới phân khúc có lợi nhất về mặt kinh tế.

"Thiết kế và bó hoa là một công việc phải handmade (làm bằng tay) hoàn toàn nên sản lượng của chúng tôi cực kỳ giới hạn & phụ thuộc vào yếu tố con người, máy móc không thay thế được. Vì sản lượng thấp, nên tôi chọn phân khúc cao cấp. Tôi xác định mang đến thị trường những sản phẩm khắt khe về chất lượng, tương xứng với đồng tiền mà khách hàng bỏ ra", chị Phượng chia sẻ trong một bài báo.

Nhiều người bảo Phượng Krystine "liều" khi phát triển theo hướng nhập khẩu hoa từ nước ngoài, trong khi hoa nội địa không hề thiếu, thậm chí còn đa dạng về giống loài và màu sắc. Tuy nhiên, chị quan niệm rằng mỗi quốc gia với thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau sẽ cho ra đời những bông hoa đẹp khác nhau.

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 4.

"Hà Lan là cường quốc xuất khẩu hoa nhưng vẫn nhập rất nhiều sản phẩm từ xứ nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Bởi lẽ, họ không thể trồng những loài hoa nhiệt đới đẹp như chúng ta", CEO Liti Florist nói.

"Việc nhập khẩu để có đủ ‘kỳ hoa dị thảo’ mang đến cảm xúc đặc biệt cho khách hàng là một hướng đi đúng. Hoa là dịch vụ cảm xúc, nên yếu tố ‘lạ’ rất quan trọng".

Nhìn lại chặng đường đã đi, Phượng Krystine chưa từng hối tiếc vì đã biến đam mê thành công việc. Sự gắn kết với hoa vẫn vẹn nguyên như thuở đầu, giúp chị dễ dàng lấy cảm hứng từ thiên nhiên và nghệ thuật. Chỉ một chuyến đi thủy cung ngắm cá bơi hay một buổi thăm thú bảo tàng tại nước ngoài cũng đủ để người phụ nữ này thăng hoa trong các thiết kế hoa tại Liti Florist.

"Áp lực khiến tôi nhận ra: hoa không chỉ là đam mê, mà còn là ‘liều thuốc trị liệu tâm hồn’", chị tâm sự. "Những lúc mệt mỏi, chỉ cần được ngắm và hít hà hoa đẹp là tôi lại được xoa dịu".

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 5.

Vốn yêu thích những loài hoa đồng nội nhỏ bé và xinh xắn, Phượng Krystine Nguyễn chọn cái tên Liti Florist cho đứa con cưng của mình. Khởi nguồn từ một sở thích cá nhân, Liti Florist đã trở thành một chuỗi cửa hàng lớn mang lại những trải nghiệm hạnh phúc cho khách hàng qua thiên nhiên, cũng như tạo ra gần 100 công ăn việc làm đầy ý nghĩa.

Với Phượng Krystine, kinh doanh hoa như một cái duyên đến tự nhiên. Tuy nhiên, giống như mọi doanh nghiệp khác, Liti Florist cũng phải trải qua muôn vàn khó khăn về nguồn hàng, nhân sự, mức độ cạnh tranh… trong quá trình doanh nghiệp phát triển.

Hoa tươi vốn không thể để lâu, lại là sản phẩm của tự nhiên con người không thể can thiệp 100%. Chưa kể, 50% hoa tại Liti Florist được nhập khẩu từ nước ngoài. Thế nhưng, với 10 năm kinh nghiệm vận hành, Phượng Krystine đã thành thục việc thống kê và cân đối nguồn cung và cầu, nên ít khi bị tồn đọng hay thiếu hụt hàng.

Mỗi năm một lần, nữ nghệ nhân cùng đội ngũ quản lý lại ngồi họp để phân tích doanh nghiệp, xem mình ở đâu trên thị trường và cần hoàn thiện điều gì. Chị quan niệm, sản phẩm phải đủ tốt thì khách hàng mới lựa chọn.

"Trong công ty, từ CEO đến shipper đều thấm nhuần chân lý: ‘Có khách hàng là có tất cả. Không khách hàng là không có gì’", Phượng Krystine cho biết. "Chúng tôi thậm chí còn có chính sách ‘Đổi trả không cần lý do, miễn bạn hài lòng’".

Để nâng cao tay nghề nhân viên, bà chủ Liti Florist còn mạnh dạn mời hẳn chuyên gia nước ngoài đến đào tạo cách chăm sóc, sơ chế, bảo quản và thiết kế hoa. Khóa học này diễn ra trong khoảng 1 tháng, đều đặn 2 năm/lần. Sau đó, đội ngũ của Liti Florist sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo nội bộ lẫn nhau.

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 6.

Nhờ đầu tư chỉn chu, Liti Florist xây dựng được hệ thống dịch vụ ổn định, ngay cả khi mảng sự kiện và tiệc cưới bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19. Chị tự hào rằng công ty không phải cắt giảm nhân sự nào, thậm chí còn liên tục nhận đơn từ các khách hàng cá nhân mới và mua lại.

"Trong cuộc sống hiện đại, có lẽ hoa vẫn là thứ ‘thiết yếu’ với nhiều người", Phượng Krystine nhận xét.

Tại Liti Florist, mỗi tác phẩm sẽ có giá dao động từ 1 triệu VNĐ đến cả nhiều chục triệu VNĐ. Theo Phượng Krystine, những khách hàng yêu hoa, ngưỡng mộ nghệ thuật, thích sự tinh tế và sáng tạo sẽ không ngại bỏ ra một số tiền lớn như vậy.

"Những bó hoa ‘7 số 0’ đầu tiên của chúng tôi lại đến từ yêu cầu của khách hàng. Ở đâu có cầu ắt sẽ có cung", nữ nghệ nhân thích thú tiết lộ. "Mọi người thường bảo: ‘Đừng dạy người giàu tiêu tiền’. Tôi thấy đúng thế".

"Chất lượng sản phẩm và trải nghiệm tinh tế chính là thứ tôi dùng để chinh phục khách hàng. Để họ chịu chi, dịch vụ của bạn phải tương xứng".

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 7.

Phượng Krystine nhấn mạnh, dịch vụ hoa trang trí đám cưới của Liti Florist được phát triển theo hướng "bespoke", nghĩa là thiết kế riêng cho từng khách hàng. Chị thấu hiểu áp lực mà cô dâu chú rể phải trải qua, nên muốn cung cấp một dịch vụ giúp quá trình chuẩn bị của các cặp đôi thêm nhẹ nhàng và hạnh phúc.

Sau 10 năm, Liti Florist đã có tới 5 cửa hàng từ Bắc vào Nam. Thế nhưng, nữ nghệ nhân vẫn khiêm tốn tự nhận mình là công ty nhỏ, chưa bứt phá mà chỉ mới tăng trưởng bền vững.

"Khởi nghiệp là tốt nhưng để có một doanh nghiệp khởi nghiệp tốt thì không dễ", chị nhận định.

"Tuy nhiên, ngành nào cũng có khả năng thành công nếu mình làm tốt. Chẳng hạn, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đi lên từ những gói mì có giá chỉ vài nghìn VNĐ. Ông chủ thương hiệu lẩu Haidilao cũng từng mở quán ăn với vỏn vẹn 4 bàn khi đang không xu dính túi".

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 8.

Từ ngày kinh doanh hoa, Phượng Krystine Nguyễn cảm thấy mình có kết nối đặc biệt sâu sắc với thiên nhiên. Nhờ niềm đam mê này, chị xây dựng thêm rất nhiều mối quan hệ, với đối tác và đặc biệt là khách hàng.

Đơn đặt hàng lớn đầu tiên của Liti Florist là trang trí hoa và cây cho toàn bộ trung tâm thương mại Lotte Hanoi. Phượng Krystine phải đảm nhiệm khối lượng công việc đồ sộ, trao đổi trực tiếp với phòng thiết kế nổi tiếng khắt khe của tập đoàn tại Hàn Quốc. Sự chuyên nghiệp của một công ty hoa nhỏ đã gây ấn tượng lớn trong mắt khách hàng.

"Hợp đồng lớn với Tập đoàn Lotte như một cú hích khiến tôi suy nghĩ về quy mô của ngành kinh doanh hoa tươi. Đến tận bây giờ, họ vẫn đang là khách hàng của chúng tôi", nữ nghệ nhân nhớ lại.

Sau nhiều năm, những tác phẩm hoa tươi của Phượng Krystine đã trở thành vật trang trí không thể thiếu trong các sự kiện lớn. NTK Đỗ Mạnh Cường, NTK Lê Thanh Hòa, đạo diễn Long Kan hay NTK Phương My thường tìm đến chị mỗi khi tổ chức những show diễn thời trang quan trọng.

Liti Florist là cái tên cũng được hàng loạt thương hiệu thời trang bậc nhất toàn cầu "chọn mặt gửi vàng" hay những siêu dự án đám cưới của giới tài phiệt mà theo chính sách bảo mật thông tin khách hàng chị không được tiết lộ.

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 9.

Hỏi về sự kiện trang trí hoa gần đây mà chị nhớ nhất, Phượng kể về tiệc sinh nhật con gái nuôi của NTK Đỗ Mạnh Cường tại khách sạn Park Hyatt Saigon, 40 nhân viên làm việc 48 giờ liên tục tại Park Hyatt, TP.HCM, dựng khối kiến trúc sắt khung quây kín phòng tiệc của khách sạn, trên trần phủ kín pha lê và 4 bức tường phủ kín hoa tươi, phục vụ cho tiệc tối xa hoa kéo dài chỉ bốn giờ đồng hồ. "Khối lượng công việc nhiều thì không kể, nhưng chúng tôi đã phải tỉ mỉ từng chi tiết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất như NKT Đỗ Mạnh Cường, doanh nhân Huy Cận."

"Người nổi tiếng, các doanh nhân thành đạt họ có rất nhiều lựa chọn. Họ chọn mình thì chứng tỏ họ đã tin tưởng rằng mình sẽ đưa ra các đề xuất tốt", nữ nghệ nhân giải thích. "Chúng tôi phải đủ chuyên nghiệp để biết khách hàng là ai, phù hợp với phong cách gì".

Được "chọn mặt gửi vàng" trong các sự kiện lớn là một vinh dự, nhưng đồng thời cũng là thách thức mà Phượng Krystine phải vượt qua. Đôi khi, công việc quá tải hay sự cố không mong muốn xảy ra khiến chị vô cùng căng thẳng.

Có lần, nữ nghệ nhân Hà thành phải gọi điện xin lỗi và đền bù cho từng khách hàng vì lô hoa mẫu đơn nhập khẩu đắt đỏ bất ngờ nở sớm, rụng mất 70-80% lô hàng. Bà chủ Liti Florist vừa lo lắng thiệt hại tài chính, vừa sợ rằng uy tín của thương hiệu giảm sút.

Gần đây nhất, hơn 2/3 nhân sự công ty mắc Covid-19 chỉ trước ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đúng 1 tuần. Chị phải huy động người thân, bạn bè, cộng sự và nhân viên cũ để xử lý gần mấy tấn hoa nhập khẩu đã đặt mua.

Founder Liti Florist – Phượng Nguyễn: “Người ta bảo, đừng dạy người giàu tiêu tiền và bó hoa 7 số 0 đầu tiên của chúng tôi đến từ yêu cầu của khách hàng” - Ảnh 10.

Vất vả là thế, nhưng Phượng Krystine vẫn duy trì được sự kết nối thân mật vô hình với hoa, vượt qua những giới hạn đơn thuần của kinh doanh. Nhờ hoa, chị được chứng kiến nhiều tình cảm thiêng liêng con người dành cho nhau, dù là khoảnh khắc vui vẻ hay giây phút đau buồn.

"Tôi thấy vui vì sản phẩm của mình đem lại niềm vui cho con người. Có ai mà lại tặng hoa cho người mình ghét?", CEO Liti Florist tâm sự.

"Mọi người tặng hoa cho nhau để truyền tải thông điệp yêu thương, sẻ chia, an ủi, động viên, chúc mừng,... hoặc để nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt đẹp. Tôi kinh doanh hoa, không chỉ để mang đến hạnh phúc cho khách hàng, mà còn cho cả nhân viên và bản thân".

Trong tương lai, Phượng Krystine muốn phát triển con đường kinh doanh hoa theo hướng công nghệ, đạo đức trách nhiệm và tôn trọng thiên nhiên. Chị cũng không giấu tham vọng sẽ mở rộng cửa hàng ra thị trường nước ngoài.

"Chủ một doanh nghiệp dược Malaysia từng sử dụng điện hoa của Liti Florist để tặng các đối tác ở Việt Nam. Người bạn đó nói: ‘Tôi chưa từng thấy một dịch vụ có sản phẩm hoa đẹp và chuyên nghiệp như vậy. Hãy mang Liti Florist sang đây đi’".

"Điều gì cũng có thể xảy ra đúng không?", nữ nghệ nhân Hà thành mỉm cười. "Ai mà biết được!"


Theo Tú Khê- Hồng Đăng

Cùng chuyên mục
XEM