Dù dư tiền đến đâu, cũng đừng để mình rảnh rỗi: Bạn cho rằng nhàn rỗi là hưởng thụ cuộc sống nhưng thực chất là đang biến tương lai trở nên tồi tệ

24/06/2020 11:19 AM | Sống

Càng nhàn rỗi càng lười biếng, càng lười biếng càng dễ đánh mất mình.

Không biết mọi người có phát hiện ra không:

Tồn tại rất nhiều người đưa ra những lý do nghe có vẻ rất hợp lý, lựa chọn không cầu tiến, dậm chân tại chỗ sống cho qua ngày, không muốn nghĩ tới tương lai, chỉ muốn tập trung vào hiện tại.

Có người nói: khi bạn không cầu tiến, là bạn đang hủy hoại một người, đó là chính bạn.

Bạn dùng sự lười biếng để đối lấy sự bỏ rơi của xã hội, rồi bạn chỉ biết ngồi đó phàn nàn, ca thán, mà không biết rằng, quá rảnh rỗi là bạn đang tự đập nát con đường tương lai của mình.

01

Dạo trước T. thất nghiệp. Vì quá rảnh rỗi nên ngày nào cô ấy cũng nói chuyện với bạn bè để giải khuây.

Còn bạn bè chỉ cần mở điện thoại ra là đều thấy những tin nhắn từ T.

T. hỏi trong nhóm rằng, cuối tuần đi dạo phố ăn uống hay không, hay đang nghiên cứu xem có món nào ngon ngon rồi đi ăn. Hỏi rất lâu rồi mà bạn bè không trả lời, cô bắt đầu cảm thấy khó chịu.

Cho rằng bạn bè không tôn trọng mình, hỏi lâu như vậy rồi mà không trả lời, không muốn đi thì cứ nói thẳng, cần gì phải trốn tránh bằng việc không trả lời tin nhắn.

Bạn bè đọc tin nhắn biết T. khó chịu, liền giải thích với cô rằng: bọn mình đều bận làm việc nên không để ý.

T. không muốn nghe lời giải thích của bạn bè, chỉ sống trong thế giới của mình, gửi icon phẫn nộ rồi nói: "Lãnh đạo còn chả bận bằng các cậu, cứ làm như mình là nhân tài hiếm có không vậy."

Một người bạn trông thấy đã nhắn tin xin lỗi T.: "Buổi sáng tớ bận lắm không có thời gian xem điện thoại, thường toàn tan làm mới trả lời tin nhắn cá nhân, xin lỗi nhé."

T. vẫn không nguôi giận, tức giận nói có phải vì mình không có công việc nên không ai muốn quan tâm mình nữa.

Tới lúc này, mấy người bạn không chịu được nữa liền chỉ trích thẳng mặt: tự cậu rảnh rỗi không có việc gì làm, cứ nghĩ bọn tôi cũng rảnh như cậu ư? Bọn tôi nếu có thời gian thì sớm đã trả lời cậu rồi, nhưng cậu lại chỉ vì chuyện cỏn con này mà làm ầm lên cả một buổi sáng, cậu có nói lý không vậy?"

T. thấy bạn bè bực mình thật rồi nên mới an phận lại một chút. Không tiếp tục tỏ ra giận dỗi nữa.

Sau này, có một người bạn nhắn tin riêng nói chuyện với T., nói rằng thời gian cô ấy nhắn tin với T. đều là tranh thủ trong lúc làm việc nói, vì sợ T. đang trong giai đoạn không có công việc nên không vui, nên đã cố gắng trả lời T. nhanh nhất có thể.

Thay vì làm loạn lên làm phiền bạn bè, khiến người khác khó chịu, chi bằng tận dụng thời gian làm lại CV, học tập, nâng cao, cải thiện bản thân.

Có câu: phương thức hủy hoại một người nhanh nhất đó là cứ để họ nhàn rỗi.

Rất nhiều người vừa được nghỉ là liền buông thả bản thân, mỗi ngày đều ăn chơi nhảy múa rồi ôm điện thoại tới sáng hôm sau, rồi tới khi quay lại công việc thì không còn trạng thái như lúc trước nữa.

Dù cả ngày nằm ì ra đó lướt điện thoại, cũng không muốn đi học tập, nghiên cứu hay cải thiện kĩ năng nào đó mà mình còn yếu kém.

Rất nhiều người muốn tự do, nhưng khi tự do tới thì họ lại lựa chọn lãng phí thời gian.

Nằm cuộn mình lười biếng trên chiếc giường êm ái, không nhìn rõ ra hiện trạng của bản thân, sẽ chỉ khiến bạn cách cuộc sống mà mình mong muốn càng ngày càng xa hơn mà thôi.

Dù  dư tiền đến đâu, cũng đừng để mình rảnh rỗi: Bạn cho rằng nhàn rỗi là hưởng thụ cuộc sống nhưng thực chất là đang biến tương lai trở nên tồi tệ - Ảnh 1.

02

Con người giống như máy móc vậy, máy móc lâu ngày không hoạt động sẽ bị rỉ sét, con người nhàn rỗi quá lâu sẽ trở nên lười biếng, và kết cục là thành một người vô dụng.

N. làm việc cho một công ty đã nhiều năm, theo lý mà nói, cũng nên được thăng lên chức quản lý rồi mới đúng.

Nhưng, N. vẫn giống như lúc mới vào công ty, là một nhân viên bình thường. Nguyên nhân là bởi năng lực của N. luôn chỉ ở mức độ trung bình, chỉ biết làm một vài công việc rập khuôn.

Thời gian rảnh rỗi, N. sẽ đi nhậu với bạn bè hoặc ở nhà ngủ nướng.

Quan điểm của N. là, làm tốt công việc được giao, kiếm tiền đủ tiêu thôi là được rồi. N. trước giờ chưa bao giờ nghĩ tới việc tranh thủ thời gian tan làm để cải thiện và nâng cao bản thân.

Không có tinh thần cầu tiến dẫn tới một loạt các hệ lụy: cạnh tranh chức vụ với nhân viên mới vào làm, có một vài người bạn, không có đối tượng yêu đương, lãnh đạo không đánh giá cao, đồng nghiệp cũng không mặn mà.

N. nói, lúc đi gặp mặt mai mối, phía nữ đều bảo không tin tưởng vào năng lực của N., sợ theo N rồi sau này không có tương lai…

Bất hạnh lớn nhất của con người hiện đại, đều bắt đầu từ việc lựa chọn an nhàn, thoải mái với hiện trạng.

Khi một người biến sự nhàn rỗi thành thói quen, họ sẽ đắm chìm vào hiện trạng an nhàn, không có động lực đi theo đuổi sự thoải mái hơn mà tương lai phía trước đem lại.

Lâu dần, dũng khí của họ sẽ bay màu, dần dần mất đi phương hướng cuộc sống, không tìm được mục tiêu để dồn sức vào, cuối cùng chỉ đành rêu phong bản thân.

Đời người rất dài, sự rảnh rỗi của bạn ngày hôm nay, sẽ đổi lại những đau khổ và thất vọng trong tương lai.

Bạn sẵn lòng lựa chọn tầm thường, đó là bởi bạn chưa bao giờ nếm trải niềm vui thành công; bạn sẵn lòng chấp nhận bóng tối, đó là bởi bạn chưa bao giờ trông thấy mặt trời.

Dù  dư tiền đến đâu, cũng đừng để mình rảnh rỗi: Bạn cho rằng nhàn rỗi là hưởng thụ cuộc sống nhưng thực chất là đang biến tương lai trở nên tồi tệ - Ảnh 2.

03

Nhà văn Dale Breckenridge Carnegie nói: "Luôn duy trì sự bận rộn hợp lý, là liều thuốc rẻ nhất trên thế giới này."

Quá rảnh rỗi, bạn sẽ rất dễ suy nghĩ lung tung, tự biên tự diễn, tự tìm phiền não cho mình.

Bản thân tôi cũng từng là một người rất rảnh rỗi, có một công việc được xem là "bát cơm sắt" trong mắt mọi người, thời gian rảnh rỗi cũng nhiều, nhiều lúc cảm thấy cuộc sống khá nhàm chán.

Mỗi ngày đều xem phim, lướt điện thoại, nhắn tin tán gẫu, thời gian cứ thế trôi đi lúc nào không hay.

Một hôm, tôi bỗng nhiên nhận ra rằng mình không nên như này nữa. Ngày nào cũng chỉ chơi điện thoại, bỏ điện thoại xuống là cảm thấy trống rỗng, thiếu thiếu.

Vì không muốn lãng phí thời gian thêm nữa, tôi quyết định phải tìm việc gì đó để làm. Thế là tôi quyết định đọc sách rồi tập tành viết lách.

Từ đó về sau, tôi bắt đầu dấn thân vào con đường viết lách. Mỗi ngày đều trở nên bận rộn, không có thời gian chơi điện thoại, chỉ có viết và viết.

Mỗi ngày đều viết lách, vì còn phải biên tập, nên có nhiều hôm tôi cũng làm tới tận khuya, thậm chí không có thời gian rủ bạn bè đi chơi.

Mặc dù bận rộn, nhưng tôi lại rất vui vẻ. Dần dần, tôi trở thành cây viết hợp đồng, không những kiếm thêm được thu nhập, mà còn quen được rất nhiều người bạn ưu tú khác.

Thông qua bận rộn, tôi làm giàu mình cả về vật chất lẫn tinh thần.

Dù  dư tiền đến đâu, cũng đừng để mình rảnh rỗi: Bạn cho rằng nhàn rỗi là hưởng thụ cuộc sống nhưng thực chất là đang biến tương lai trở nên tồi tệ - Ảnh 3.

Đại học Harvard từng tổng kết ra 9 nguyên nhân khiến một người luôn nghèo, nguyên nhân đầu tiên chính là tính trì hoãn, do dự. Mà nguyên nhân đằng sau của sự trì hoãn đó là bạn có quá nhiều thời gian, nhiều tới nỗi khiến bạn vô cùng rảnh rỗi, để có thời gian mà đi trì hoãn.

Con người ta ai cũng có tính lười trong máu, nhưng một khi đã lười đã nhàn thành quen rồi thì sẽ không còn muốn thoát ra nữa.

Càng nhàn rỗi càng lười biếng, càng lười biếng càng dễ đánh mất mình, bạn cho rằng đó là hưởng thụ cuộc sống, nhưng nó thực ra lại đang khiến cho cuộc sống tương lai của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Chỉ khi bận rộn, mới thay đổi được hiện trạng.

Một nhà văn nổi tiếng từng nói: "Trong cuộc đời, tôi sợ nhất là rảnh rỗi, rảnh rỗi sẽ làm mất đi ý nghĩa cuộc sống."

Vậy mới nói, sống ở đời, có thừa tiền ra sao, cũng đừng để mình quá nhàn rỗi.

Bạn hiện tại không bận rộn, cuộc sống sau này sẽ ép bạn phải bận rộn.

Có việc gì đó để làm là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành tất cả. Khi bạn thay đổi cuộc sống của mình thông qua bận rộn, vui vẻ rồi cũng theo đó mà tìm tới.

Regina

Cùng chuyên mục
XEM