Dù ra rả nói Tổng thống Obama vay nhiều nhưng ông Trump vẫn sẽ không thể cản số nợ của nước Mỹ lên đến mức kỷ lục

25/11/2016 14:18 PM | Xã hội

Ông Marc Faber, chuyên gia dự đoán hàng đầu phố Wall, dự báo rằng chính quyền ông Trump sẽ phải bất lực nhìn con số nợ nước Mỹ lên đến một kỷ lục mới

Hồi tranh cử, ông Donald Trump từng rất nhiều dùng sử dụng chuyện nước Mỹ nợ công để mỉa mai chính quyền của Tổng thống Obama.

Vị tỷ phú này viện dẫn rằng số tiền nước Mỹ đã vay trong 8 năm cầm quyền của Obama còn cao hơn cả tổng số tiền vay ở tất cả các đời Tổng thống trước cộng lại. Hiện nợ công Mỹ là hơn 19.100 tỷ USD và ông Donald Trump hứa rằng khi mình trở thành Tổng thống, tình trạng nợ công ngày một tăng lên sẽ được chấm dứt.

Thế nhưng rất có thể, lời hứa ấy của Trump sẽ không thể trở thành hiện thực. Trong chương trình Street Signs mới đây của đài CNBC, ông Marc Faber, người chịu trách nhiệm xuất bản báo cáo đầu tư nổi tiếng: “Gloom, Boom & Doom Report”, nhận định rằng dù muốn hay không, chính quyền mới của Trump cũng sẽ không thể làm gì để cản con số nợ của nước Mỹ vượt hơn mức 20.000 tỷ USD trong vòng 8 tuần kể từ khi Tổng thống mới lên nắm quyền.

Tại sao người ta có thể tin tưởng nhận định này, khi mà thậm chí ông Trump còn chưa làm lễ nhậm chức ? Đó là bởi lẽ người đưa ra nhận định này, ông Marc Faber, từ lâu đã nổi tiếng với những dự báo chính xác đến mức “huyền thoại” của mình, như dự đoán về “ngày thứ Hai đen tối” ở phố Wall năm 1987 hay bong bóng tài chính Nhật Bản vỡ năm 1990...

Quay trở lại với nhận định trên, ông Faber còn chỉ rõ rằng ngay cả trong trường hợp bà Clinton thắng cử, tình hình nợ nần của Mỹ vẫn sẽ tồi tệ và con số vẫn vượt trên mức 20.000 tỷ USD mà thôi.

“Cho dù Trump điều hành đất nước hay Clinton điều hành đất nước, tình trạng thâm hụt ngân sách vẫn sẽ trầm trọng hơn. Những chính sách tiền tệ đang được thực hiện về cơ bản là đều đã thất bại”. – ông Faber nói với CNBC.

Ông cũng nói thêm “Trong vòng 12 tháng nữa, nợ của chính phủ Mỹ sẽ tăng thêm 1,4 nghìn tỷ USD và sẽ rất nhanh đạt đến mức 20.000 tỷ USD...có lẽ trong vòng 1 tháng hoặc 2 tháng sau đó”.

Nước Mỹ lầm vào tình cảnh này một phần lo do cuộc khủng hoảng năm 2008 đã làm nền kinh tế Mỹ rơi vào cảnh lao đao.

Trong những năm đầu cầm quyền, với mục đích cứu nền kinh tế Mỹ và nhất là một vài tập đoàn kinh tế rất lớn, Tổng thống Obama đã buộc phải làm gia tăng con số nợ của Mỹ lên mức kỷ lục. Khi nền kinh tế đã bớt khó khăn, hậu quả với nước Mỹ đã lộ rõ khi chỉ trong năm nay, tình trạng thâm hụt ngân sách nước này đã liên tục đạt đến những mức đỉnh mới.

Trong chương trình của đài CNBC, ông Faber cũng lên tiếng kịch liệt phản đối chính sách để lãi suất thấp (chỉ 0,5%) nhằm giúp nền kinh tế hồi phục của FED. Ông này cho rằng chính sách này phương hại rất nhiều đến các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm trên toàn nước Mỹ.

“Đa phần những nhà quan sát hiểu biết đều hiểu rõ rằng nền dân chủ các nước phương Tây (ý không chỉ Mỹ mà cả các nước châu Âu) về cơ bản là đã “phá sản”, Những khoản chi tiêu mà chưa cân đối nguồn thu (từ gốc: unfunded liabilities) chính là vấn đề lớn nhất. Bên cạnh đó, việc để lãi suất gần như bằng 0% cũng gây ra hậu quả lớn với các quỹ hưu trí và các quỹ bảo hiểm” Faber kết luận trong chương trình Street Signs.

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM