Du lịch có thể làm giảm bớt đói nghèo toàn cầu?

31/07/2017 08:42 AM | Kinh tế vĩ mô

Vào năm 2016, hơn 1,3 tỷ khách du lịch quốc tế đã chi khoảng 1,4 nghìn tỷ USD. Con số đó tương đương với GDP của Úc và được phân chia ra khắp nơi trên thế giới. Liệu con số khổng lồ này có thể giúp giảm bớt tình trạng nghèo đói nghèo toàn cầu?

Sẽ thật tuyệt vời nếu một điều đơn giản và tuyệt vời như du lịch quốc tế có thể giúp chấm dứt cảnh nghèo đói diễn ra trên toàn cầu và đã kéo dài trong nhiều năm liền. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của LHQ (UNWTO), ngành dịch vụ này đang bùng nổ, tăng trưởng ít nhất 4%/năm kể từ những năm 1960s (với sự giảm tốc ngắn trong năm 2009).

Vào năm 2016, hơn 1,3 tỷ khách du lịch quốc tế đã chi khoảng 1,4 nghìn tỷ USD. Con số đó tương đương với GDP của Úc và được phân chia ra khắp nơi trên thế giới.

LHQ thậm chí đã tuyên bố năm 2017 là Năm quốc tế về Du lịch bền vững để phát triển, thể hiện vai trò của du lịch quốc tế trong công cuộc giảm đói nghèo. Nhưng trên thực tế, bao nhiêu tiền du lịch toàn cầu đi đến các nước nghèo?

Chiếc bánh du lịch lớn

Du lịch có thể làm giảm bớt đói nghèo toàn cầu? - Ảnh 1.

Những nhà nghiên cứu của trường đại học Griffith và đại học Surrey đã đưa ra một phương thức để trả lời câu hỏi này – Bảng thông tin về Du lịch bền vững toàn cầu.

Bảng thông tin đã được ra mắt vào tháng 1 năm 2017 nhằm đo những tác động và đóng góp của du lịch vào Mục tiêu phát triển bền vững 2015 – 2030 của LHQ. Nó có thể xác định liệu du lịch có thực sự phân bố lại của cải hay không bằng cách theo dấu lượng tiền du lịch đến các nước kém phát triển (LDCs) và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS).

Khoảng 14% dân số thế giới đang sống ở các nước LDCs (bao gồm Campuchia và Senegal..) và SIDS như Vanuatu và Cộng hòa Dominica.

Tuy nhiên, trong năm 2016, những quốc gia này chỉ chiếm 5,6% chi tiêu du lịch quốc tế toàn cầu, bao gồm cả Singapore. Nếu bỏ quốc đảo này ra khỏi danh sách đó thì con số này sẽ giảm xuống còn 4,4% - chỉ 62 tỷ USD trong tổng số 1,4 nghìn tỷ USD chi tiêu trên toàn thế giới vào năm ngoái.

Chủ yếu, bảng thông tin này cho thấy du lịch toàn cầu là một cuộc trao đổi kinh tế giữa các nước giàu. Công dân của 10 quốc gia, hầu hết họ ở châu Âu và Bắc Mỹ, chiếm khoảng ½ lượng khách du lịch quốc tế. Trung Quốc, dù năm 1995 không phải là thành viên của câu lạc bộ những người bay thường xuyên này, đã lọt vào top 10 từ năm 2000.

Tiền không thể mua được tất cả mọi thứ

Nếu tỷ lệ không cao, tổng số tiền du khách chi tiêu ở những quốc gia LDCs và SIDS vẫn khá đáng kể - 79 tỷ USD tính riêng năm 2016. Con số này ngang bằng với viện trợ nước ngoài của Mỹ, Đức, Anh và Pháp cộng lại, dựa vào số liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Nhưng chỉ tiền thì không thể làm giảm nghèo đói. Nếu nó thực sự làm được điều đó, thì Thái Lan, điểm đến du lịch nổi tiếng thứ 4 trên thế giới, sẽ trở nên giàu có. Quốc gia này đã thu được 54 tỷ USD từ du lịch quốc tế vào năm 2016.

Du lịch có thể làm giảm bớt đói nghèo toàn cầu? - Ảnh 2.

Khoản tiền bơm vào có thể biến thành phát triển được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đã được nghiên cứu kỹ lưỡng khác. Ví dụ, các quốc gia kém phát triển thiếu hàng hóa và dịch vụ mà khách du lịch yêu cầu bao gồm sân bay, chỗ ở, các điểm tham quan then chốt, những hướng dẫn viên du lịch và viễn thông…

Điều này dẫn đến hiện tượng mà các nhà kinh tế học gọi là “khoản rò rỉ”. Khi một quốc gia phải nhập khẩu mọi thứ từ những máy phát điện và các tấm pin mặt trời cho đến những loại thực phẩm nhất định nào đó, nó đã sử dụng một phần đáng kể lượng tiền du lịch thu được từ du khách nước ngoài trước khi có thể mở rộng nền kinh tế nội địa.

