Đưa showroom thủ công mỹ nghệ lên trực tuyến: Cuộc chơi chuyển đổi số len lỏi khắp các ngành nghề

22/11/2021 14:08 PM | Kinh doanh

Phần lớn các doanh nghiệp nhận thấy nếu không chuyển đổi số thì không duy trì và tăng trưởng được nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay.

Ảnh minh họa. Nguồn: Hà Nội mới.
Ảnh minh họa. Nguồn: Hà Nội mới.

Covid-19 là cơ hội trăm năm có một cho chuyển đổi số. Có lẽ chúng ta đã ít nhiều nghe nhận định như vậy từ lúc dịch bệnh Covid-19 xảy ra tại Việt Nam. Thực tế sau hơn 2 năm dưới áp lực của Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành cuộc chơi tất yếu doanh nghiệp buộc phải tham gia nếu muốn tồn tại và phát triển.

Phần lớn các doanh nghiệp nhận thấy nếu không chuyển đổi số thì không duy trì và tăng trưởng được nhất là trong bối cảnh hiện nay. Lãnh đạo các doanh nghiệp cũng đồng thuận, đại dịch đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Một nghiên cứu khác của IDC cũng chỉ ra, trong năm 2020 dù kinh tế thế giới tăng trưởng âm, chi tiêu cho chuyển đổi số dù có giảm nhưng vẫn tăng ở mức 2 con số là 10,4%. Đây là mức tăng ấn tượng trong điều kiện các doanh nghiệp phải "thắt lưng buộc bụng" khi đối mặt với dịch bệnh.

Những ngành tưởng chừng khó chuyển đổi số như thủ công mỹ nghệ cũng đã bắt kịp guồng quay này. Trong bối cảnh thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngăn sông cấm chợ lần đầu tiên một nền tảng 3D trực tuyến ra đời giúp doanh nghiệp Việt chốt đơn từ bán hàng nước ngoài.

Đối với công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Nguồn Việt VietS, thông thường mỗi năm sẽ có 4 tháng cao điểm để doanh nghiệp này đón đoàn khách từ châu Âu và Mỹ đến showroom để xem trực tiếp những đơn hàng thủ công mỹ nghệ trước khi quyết định chốt đơn hàng. Dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ hoạt động này phải dừng lại. Tuy nhiên vấn đề này đã được giải quyết khi VietS đưa sản phẩm tham gia vào nền tảng hội chợ trực tuyến.

Trước đó doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ này cũng gửi ảnh, video cho các đối tác xem trước tuy nhiên phải đến khi mở gian hàng 3D ảo trên nền tảng hội chợ trực tuyến chị Phạm Thị Hồng Quang, giám đốc VietS mới vỡ ra hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ một cách bài bản.

"Thực sự tôi không thể gỡ được tất cả ngàn sản phẩm trong showroom mình được nhưng khi nhìn trên showroom 3D thì họ thấy hết được tất cả các sản phẩm. Có những cái mình cứ nghĩ rằng họ không thích thì họ lại thích. Tôi cũng đã nhận được phản hồi và đặt hàng từ khách hàng tham gia hội chợ", chị Quang trả lời phỏng vấn VTV.

Đưa showroom thủ công mỹ nghệ lên trực tuyến: Cuộc chơi chuyển đổi số len lỏi khắp các ngành nghề - Ảnh 1.

Chị Phạm Thị Hồng Quang, Giám đốc công ty TNHH Thủ công Mỹ nghệ Nguồn Việt VietS.


Theo đơn vị chủ trì hội chợ này là Hội mỹ nghệ & chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, nền tảng sẽ không chỉ giúp kết nối bạn hàng ngắn hạn trong lúc ngăn sông cấm chợ vì Covid-19 mà còn đóng vai trò chuyển đổi số lâu dài của hàng trăm doanh nghiệp trong hội.

Không chỉ là kênh đấu nối đến các kênh thương mại điện tử trong nước mà nền tảng hội chợ trực tuyến này còn đấu nối với các hội chợ trực tuyến của nhiều quốc gia khác để làm tốt vai trò giao thương trở thành một kênh trực tuyến hỗ trợ đắc lực lâu dài cho nhóm doanh nghiệp chế biến gỗ khi dịch bệnh qua đi.

"Nền tảng này chúng tôi coi như là một cửa ngõ, một điểm bắt đầu. Hiện tại thì tới nay chúng tôi có 50 showroom với 5.000 sản phẩm từ nền tảng. Đủ có lượng sản phẩm để thu hút khách hàng ngay. Việc tiếp theo nếu người ta thích thú sản phẩm nào đó thì từ trang chủ sẽ dẫn họ đến trang thương mại điện tử của doanh nghiệp cụ thể. Bối cảnh này tôi nghĩ là việc xây dựng các trang thương mại điện tử cho từng doanh nghiệp là việc rất cần thiết.", ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ & chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh cho biết thêm.

Tuy nhiên để xây dựng một trang thương mại điện tử cho doanh nghiệp đảm bảo được các yếu tố an toàn dữ liệu, bảo mật không phải là điều đơn giản. Các chuyên gia cũng nhận định rằng công việc này đòi hỏi những yêu cầu nhất định về năng lực ứng dụng công nghệ, khả năng quản lý, kỹ năng xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi số.

Lấy ví dụ bảo mật dữ liệu, an ninh mạng đang được xem là một thách thức phổ biến. Với các doanh nghiệp nhỏ, rất khó để sở hữu phòng security để sẵn sàng ứng phó 24/7. Hay phần lớn các mô hình doanh nghiệp sẽ không thể có đủ nhân lực IT để vận hành các công việc khi ứng dụng công nghệ xuyên suốt như hiện nay. Việc tự xây dựng các hệ thống tự động nhiều quy trình lặp lại, giám sát, cảnh báo công việc… lại không khả thi.

Cách nhanh nhất là tận dụng một số đặc thù sẵn có đã được các nhà cung cấp hạ tầng công nghệ tạo dựng và phát triển trong quá trình tự phát triển của họ. BizFly Cloud hiện là 1 trong 4 nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn toàn thông tin, bộ chỉ tiêu của các nền tảng điện toán đám mây phục vụ chuyển đối số mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ như VietS cần đến.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM