FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD

24/07/2018 14:29 PM | Công nghệ

Đây là những hacker nguy hiểm bậc nhất lọt vào danh sách đen của chính phủ Mỹ.

FBI đăng tải danh sách nghi phạm trên trang web " Cyber’s Most Wanted – Những Tội phạm mạng bị truy nã gắt gao nhất ", công bố danh tính của những hacker tài năng mà cũng là nguy hiểm nhất trên thế giới. Tội ác của họ bao gồm trộm cắp tin tức mật cho tới đánh cắp những tập chưa phát sóng của Game of Thrones.

Dưới đây là gương mặt của các hacker ấy. Danh sách không được sắp xếp theo thứ tự cụ thể nào.

Behzed Mesri đòi HBO chuộc lại phim bị hack

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 1.

Mesri là một hacker người Iran với tên gọi khác là Skote Vahshat. Chính cá nhân này đã lấy được những tập phim chưa được trình chiếu, những kịch bản phim đang hoàn thiện của Game of Thrones – Trò Chơi Vương Quyền. Bên cạnh đó là các series truyền hình như Ballers, Curb Your Enthusiasm, The Deuce.

Mesri đã đòi khoản tiền chuộc 6 triệu USD, trả bằng Bitcoin.


Danial Jeloudar, ăn cắp số thẻ tín dụng

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 2.

Cùng với đồng phạm là Arash Amiri Abedian, Jeloudar bị buộc tội ăn cắp danh tính và lừa đảo. Hắn đã sử dụng malware để đánh cắp một lượng số thẻ tín dụng khổng lồ cùng những thông tin cá nhân khác, buộc những người mất thông tin phải cung cấp tiền bạc, hàng hóa và dịch vụ.


Arash Amiri Abedian, đánh cắp thông tin cá nhân khách hàng của ngân hàng

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 3.

 Chính là đồng phạm nêu trên của Danial Jeloudar, tội danh bị cáo buộc của Abedian cũng tương tự. Giữa khoảng 2011 và 2016, Abedian đã sử dụng malware để đánh cắp thông tin cá nhân của nhiều người.


Gholamreza Rafatzejad, người sáng lập công ty tin tặc "Iranian Mabna Hackers"

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 4.

 Những hacker thuộc nhóm này đã đánh cắp 30 terabyte dữ liệu, tài sản trí tuệ của Mỹ trong một chiến dịch kéo dài 4 năm. Rafatnejad đứng sau tổ chức các chiến dịch tấn công mạng, cùng lúc đó móc nối với tổ chức Bảo vệ Cách mạng Hồi giáo Iran.


Ehsan Mohammadi, giám đốc điều hành Mabna

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 5.

Đồng phạm với Gholamreza Rafatzejad là Ehsan Mohammadi, đồng sáng lập Mabna hồi năm 2013 và hoạt động dưới danh nghĩa giám đốc điều hành Mabna.


Các nhân viên thuộc Mabna

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 6.

Có tất cả 7 người bị truy nã với tội danh làm việc cho Mabna, đó là Seyed Ali Mirkarimi, Abdollah Karima, Mostafa Sadeghi, Sajjad Tahmasebi, Mohammed Reza Sabahi, Roozbeh Sabahi, và Abuzar Gohari Moqadam.


Mohammad Saeed Ajily đánh cắp phần mềm tên lửa

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 7.

Những tài liệu nghiên cứu đang nói tới thuộc công ty được chính phủ hậu thuẫn đặt tại bang Vermont, nổi tiếng với việc làm phần mềm hỗ trợ phân tích động lực học và thiết kế vật thể bay. Ajily đánh cắp những phần mềm nói trên và bán cho các thế lực tại Iran bao gồm đại học, quân đội và những tổ chức thuộc chính phủ khác.


Mohammad Reza Rezakhah hack và lấy được danh sách chi tiết về khí tài quân sự Mỹ

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 8.

Cũng là đồng phạm cũng như nhận chỉ thị trực tiếp từ Ajily, Rezakhah đánh cắp phần mềm tối mật của Mỹ. Hắn bị buộc tội đánh cắp thông tin về hệ thống phòng ngự thuộc Danh sách Khí tài quân sự Mỹ hồi tháng Mười năm 2012.


Alexsey Belan, kẻ đã hack Yahoo

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 9.

