Dù là trẻ lên ba hay không biết vẽ, bạn cũng có thể sử dụng Sketchnote với hướng dẫn đơn giản này (P2)

05/04/2018 08:12 AM | Sống

Sketchnote không phải là minh họa, mà là những nét vẽ thể hiện nội dung.

Có thể bạn vẽ không giỏi nhưng lại hay ghi chú. Đồng thời bạn cũng quan tâm đến cách biến ghi chú của mình trở nên ý nghĩa và thú vị hơn, song bạn sợ rằng nét vẽ của mình quá thô. Tôi xin nhấn mạnh rằng sketchnote không hề đòi hỏi khả năng vẽ dưới bất kỳ hình thức nào. Về cơ bản, sketchnote chuyển đổi ý tưởng thành hình ảnh; việc sắp xếp suy nghĩ và phân cấp các khái niệm có thể hoàn thành được thực hiện bằng câu chữ và vài đường thẳng.

Đối với một số nội dung, tốt nhất là bạn nên sketchnote bằng cách lắng nghe thật kỹ, cố gắng tổng hợp và tổ chức thật chính xác các ý tưởng. Đối với các câu chuyện kiểu tường thuật, cách sketchnote hay nhất là vẽ ngẫu hứng theo nội dung và để nó truyền được cảm hứng cho hình ảnh của bạn. Bài trình bày dựa trên câu chuyện có thể được trình bài tốt nhất bằng cách thể hiện trải nghiệm tổng thể thông qua trích dẫn và minh họa của câu chuyện.

Vậy bạn nên sketchnote như thế nào? Bạn cần gì để bắt đầu?

Dù là trẻ lên ba hay không biết vẽ, bạn cũng có thể sử dụng Sketchnote với hướng dẫn đơn giản này (P2) - Ảnh 1.

Trước hết, bạn cần có dụng cụ phù hợp. "Dụng cụ phù hợp" nghĩa là bất kỳ sự kết hợp nào giữa cuốn sketchbook và cây bút mà bạn thích. Bạn nên dùng sổ không ô li. Nó cần đủ lớn để vẽ khi bạn đặt trên đùi, nhưng vẫn đủ nhỏ để tiện mang đi khắp nơi. Để ghi chép, bạn nên bắt đầu với một cây bút đen và khi thấy mình có thể thao tác đủ nhanh, bạn có thể dùng thêm bút nhiều màu khác

Khi đã có đầy đủ các dụng cụ, hãy nghĩ về nơi bạn sẽ sketchnote. Trong lớp học, hãy đảm bảo mình ngồi gần nguồn sáng thứ cấp. Trong nhiều hội trường, người ta làm mờ ánh sáng của đèn, điều này có lợi cho người ghi chép trên thiết bị có màn hình sáng, nhưng lại gây khó khăn cho người dùng giấy bút.

Dù là trẻ lên ba hay không biết vẽ, bạn cũng có thể sử dụng Sketchnote với hướng dẫn đơn giản này (P2) - Ảnh 2.

Trước khi bài giảng bắt đầu, bạn có thể chuẩn bị trước cho trang giấy mình sắp sketchnote. Hãy tận dụng thời gian này để tìm tên và chức danh của người trình bày, sau đó viết xuống giấy đúng chính tả, theo lối "kiểu cách" hơn một chút (kiểu chữ, chân dung,…). Bạn cũng nên chú ý cách phân chia thời gian của bài giảng. Nếu bài giảng kéo dài một tiếng, bạn có thể tưởng tượng mình chia trang giấy thành 4 phần, đảm bảo theo kịp bài giảng

Khi bài giảng bắt đầu, bạn cần áp dụng kỹ thuật "thở xoay vòng", liên tục lắng nghe, tổng hợp và hình dung. Quan trọng là bạn có khả năng nắm được lời giảng trong ghi chú, chứ không chỉ cắm cúi vào sketchnote. Một trong những tài sản quan trọng nhất của bạn là "bộ nhớ đệm": vùng não nơi bạn có thể lưu trữ các ý tưởng tạm thời. Thông qua việc tập luyện, bạn sẽ lưu lại được nhiều câu nói, suy nghĩ, hoặc ý tưởng theo trật tự trong lúc sketchnote. "Bộ nhớ đệm" cũng cho phép bạn lắng nghe nhiều quan điểm và tổng hợp thành ý quan trọng trước khi bạn viết xuống.

