EURO 2020 còn là dịp “hốt bạc” của mảng kinh doanh ăn theo bóng đá?

17/06/2021 14:15 PM | Xã hội

Giải Vô địch Bóng đá châu Âu (EURO 2020) vừa khởi tranh từ hôm thứ Sáu (11/6) tuần trước không còn là cơ hội kinh doanh dễ dàng như trước đây.

Một tuần trước ngày khai mạc EURO 2020 , tờ South Wales Echo ra tại Anh vẫn còn đặt câu hỏi ngay trên trang Nhất: Liệu có cho phép mở fanzone trong một tháng diễn ra giải Vô địch Bóng đá châu Âu hay không? Câu trả lời ở trang trong là có thể, nhưng cũng phải đợi tới ngày 1/7, và như bài báo mô tả, người hâm mộ phải mang khẩu trang, phải giữ khoảng cách, nhóm nào phải ngồi nguyên với nhóm đó và chỉ được ngồi trong suốt trận.

Mở fanzone nhưng không được bán bia hay đồ ăn đồ uống; số lượng người vào cũng bị hạn chế; ngoài ra lại phải tốn kém thêm cho các biện pháp phòng dịch, như vậy làm sao có lãi? Người hâm mộ được xem đá bóng cùng nhau thoải mái như trước sẽ mua áo cầu thủ, mua đồ chơi cổ vũ đội nhà, mua đồ ăn đồ uống trong lúc xem, đội nhà thắng thì uống mừng, thua thì nâng cốc tiêu sầu...

EURO 2020 còn là dịp “hốt bạc” của mảng kinh doanh ăn theo bóng đá? - Ảnh 1.

Một người đi qua đồng hồ đếm ngược EURO 2020 ở trung tâm Saint Petersburg, Nga. (Ảnh: Reuters)

Từ nay tới cuối tháng 6, đa số người châu Âu sẽ ngồi nhà "ôm" tivi, cùng vài lon bia với gói bim bim và miếng pizza... Sức mua chắc chắn là rất thấp. Tờ Le Soir của Bỉ có bài dài viết rằng: "Tình hình này thì chỉ các nhà cái cá cược thể thao là còn có cơ làm ăn". Khoảng 600 cửa hàng cá cược trên toàn Vương quốc Bỉ được phép mở cửa trở lại từ ngày 9/6, chỉ 2 ngày trước khi Euro khởi tranh.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà cái cá cược thể thao của Bỉ dùng từ "thảm cảnh" khi nói về tình hình kinh doanh trong năm 2020 và năm nay, mất tới một nửa doanh số. Hiện Euro được tổ chức cũng đã là điều tốt và khi người hâm mộ chỉ được ngồi nhà xem tivi, cá cược lại nhiều hơn.

Nhìn rộng ra, kinh doanh bóng đá vẫn đang chịu tác động tai hại từ đại dịch. Tờ La Gazzetta dello Sport ra tại Italy phân tích"Khủng hoảng nặng nề tới mức nào". Thất bát nhất là không bán được vé vào sân, hụt thu ước tính từ 3,6 - 4 tỷ Euro.

Về tài trợ và các khoản khác từ thương mại, âm 2,4 - 2,7 tỷ Euro. Bản quyền truyền hình không mất hoàn toàn, nhưng sụt giảm từ 1,2 - 1,4 tỷ Euro. Ngoài ra, khoảng 1,5 Euro nữa bị mất, do không thể tổ chức được các giải đấu nhỏ.

Hồng Quang

Cùng chuyên mục
XEM