Ba lần bị buộc tội liên quan tới xâm nhập hệ thống máy tính bất hợp pháp. FBI sẽ thưởng 100.000 USD cho bất kì ai có thông tin về hacker gốc Latvia này. Năm 2017, Belan bị cáo buộc liên quan tới một âm mưu tấn công mạng lớn, bị buộc tội đánh cắp thông tin của ít nhất 500 triệu tài khoản Yahoo.

Những mật danh mà Belan sử dụng gồm Abyrvaig, Fedyunya, Magg, M4G, Moy.Yawik và Quarker.


Hai hacker tai tiếng là Dmitry Aleksandrovich Dokuchaev và Igor Anatolyevich Sushchin

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 10.

Chính là hai người đã dứng ra thuê Alexsey Belan. Chiến dịch mà hai tên này thực hiện kéo dài từ tháng Tư năm 2014 tới ít nhất là tháng Mười Hai năm 2016.


Evgeniy Mikhailovich Bogachev, mật danh Slavik, cái tên tai tiếng nhất trong giới tội phạm mạng

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 11.

Nhiều năm trời, cái tên Slavik là một bí ẩn không thể hóa giải. Tạp chí Wired đã gọi hắn là "hacker nổi tiếng nhất đất Nga".

Bogachev chế ra malware Zeus và bắt đầu bị FBI điều tra năm 2009. Lúc ấy, Bogachev dùng Zeus để đánh cắp tài khoản ngân hàng và mật khẩu.

Một phiên bản khác của Zeus có tên GameOverZeus lan tràn trên hàng triệu máy tính và đánh cắp được số tiền lên tới hơn 100 triệu USD.

Năm 2012, Bogachev sử dụng cái tên lucky12345 và đến 2014, tên thật của hắn mới lộ ra. Tiền thưởng khi cung cấp thông tin về Bogachev lên tới 3 triệu USD và theo FBI "mách nước", Bogachev rất thích nghỉ dưỡng bằng du thuyền.


Nhóm Jabberzeus, "môn đệ" của Slavik

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 12.

Cả ba thanh niên đều đang ở độ tuổi 2x và đều làm hacker dưới quyền Slavik – hacker Bogachev nêu trên. Nhóm cũng có một malware dựa trên Zeus, có tên Jabber Zeus, lợi dụng giao thức nhắn tin Jabber để tấn công các mạng máy tính. Theo tạp chí Wired ghi nhận, Vyacheslav Igorevich "tank" Penchukov điều hành nhóm, Ivan Viktorvich "petr0vich" Klepikov kiểm soát mảng IT, Alexey Dmitrievich "thehead" Bron chuyển tiền bất chính ra nước ngoài.

FBI đã đột kích tư gia của Penchukov và Klepikov hồi năm 2010, thu giữ được 20 terabyte dữ liệu.


Ahmad Fathi, cầm đầu công ty tấn công DDoS nước Mỹ

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 13.

Trong khoảng từ năm 2011 tới năm 2013, Fathi là một trong bảy thành viên tham gia chiến dịch DDoS vào 46 công ty lớn của Mỹ, đa số các công ty thuộc lĩnh vực tài chính. Fathi đang là giám đốc và chủ sở hữu ITSecTeam, giám sát và chỉ đạo các chiến dịch DDoS của công ty này.


Hamid Firoozi hack hệ thống đập nước tại New York

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 14.

Firoozi là giám đốc mạng tại ITSecTeam, chịu trách nhiệm tìm và quản lý server máy tính thực hiện DDoS lên hệ thống các công ty tài chính Mỹ.

Ngoài ra, Firoozi còn bị buộc tội hack hệ thống Đập Bowman tại New York. Thị trưởng ngôi làng gần con đập trên nói với New York Times rằng ông bối rối tại sao hacker Iran muốn tấn công con đập nhỏ, ít ảnh hưởng tới ai. Ông đưa ra giả thuyết rằng hacker đã nhầm với con Đập Bowman đặt tại Oregon, cao 74 mét và dài 243 mét.


Amin Shokohi, kẻ làm việc dưới trướng Fathi

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 15.

Shokobi làm việc cho ITSecTeam, dựng nên mạng botnet và viết phần mềm malware phục vụ cho các cuộc tấn công DDoS.


Mohammad Sadegh Ahmadzadegan tuyên bố mình đã hack được NASA

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 16.

Ahmadzadegan là người đồng sáng lập Công ty Mersad, phối hợp cùng ITSecTeam trong chiến dịch DDoS nước Mỹ. Hắn bị buộc tội quản lý mạng lưới botnet mà Mersad lập nên.

FBI cũng cáo buộc Ahmadzadegan thuộc tổ chức Đội Bảo mật Mạng Ashiyane (ADST), nhóm đã nhận trách nhiệm cho vụ hack server NASA hồi năm 2012.


Omid Ghaffarinia, vận hành hệ thống tấn công DDoS và tuyên bố đã hack NASA

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 17.

Ghaffarinia là đồng sáng lập Mersad, bị buộc tội tạo ra mã độc dùng trong những cuộc tấn công của tổ chức mình. Hắn cũng góp công xây dựng mạng botnet sử dụng trong các cuộc DDoS.

Giống với Ahmadzadegan, Omid Ghaffarinia có liên quan tới tổ chức ADST.


Sina Keissar, nhân viên của Mersad

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 18.

Bị buộc tội mua server mạng để tấn công DDoS và đích thân thử nghiệm hệ thống này.


Nader Seadi, tự nhận mình là chuyên gia tấn công DDoS

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 19.

Saedi là nhân viên tạo Mersand, tự nhận mình đã viết code nhằm phát hiện điểm yếu trong các server máy tính.


Nicolae Popescu bán xe hơi "không khí"

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 20.

Hacker gốc Romania bị buộc tội tham gia vào vụ lửa đảo bán xe trên eBay, mang về lợi nhuận 3 triệu USD. Hắn chạy quảng cáo trên các trang mua hàng trực tuyến, gửi ảnh của những cái xe ảo về cho khách hàng, lập hóa đơn và thu tiền những người nhẹ dạ cả tin trên đất Mỹ.


Firas Dardar, mật danh "The Shadow"

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 21.

Dardar bị truy nã do mối quan hệ tới tổ chức hacker Đội quân Điện tử Syria (SEA). Ngoài ra, hắn còn bị buộc tội đánh cắp dữ liệu và tống tiền. Theo báo cáo từ Forbes, Dardar thu về hơn 500.000 USD từ 14 nạn nhân.


Ahmed Al Agha, mật danh "Th3 Pr0"

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 22.

Cũng bị truy nã do liên quan tới tổ chức SEA. Phối hợp với Dardar, Agha đánh cắp dữ liệu tài khoản cá nhân để đánh sập website, đưa tên miền về những trang web truyền bá tư tưởng sai lệch. Ngoài ra, hai hacker còn đánh cắp email và các tài khoản mạng xã hội.


Nguyen Quoc Viet đánh cắp dữ liệu của hơn một tỷ địa chỉ email

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 23.

FBI buộc tội Viet vào năm 2012, sau khi hắn hack vào hệ thống của 8 công ty cung cấp dịch vụ email, đánh cắp dữ liệu của một số lượng khổng lồ các địa chỉ email cá nhân.

Sau đó, Viet tiến hành tấn công spam 10 triệu người dùng, điều hướng về các website marketing để trục lợi cá nhân.


Shaileshkumar Jain bán phầm mềm bảo mật giả

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 24.

Jain bị buộc tội năm 2010, với tội danh lừa đảo phần mềm bảo mật xuyên quốc gia. Sau khi lừa nạn nhân tin rằng máy họ đã bị nhiễm malware, Jain sẽ bán phần mềm anti-virus giả cho khách hàng cả tin. Báo cáo cho hay hắn đã thu về được hơn 100 triệu USD.


Bjorn Daniel Sundin, đồng phạm của Jain

Với tội danh như trên.

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 25.


Noor Aziz Uddin hack đường dây điện thoại để gọi đến những hotline trả phí giả mạo

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 26.

Uddin xây dựng một mạng lưới số điện thoại lừa đảo cung cấp các dịch vụ như trò chuyện, giải trí cho người lớn, xem bói qua điện thoại, … Tất cả đều là trò lừa nhưng thu về được tới 50 triệu USD.

Chưa dừng lại tại đó, hắn tấn công và chiếm quyền truy cập của các doanh nghiệp và tổ chức trên đất Mỹ, dẫn đường dây về chính các đầu số lừa đảo kia và thu lợi bất chính.

FBI ra giá 50.000 USD cho thông tin giúp họ bắt được Noor Aziz Uddin.


Farhan Ul Arshad, đồng phạm của Aziz

FBI công bố danh sách 36 hacker khét tiếng bị truy nã toàn cầu, có kẻ bị treo giải tới 3 triệu USD - Ảnh 27.

 Lần cuối người ta nhìn thấy Arshad là tại Malaysia. Thông tin có thể khiến hắn bị bắt cũng dược FBI ra giá 50.000 USD.

Dink

Cùng chuyên mục
XEM