Dù là trẻ lên ba hay không biết vẽ, bạn cũng có thể sử dụng Sketchnote với hướng dẫn đơn giản này (P2) - Ảnh 3.

Trong cuốn sổ, bạn nên sử dụng vài yếu tố chủ chốt để tạo sketchnote:

1. Câu chữ: Hãy ghi lại ý chính và những câu nói ý nghĩa, tránh cố gắng tóm tắt mọi thứ. Bạn có thể áp dụng phương pháp typographic để nhấn mạnh ý chính và làm các khối văn bản lớn thêm sinh động. Tránh liệt kê danh sách hoặc dàn ý , bạn nên tận dụng trang giấy bằng cách "nhóm" thông tin.

2. Khung chứa – Để tránh cho câu chữ lộn xộn, việc đóng khung câu chữ nhấn mạnh và tạo kết cấu cho trang giấy rất cần thiết. Một số khung thông dụng bao gồm: khung trích dẫn, hộp, hình tròn và đám mây dùng để diễn tả suy nghĩ.

3. Liên kết – Kết nối ý tưởng và các phần trong câu chuyện bằng mũi tên và đường kẻ. Một chuỗi ý tưởng cơ bản có thể trải dài khắp trang giấy và vẫn rõ rang nếu nó được nối với nhau bằng các liên kết đơn giản.

4. Bố cục – Một số bài giảng có cấu trúc cực kỳ rõ ràng, nhưng thường thì cách bạn tổng hợp thông tin thành một cấu trúc hoặc mô hình cơ bản dễ hiểu mới là yếu tố giúp bạn hiểu bài.

5. Biểu tượng – Đừng quên "vẽ" vào sketchnote. Hãy cố gắng tạo "biểu tượng" cho các đối tượng và khái niệm: chọn lọc thông tin và biến nó thành hình vẽ đơn giản thể hiện ý tưởng càng đơn giản càng tốt và cứ thế.

6. Tô bóng – Áp dụng kỹ thuật tô bóng đơn giản có thể làm tăng tính đa chiều và độ tương phản cho ghi chép.

7. Màu sắc – Trong lần đầu sketchnote, tôi khuyên bạn khoan hãy tô màu cho đến lúc bạn cảm thấy mình có thể vừa ghi chú vừa tô màu mà vẫn bắt kịp nội dung. Khi đã tự tin rằng mình có thể tiếp tục nghe và sử dụng "tư duy lưu lại tuần tự các ý tưởng" để theo kịp nội dung, bạn có thể kết hợp màu sắc bằng bút đánh dấu hoặc bút chỉ. Việc chỉ dùng 2-3 màu cũng giúp màu sắc rõ ràng hơn, rồi mới đến tính thẩm mỹ.

Dù là trẻ lên ba hay không biết vẽ, bạn cũng có thể sử dụng Sketchnote với hướng dẫn đơn giản này (P2) - Ảnh 4.

Với những yếu tố cơ bản trên, bạn sẽ sẵn sàng bắt đầu. Một số điểm cuối cùng mà bạn cần lưu ý:

• Nghĩ đến sự ứng biến, chứ không phải sự hoàn hảo. Sketchnote không phải là minh họa, mà là những nét vẽ thể hiện nội dung. Nếu bạn vẽ sai một nét, hãy vẽ lại. Nếu viết sai một từ, hãy gạch nó đi. Cũng như sự ứng biến, đặt mình vào hiện tại quan trọng hơn kết quả đẹp đẽ.

• Đừng ghi lại mọi thứ bạn nghe. Nếu bạn không hứng thú với nội dung nào thì cứ lướt qua.

• Thêm ý kiến của mình vào. Đó là quan điểm của bạn về một chủ đề, thế nên cứ thoải mái thêm bình luận của riêng mình vào trang vẽ.

• Thể hiện cá tính của mình qua trang vẽ. Bạn vẽ người không cân đối, kẻ đường thẳng thì run run, và viết chữ thì kỳ quặc? Cứ để kệ như vậy đi.

Giờ thì bạn đã nắm cơ bản về sketchnote, chẳng có lý do gì mà bạn không lấy cuốn sketchnote ra – thậm chí là trong cuộc họp công việc sắp tới – và bắt đầu hình dung cuộc trò chuyện. Bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả đạt được đấy.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM