Đũa sử dụng quá 3 tháng dễ nhiễm chất gây ung thư cấp độ 1: Vệ sinh theo 3 cách này để giảm nguy cơ, khi thấy 1 dấu hiệu này thì thay ngay lập tức

02/02/2022 18:15 PM | Sống

Nhiều gia đình vì tiết kiệm hoặc lười mà sử dụng đũa ăn trong thời gian rất dài nhưng không thay mới. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, trong đó bao gồm cả nguy cơ ung thư.

Đũa dùng hơn 3 tháng dễ nhiễm chất gây ung thư cấp độ 1

Theo khảo sát của tạp chí Lifetime, 92% các gia đinh thường không thay đũa ăn cơm trong 1 đến 2 năm. Ở một số nhà hàng, thời gian sử dụng đũa thậm chí còn lâu hơn.

Tiết kiệm là đức tính đáng quý. Tuy nhiên tiết kiệm không đúng cách thế có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, tăng nguy cơ ngộ độc, tiềm ẩn nguy cơ ung thư cho cả gia đình.

Để mọi người hiểu rõ hơn về số lượng vi khuẩn trên đũa, Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng Thượng Hải đã tiến hành một cuộc khảo đặc biệt.

Cuộc khảo sát đã thu thập 200 đôi đũa cũ từ 5 chất liệu khác nhau và 660 đôi đũa mới thường được sử dụng trong các hộ gia đình bình thường. Thử nghiệm mô phỏng sự thay đổi của nấm mốc trên đũa trong điều kiện thời tiết khác nhau (mùa mưa, mùa hè và mùa đông). Người ta nhận thấy đũa cũ, đũa tre, gỗ dễ bị mốc hơn.

 Đũa sử dụng quá 3 tháng dễ nhiễm chất gây ung thư cấp độ 1: Vệ sinh theo 3 cách này để giảm nguy cơ, khi thấy 1 dấu hiệu này thì thay ngay lập tức  - Ảnh 1.

Kết quả so sánh cho thấy đũa gỗ sử dụng trên 6 tháng dễ bị nấm mốc, số lượng mốc nhiều hơn 30% so với đũa gỗ sử dụng dưới 3 tháng. Do kết cấu đũa gỗ, tre lỏng lẻo, có đường vân, rãnh trên bề mặt, nên rất dễ ẩn chứa vi khuẩn. Số lượng nấm mốc ở đũa tre, gỗ nhiều gấp 7 lần so với các chất liệu khác.

Tiến sĩ Wang Yingyi, Khoa Ung thư, Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh cho biết, đũa gỗ hoặc tre được sử dụng lâu ngày có rất nhiều vụn thức ăn, vi khuẩn còn đọng lại các vết nứt và rãnh trên bề mặt vật liệu. Nếu không được vệ sinh, khử trùng hiệu quả, chỉ cần dùng khoảng 6 tháng các đôi đũa này đã nhiễm độc tố aflatoxin. Đây là chất gây ung thư được Tổ chứ Y tế Thế giới (WHO) xếp vào bảng danh sách cấp độ 1.

Dù không phải cứ đũa mốc là sinh ra aflatoxin vì còn tồn tại rất nhiều loại nấm mốc khác, tuy nhiên, kết quả khảo sát này cũng là lời cảnh báo đối với những ai lười thay đũa, vì quá tiết kiệm mà sử dụng đũa cũ từ năm này sang năm khác.

Hạn sử dụng của đũa là bao lâu?

 Đũa sử dụng quá 3 tháng dễ nhiễm chất gây ung thư cấp độ 1: Vệ sinh theo 3 cách này để giảm nguy cơ, khi thấy 1 dấu hiệu này thì thay ngay lập tức  - Ảnh 2.

Nhiều người cho rằng, chỉ cần đũa chưa hỏng thì vẫn có thể sử dụng được. Nhưng thực tế, đũa dù làm từ chất liệu gì cũng đều có "hạn sử dụng". Nói chung, sau 3-6 tháng sử dụng, đũa sẽ bị ăn mòn, đổi màu... Bởi sử thay đổi màu sắc của đũa cho thấy bản chất của vật liệu đã thay đổi, càng sử dụng thường xuyên, vi khuẩn tích tụ càng nhiều, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Khi đó, bạn nên dứt khoát vứt bỏ, thay thế đũa mới.

Cách vệ sinh đũa ăn

Đũa ăn cơm là vật dụng không thể thiếu trong gia đình và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Vệ sinh đúng cách hàng ngày sẽ góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn trên vật dụng này.

1. Đừng chà xát quá mạnh

 Đũa sử dụng quá 3 tháng dễ nhiễm chất gây ung thư cấp độ 1: Vệ sinh theo 3 cách này để giảm nguy cơ, khi thấy 1 dấu hiệu này thì thay ngay lập tức  - Ảnh 3.

Nhiều người khi rửa bát thường vệ sinh đũa bằng cách chà xát cả nắm đũa với chất tẩy rửa vì cho rằng lực ma sát có thể giúp đũa sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, cách rử thô lỗ này càng dễ làm lớp bảo vệ trên bề mặt đũa dễ bong tróc, đũa trở nên thô ráp, dễ hỏng hơn.

2. Hong khô đũa hoàn toàn trước khi cất giữ

Không nên đặt đũa vào ống đựng, tủ bát ngay sau khi rửa. Bởi đũa thường được làm từ gỗ, tre - là các vật liệu rất dễ bị mốc khi bị ướt. Nguyên tắc vệ sịnh đũa ăn cơm là phải phơi khô hoàn toàn, khử trùng rồi mới cất vào tủ.

3. Khử trùng bằng cách đun sôi định kỳ

Không chỉ đũa mà các bát đĩa ăn cơm cũng nên được khử trùng thường xuyên bằng các đun sôi trong nước hoặc sử dụng thiết bị tiệt trùng. Khử trùng thường xuyên có thể loại bỏ nấm mốc trong đũa một cách hiệu quả và bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Ngoài đũa, các vật dụng trong căn bếp của gia đình cũng không nên quá tiết kiệm mà dùng trong thời gian dài như thớt, rổ, rá, bát, chảo chống dính.... Trong quá trình sử dụng, các vật dụng này đều bị ăn mòn, dễ ẩn chứa nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh....

Bản thân những vật dụng trên không phải là thứ gây ung thư nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Tiết kiệm là điều tốt, nhưng một số nhu cầu thiết yếu hàng ngày cũng không thể tiết kiệm quá, nếu không bệnh tật càng có cơ hội tìm đến bạn.

Tổng hợp

Theo Lưu Ly

Cùng chuyên mục
XEM