Dù đang đứng top xuất khẩu gạo thế giới, Việt Nam sẽ giảm diện tích và nhân lực sản xuất ngành lúa gạo

03/11/2016 18:09 PM | Kinh tế vĩ mô

Ông Jon Fasman, Trưởng văn phòng khu vực Đông Nam Á, The Economist, đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến nông nghiệp đối với ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong phiên tọa đàm tại Vietnam Summit 2016. Sự kiện diễn ra tại TP HCM ngày 4/11

Trong phiên tọa đàm tại Vietnam Summit 2016 diễn ra tại TP HCM ngày 3/11, ông Jon Fasman, Trưởng văn phòng khu vực Đông Nam Á, The Economist, đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến nông nghiệp đối với ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Sau đây là những câu hỏi và câu trả lời giữa ông Jon và ông Anh Tuấn:

- Ông Jon: Ông có thể mô tả bức tranh chung của nền nông nghiệp Việt Nam?

- Thông qua việc giao cho kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là công tác giống nên Việt Nam đã đạt được năng suất cao về lúa gạo, cafe, trái cây. Trong gần đây 2 ngành nổi lên là tiêu và điều.

Trong thời gian tới, thách thức của Việt Nam là phải có chương trình riêng: Tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Vì nhu cầu người tiêu dùng nhu nhập tăng lên thì người dân có nhu cầu cao hơn đối với sản phẩm tiêu dùng.

Trong nước, nếu duy trì cách làm cũ sẽ khó tăng trưởng, do giới hạn về nguồn lực, năng suất, không thể sử dụng quá nhiều phân bón. Nhiều lao động rời nông thôn để dịch chuyển sang đô thị. Nông nghiệp cần cuộc cách mạng. Tái cấu trúc nông nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững và chúng tôi tập trung vào 3 yếu tố: sản xuất theo nhu cầu thị trường, cải tiến chất lượng và đầu tư vào ngành nông nghiệp.

Sản xuất cần theo đúng nhu cầu thị trường, ví dụ như giảm gạo, tăng trái cây. Cải tiến chất lượng cụ thể là không thể sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay.

Chính phủ cần có hàng loạt chính sách hỗ trợ như có nghị quyết để đưa người dân vào hợp tác xã, kéo doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhiều hơn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như giảm thuế, lãi ngân hàng thấp. Khâu sản xuất cũng cần đưa khoa học công nghiệp vào. Khoa học công nghệ không chỉ là giống mà còn cả đầu ra và đầu vào để hỗ trợ nông nghiệp đi lên.

- Việt Nam có cần phải giảm lượng lao động sản xuất ngành lúa gạo?

- Chúng tôi có xu hướng sản xuất lúa gạo ở khu thuận lợi nhất. Trên thực tế, diện tích lúa gạo và số người làm trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm dần, để chuyển sang các ngành có lợi nhuận cao hơn.

- Tôi đến Cần Thơ, có thăm đồng ruộng và thấy nông dân thu hoạch tôm. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- 2 năm trước có tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng và Việt Nam chịu thiệt hại khá nặng. Người nông dân rất thông minh sáng tạo, họ tìm cách xen canh, chuyển đổi.

Về phía chính phủ, chúng tôi sẽ hỗ trợ địa phương bằng cách chuyển đổi, nhưng đó cũng chỉ là kế hoạch ngắn hạn. Trong dài hạn, chúng tôi kết hợp tích cực với các nước tiểu vùng sông Mekong để có thêm thông tin, vì chúng tôi ở hạ nguồn. Khi Việt Nam thiếu nước trầm trọng chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc và Lào xả nước ở thủy điện.

- Các ngành kinh tế đều quan tâm đến tích hợp, kết hợp với kinh tế của các quốc gia khác. Còn trong nông nghiệp thì sao?

- Các hiệp định thương mại tự do đang tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp với tư cách là ngành lợi thế nhất của đất nước. Hiện nay chúng tôi xuất khẩu sang nước thành viên TPP nhiều hơn nhập của các nước TPP. Chúng tôi kỳ vọng mở cửa thị trường, giảm thuế thì hy vọng xuất nhiều hơn và đưa công nghệ mới vào ngành.

Chúng tôi cũng phải hiểu rằng yêu cầu ngày càng cao hơn về thương hiệu, tiêu chuẩn, chất lượng... Chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng với yêu cầu hiện tại. Cùng với quá trình đó, thì các bộ ngành đang tích cực đang sửa đổi khung pháp lý để hài hòa với các thị trường mà Việt Nam hướng tới.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM