Đường tới thành công là đường đua marathon mà đá lát chính bằng sự kiên định: Bài học quan trọng dành cho bất cứ ai muốn về đích!

29/09/2018 11:15 AM | Sống

Có một con đường đưa bạn đến với sự thành công lâu dài nhưng nó sẽ chẳng bằng phẳng và dễ đi như nhiều người mong đợi. Bởi vậy, nếu không có sự kiên định thì bạn khó mà thành công.

Mỗi chúng ta từ sâu bên trong đều muốn có thể thành công dễ dàng và nhanh chóng. Chúng ta thường nghĩ rằng một thành tựu tuyệt vời sẽ giúp chúng ta trở nên nổi tiếng mãi mãi và được người khác tôn trọng. Đó là lý do tại sao phần lớn chúng ta không thể cưỡng lại những bài viết hấp dẫn trên Internet bởi chúng khiến thành công trông có vẻ đơn giản hơn.

Bất cứ ai đều muốn tìm ra một con đường để đạt được thành công lâu dài, và con đường như vậy thực sự tồn tại nhưng nó không hề ngắn, bằng phẳng và dễ đi như nhiều người mong đợi. Con đường đến với thành công phải được "trải thảm" bằng sự kiên định.

 Đường tới thành công là đường đua marathon mà đá lát chính bằng sự kiên định: Bài học quan trọng dành cho bất cứ ai muốn về đích!  - Ảnh 1.

"Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng có thể biến thành thành công rực rỡ." - Elbert

So với các mẹo nhỏ 5 phút hay khả năng thức dậy lúc 4:30 mỗi sáng, sự kiên định là một điều không mấy hấp dẫn và lý thú nhưng lại rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo.

Việc đưa ra những lựa chọn phù hợp mỗi ngày sẽ giúp chúng ta, đặc biệt là các nhà lãnh đạo "hái được quả ngọt" nhờ việc luôn tiến về phía trước, và sự kiên định, phát triển không ngừng chính là chìa khóa thúc đẩy sự nhiệt tình và trung thành của nhân viên. Dưới đây là một số cách giúp bạn đưa sự kiên định vào cuộc sống hàng ngày như một nhà lãnh đạo.

1. Theo dõi thông qua các sáng kiến ​​của bạn

Bạn từng tham gia vào một nhóm mà người quản lý hay nhà điều hành cố khiến mọi người cảm thấy hứng thú, kích động về một sáng kiến mới, nhưng rồi ý tưởng đó lại "tắt ngúm" sau một tháng hoặc lâu hơn chưa? Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua tình huống đó và rồi trở nên mệt mỏi, chán chường và nản lòng.

Thật vậy, khi những ý tưởng hay ho được đưa ra nhưng lại liên tục thất bại, hay chìm vào quên lãng, động lực để nhân viên làm việc và tin tưởng vào công ty cũng sẽ bị mất đi. Do đó, các kế hoạch lớn cần phải đi kèm các kế hoạch hành động cụ thể.

Vì thế, khi bạn muốn trình bày một sáng kiến mới của công ty, hãy đặt ra thời hạn hoàn thành hoặc một mục tiêu định lượng, rồi ủy thác trách nhiệm cho những ai chịu tác động từ sáng kiến đó. Khi tất cả mọi người ở mọi cấp bậc trong công ty đều chịu trách nhiệm hiện thực hóa ý tưởng, mọi việc sẽ tiếp tục tiến triển và tới đích, ngay cả khi có một số người trở nên bận rộn và mất tập trung.

2. Đừng để bản thân bị phân tâm, hãy tập trung vào những điều quan trọng nhất

Các doanh nhân và giám đốc điều hành luôn muốn nghĩ về những ý tưởng lớn, và nhiệm vụ của họ là quan sát, xem xét quỹ đạo hoạt động của công ty và tập trung vào những mục tiêu có tầm ảnh hưởng nhất.

Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là việc thực hiện một ý tưởng có thể bị bỏ qua một bên khi có một ý tưởng lớn hơn xuất hiện. Điều này đặc biệt đúng nếu ý tưởng ban đầu của bạn gặp trở ngại hay không đi theo đúng kế hoạch.

 Đường tới thành công là đường đua marathon mà đá lát chính bằng sự kiên định: Bài học quan trọng dành cho bất cứ ai muốn về đích!  - Ảnh 2.

Theo đuổi những ý tưởng mới là một phần thiết yếu của công việc lãnh đạo, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn sắp xếp những công việc ưu tiên theo một thứ tự nhất định và tuân thủ nó. Hãy lập ra và duy trì một danh sách các sáng kiến ​​đang được tiến hành và thường xuyên thảo luận với các nhà quản lý của bạn trong các cuộc họp riêng tư để giám sát việc thực hiện những sáng kiến đó.

Nếu có vấn đề xảy ra, hãy đưa ra giải pháp cho vấn đề ưu tiên hàng đầu. Bạn giải quyết những thách thức xuất hiện trong quá trình thực hiện các ý tưởng lớn của bạn nhanh bao nhiêu, bạn sẽ tới "điểm đến" thú vị tiếp theo nhanh bấy nhiêu.

3. Đặt ra những mục tiêu khả thi

Những ảo ảnh về thành công của chúng ta mờ dần thường là do chúng ta đặt ra những mục tiêu không thực tế hoặc mơ hồ. Ví dụ, "Tôi muốn phát triển công ty vào cuối năm nay" không phải là một mục tiêu hiệu quả. Những mục tiêu như vậy khi đi vào thực tế sẽ dễ dàng trở thành một thứ vô dụng bởi nó không hoạt động theo cách mà chúng ta định sẵn.

Việc đặt ra những mục tiêu cụ thể và thực tế rất quan trọng đối với sự đúng đắn và tỉnh táo của bạn khi là một người lãnh đạo, và thậm chí còn quan trọng hơn đối với tinh thần của cả nhóm của bạn.

Bởi thế, khi bạn lên kế hoạch cho bước tiến lớn sắp tới, hãy đặt ra một mục tiêu bao quát và kèm theo là những mục tiêu nhỏ cụ thể cần phải đáp ứng trong quá trình thực hiện. Khi những kỳ vọng rõ ràng và những ý tưởng mới liên tục đem lại kết quả tích cực, cả bạn và nhóm của bạn đều có thể thành công hơn nhờ việc không ngừng tiến về phía trước.

Theo Nguyễn Linh

Cùng chuyên mục
XEM