Theo nhà nghiên cứu Lea Lange, người đã viết một báo cáo cho cơ quan phát triển của Đức GIZ vào năm 2011, thì ở các nước phát triển, tỷ lệ rò rỉ dao động từ 40% ở Ấn Độ cho đến 80% tại Mauritius.

Một phần của vấn đề rò rỉ là do các nhà đầu tư du lịch thường là người hoặc công ty nước ngoài, nên một phần lợi nhuận phải gửi về nước của họ. Những tuyến du lịch biển là ví dụ điển hình. Những con tàu có thể ghé thăm hàng chục các quốc đảo đang phát triển trong bất kỳ chuyến đi dã ngoại nào, nhưng phần lớn lợi nhuận quay về trụ sở chính, thường nằm ở các nước phương Tây.

Đừng để tiền rơi

Các chính phủ có thể giảm thiểu tình trạng rò rỉ bằng cách có một chiến lược mua sắm hợp lý, tập trung vào phát triển kinh doanh địa phương, tích hợp các chuỗi cung ứng và đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhân công cho ngành du lịch.

Những thay đổi đó đã giúp Samoa, nơi du lịch là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế, phát triển danh mục đầu tư đa dạng và sinh lời hơn. Thu nhập từ ngành du lịch đã tăng từ 73 triệu USD vào năm 2005 lên 141 triệu USD vào năm 2015 (theo giá cả hiện tại), và ngành này đã chiếm 20% GDP của Samoa. Quốc gia này chào đón khoảng 134.000 du khách quốc tế/năm.

Du lịch có thể làm giảm bớt đói nghèo toàn cầu? - Ảnh 3.

Bên cạnh những đổi mới khác do các nhà tài trợ, chính phủ và các nhóm cộng đồng cùng thực hiên, Samoa đã tăng nguồn lực du lịch địa phương bằng cách làm mới những căn nhà Fale – những căn lều bãi biển đơn giản thường thu hút khách du lịch bụi – để hấp dẫn những du khách giàu có.

Trong gố 2000 phòng khách sạn ở Samoa, khoảng 340 là Fales, thường do các gia đình địa phương sở hữu và điều hành. Tổng cục du lịch Samoa hỗ trợ họ trong lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị và cung cấp dịch vụ.

Du lịch Samoa được tăng cường bởi một hợp đồng béo bở năm 2009 với Body Shop để sản xuất và bán các sản phẩm làm đẹp từ dừa. Với việc Dự án Phụ nữ Samoa trong phát triển kinh doanh đảm bảo tính liên tục và quy mô, thỏa thuận này có khả năng tạo ra những lợi ích phụ cho du lịch nội địa bao gồm khả năng kinh doanh tốt hơn của phụ nữ Samoa, sự tự tin trong kinh doanh và nâng tầm thương hiệu Samoa.

Đến năm 2014, Samoa không còn nằm trong danh sách kém phát triển nữa.

Để đảm bảo số tiền thu được từ du khách nước ngoài đem lại lợi ích cho dân bản địa thì cũng phụ thuộc vào cam kết của các công ty nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn khách sạn, để hợp tác và đầu tư và các cộng đồng địa phương.

Làm cho ngành du lịch thành công

Du lịch có thể làm giảm bớt đói nghèo toàn cầu? - Ảnh 4.

Ecuador, Fiji và Nam Phi là một số quốc gia chứng minh rằng du lịch có thể góp phần vào phát triển và giảm đói nghèo. Cơ quan du lịch của Anh Responsible Travel, cơ quan tổ chức giải thưởng Du lịch trách nhiệm thế giới, còn đưa ra nhiều ví dụ tuyệt vời hơn,

Các tổ chức quốc tế như LHQ có thể giúp các nước tìm ra sự cân bằng này bằng cách hỗ trợ kết nối giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng có tiềm năng phục vụ du lịch.

Xây dựng năng lực cho các bên liên quan trong nước cũng rất quan trọng. Chỉ khi các văn phòng du lịch, khách sạn cao cấp và các công viên sinh thái hoạt động và phục vụ bởi những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp thì lợi ích của du lịch mới có thể được phân chia một cách công bằng, chi phí du lịch được quản lý hiệu quả và tăng trưởng của ngành mới bền vững.

Các cá nhân cũng có một vai trò quan trọng thông qua những lựa chọn du lịch của mình. Du khách ghé thăm các quốc gia đang phát triển có thể tối đa hóa lợi ích cộng đồng bằng cách sử dụng các dịch vụ địa phương từ thực phẩm và công ty du lịch cho đến việc mua hàng thủ công.

Du lịch sẽ không bao giờ chấm dứt được đói nghèo. Nhưng nếu các chính phủ, các ngành và người tiêu dùng bắt đầu để tâm, thì họ hoàn toàn có thể tạo ra được sự thay đổi.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM