Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR

05/07/2021 10:30 AM | Xã hội

Đối mặt với kỷ nguyên đầy biến động, đặc biệt là những tác động của Covid-19 tới xã hội, CSR càng trở thành giải pháp mà hầu hết doanh nghiệp đều muốn hướng tới để cải thiện hình ảnh của mình.

Vậy nhưng khi khả năng DN "sống sót" qua đại dịch được đặt lên hàng đầu, CSV mới trở nên tối ưu trong cả vấn đề kinh tế lẫn trách nhiệm xã hội.

CSR trong kỷ nguyên đầy biến động

Trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư vào hoạt động CSR trở thành hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là mục tiêu lâu dài, đáp ứng tốt những yêu cầu khách quan mà xã hội đặt ra cho mỗi tổ chức.

Nhìn lại bản chất của CSR

CSR viết tắt cho cụm từ Corporate Social Responsibility - trách nhiệm xã hội. Đây là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, đóng góp cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.


Trên thực tế, CSR giúp bản sắc văn hóa doanh nghiệp được gìn giữ và phát triển xa hơn. Ngoài ra, CSR còn bảo vệ quyền lợi cho người lao động, lợi ích cộng đồng và cả môi trường.

Đặc biệt, trong giai đoạn Covid diễn biến phức tạp, các hoạt động CSR hầu như đều hướng tới vấn đề quan tâm sức khỏe toàn dân và hậu phương cho lực lượng chống dịch tại các tỉnh tuyến đầu.

Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR - Ảnh 2.

Thương hiệu điều hoà Hikawa ủng hộ 250 triệu đồng cho khi Bắc Giang đang trở thành "tâm điểm dịch".

Đơn cử, hãng điều hòa Hikawa đã 2 lần tổ chức chương trình "Thiện nguyện tại Bắc Giang" khi tỉnh này đang là "điểm nóng" Covid-19 của cả nước.

Không chỉ đóng góp bằng tiền, đội ngũ Hikawa còn đến tận bệnh viện dã chiến Trung tâm giáo dục Quốc phòng - An ninh sinh viên Bắc Giang để lắp đặt điều hòa tại phòng nghỉ cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu tại đây.

Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR - Ảnh 3.

Hikawa vừa tài trợ điều hòa vừa điều phối thợ đến lắp đặt tại phòng nghỉ của các y bác sĩ tại bệnh viện dã chiến thuộc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh sinh viên Bắc Giang.

Ngày nay, khi mưu cầu về đời sống xã hội ngày càng cao và các doanh nghiệp cần "sống sót" qua đại dịch, việc nâng cấp các hoạt động xã hội lên một tầm cao hơn là xu hướng tất yếu.

Nếu như CSR dừng lại ở việc tuân thủ các chuẩn mực của cộng đồng, là một "công dân" doanh nghiệp tốt, thì CSV Creating Shared Values - Tạo lập giá trị sẻ chia) lại tích hợp các vấn đề và thách thức xã hội vào quá trình tạo ra giá trị kinh tế của doanh nghiệp.

CSV (Creating Shared Values - Tạo lập giá trị sẻ chia) đang được đặt ra mục tiêu mới cho các DN muốn hướng đến tạo lập giá trị trường tồn và phát triển bền vững.

CSV - "Phiên bản nâng cấp" của CSR

Có thể nói, CSV chính là phiên bản "lên đời" của CSR.

Không giống CSR có xu hướng bị các yếu tố bên ngoài thúc đẩy và được nhìn nhận là chi phí DN phải bỏ ra, CSV được tạo dựng từ chính động lực lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng của doanh nghiệp.

Hoạt động CSR thiên về về trách nhiệm, còn CSV chính là khao khát được tạo ra giá trị tốt đẹp.

Điển hình như Nestle, ngoài các chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội thông thường, tập đoàn hàng tiêu dùng này còn áp dụng mô hình CSV tại Việt Nam nhằm hỗ trợ người trẻ và phát triển cộng đồng.

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng điều tra Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em thừa cân béo phì tại Việt Nam tăng gấp 2,2 lần từ 8,5% năm 2010 lên 19% vào năm 2020.

Nhận thấy vấn đề đó, Nestle đã phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam tổ chức sân chơi "Hội khỏe Phù Đổng" hàng năm nhằm khuyến khích các em học sinh tích cực tham gia các hoạt động thể chất, tăng cường sức khỏe.

Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR - Ảnh 5.

Mục tiêu dài hạn của chương trình là đẩy mạnh phong trào luyện tập phát triển thể chất, xây dựng lối sống khỏe mạnh, năng động cho các em học sinh Việt Nam.

Ngoài ra, Nestle cũng tung ra thị trường nhiều loại thực phẩm và đồ uống bổ dưỡng, đơn giản hóa danh sách thành phần, loại bỏ màu nhân tạo để giúp giải

quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tình trạng dư cân, béo phì ở trẻ em.

Hơn nữa, với tình hình có hàng triệu người vẫn đang chung sống với cảnh nghèo đói, Nestle đã xây dựng một cộng đồng vững chắc, tập trung hỗ trợ các bạn trẻ định hướng và vượt qua được những rào cản trên con đường sự nghiệp.

Đồng thời, Nestle cũng cải thiện kế sinh nhai của những người nông dân bằng cách đào tạo kỹ năng, trao họ các cơ hội việc làm cũng như đa dạng nguồn thu nhập của khu vực nông thôn.

Doanh nghiệp Việt nên đón đầu xu hướng CSV như thế nào?

"CSV có thể tạo dựng nên một hệ sinh thái giá trị, tập hợp đa dạng các bên liên quan để cùng hợp tác, đổi mới và tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mà không cần sở hữu hoặc kiểm soát toàn bộ giá trị." - Ông Ramesh Shanmuganathan, CIO John Keells Holdings.

Khi nắm bắt được cách làm CSV, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần cải thiện niềm tin và thiện cảm nơi người dân mà còn gia tăng lợi nhuận, củng cố vị thế cạnh tranh với các mô hình kinh doanh và thị trường mới.

03 cấp độ của hoạt động CSV

Ở cấp độ thứ nhất, doanh nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu cộng đồng thông qua các sản phẩm, tiếp cận những khách hàng chưa được phục vụ hoặc phục vụ chưa tốt.

Đây cũng chính là "yếu tố cốt lõi" trong hoạt động CSV đối với những doanh nghiệp muốn đón đầu xu hướng này.

Đơn cử, thương hiệu điều hòa Hikawa nhạy bén với việc thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng hiện nay nên đã quyết định phát triển sản phẩm theo hướng tối giản - chỉ giữ lại những tính năng thực sự cần thiết đối với người tiêu dùng.

Các tính năng tích hợp mang hơi hướng công nghệ hiện đại cũng được Hikawa cắt giảm triệt để, chẳng hạn như kết hợp wifi vào điều hòa hay điều khiển tự động.

"Tuy nhiên, một điểm quan trọng là không được nhầm lẫn giữa tối ưu với tiết kiệm hay tiết giảm. Những gì cần đầu tư thì nhất định vẫn phải đầu tư cho xứng." - ông Trần Văn Tuyển, CEO Hikawa cho biết.

Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR - Ảnh 7.

Hikawa tập trung phát triển và hoàn thiện các tính năng cốt lõi của điều hoà.

Theo như cấp độ 1 trong hệ thống CSV - thỏa mãn nhu cầu chưa được đáp ứng của cộng đồng, bước đi của thương hiệu điều hòa này là len lỏi vào thị trường nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi mà người dân chưa có cơ hội tiếp cận đủ tốt, đủ chu đáo dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng.

Với khao khát mang lại giá trị "tiện lợi, chu toàn" cho tất cả các khách hàng sử dụng điều hòa của hãng, Hikawa đã tung ra chế độ bảo hành "vàng" là bảo hành 11 trong 30 tháng và bảo hành máy nén lên tới 6 năm.

Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR - Ảnh 8.

Trạm bảo hành và thợ lắp đặt điều hòa cũng được doanh nghiệp này điều phối trải rộng trên toàn quốc, đi đôi cùng các đại lí, nhằm phục vụ công tác bảo dưỡng triệt để.

Chính niềm tin to lớn vào giá trị mang lại cho người dùng nông thôn đã thúc đẩy hãng theo đuổi triết lý CSV - Đã làm gì cũng đều cần đặt giá trị mang lại cho khách hàng lên trên hết.

Không những thế, khâu quản lý - "điều quân" đến nhà dân lắp đặt, bảo trì điều hòa trong thời tiết nắng nóng và bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay cũng được Hikawa hết sức lưu tâm.

Ông Tuyển cho biết công ty đã ứng dụng triệt để CNTT trong quản lý hệ thống khách hàng, trong phân phối dịch vụ lắp đặt - bảo dưỡng mùa cao điểm, đảm bảo sức khỏe, quyền lợi và việc làm cho đội ngũ thợ điều hòa.

Tất cả những yếu tố thường được xem là "cần cắt bỏ" đã được Hikawa chú trọng đầu tư, đặt hết tâm huyết vào để cải thiện. Mục tiêu cuối cùng của hãng, không gì khác ngoài sự khẳng định, cam kết và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến khách hàng và cả đội ngũ của mình.

"Thời buổi này đã kinh doanh, sản phẩm chất lượng không còn là lợi thế cạnh tranh nữa, thay vào đó là đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Đồng thời khi hành vi tiêu dùng đã thay đổi, dịch vụ sẽ là vừa là cứu cánh, vừa là nền tảng then chốt cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp" - CEO Trần Văn Tuyển chia sẻ.

Chuyển bước sang cấp độ thứ 2 của CSV tái định nghĩa "hiệu suất" trong chuỗi giá trị bằng cách sử dụng các nguồn lực, nhà cung cấp, logistics và nhân viên một cách hiệu quả hơn.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý I/2020 cả nước có hơn 34.900 doanh nghiệp ngành F&B rút lui khỏi thị trường bởi nhiều điểm yếu của ngành như nguồn cung, phân phối, quản trị...

Riêng về kinh doanh nhà hàng, quán ăn và bán lẻ thực phẩm, vấn đề khiến các doanh nghiệp đau đầu nhất là mảng nhân sự.

Do các chỉ thị giãn cách xã hội lẫn tâm lý lo ngại, tránh tiếp xúc và tụ tập của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp buộc phải cho các nhân viên phục vụ, bán hàng nghỉ bớt vì dư thừa lao động.

Tuy nhiên, xét về lý, doanh nghiệp vẫn phải trợ cấp cho nhân sự trong thời gian tạm nghỉ.

Điều này đã gây thêm gánh nặng về tài chính cho các doanh nghiệp F&B khi doanh thu thì giảm bớt nhưng trách nhiệm, chi phí cho nhân sự vẫn phải được đảm bảo.

Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR - Ảnh 9.

Trong khi các DN ngành F&B còn đang loay hoay giải bài toán này, Thế Giới Hải Sản đã "chắc chân" trên thị trường nhờ điều chỉnh lại cơ cấu nhân sự, tối ưu hiệu suất hoạt động nhằm ứng phó với đại dịch trong ngắn hạn.

Cụ thể, nhà hàng đã triển khai chiến lược thích ứng linh hoạt: Các nhân viên sẽ luân phiên làm việc để bán hàng nhằm duy trì hoạt động của công ty và đồng lương căn bản của mình.

Ngoài ra, Thế Giới Hải Sản còn thực hiện chính sách khuyến khích nhân viên bán hàng tại nhà, giúp nhân viên tăng thêm thu nhập, đồng thời tạo ra nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.

Chính sách nằm trong khuôn khổ CSV cấp độ hai này chính là giải pháp thiết thực của Thế Giới Hải Sản để đảm bảo tối đa quyền lợi căn bản của mỗi người lao động tại tất cả các nhà hàng trong hệ thống nhưng vẫn tận dụng được đội ngũ nhân sự và thu được lợi nhuận từ sản phẩm bán ra.

Cuối cùng, mức độ cao nhất của CSV chính là cải thiện môi trường kinh doanh địa phương bằng cách cải thiện kỹ năng, nền tảng cung ứng, môi trường pháp lý và hỗ trợ các tổ chức trong cộng đồng mà doanh nghiệp hoạt động.

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu quá trình chuyển đổi số của ngành thuỷ sản - Tép Bạc đã thực hiện hoạt động CSV bằng cách cho ra đời ứng dụng quản lý trại nuôi từ xa Farmext.

Đón đầu xu hướng CSV - phiên bản nâng cấp của CSR - Ảnh 10.

Farmext là giải pháp hữu ích giúp nông dân tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Với tính năng ghi nhật ký chăn nuôi, hàng ngày người nông dân chỉ cần cập nhật trạng thái trại nuôi, dựa vào đó AI Trí tuệ nhân tạo) sẽ phân tích và dự đoán tương lai phát triển của trại.

Ngoài ra chỉ với hình ảnh, kích thước và trọng lượng của con tôm, hệ thống cũng có thể dự báo tôm có khả năng mắc bệnh gì, bao giờ thì có thể thu hoạch.

Farmext còn có khả năng giúp các doanh nghiệp, cá nhân tính toán được lúc nào nên bán thuỷ sản để có lãi và giúp việc truy xuất nguồn gốc dễ dàng hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu cần chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản.

Không chỉ đóng góp giá trị từ hoạt động CSV cho nuôi trại, ao nuôi thuỷ sản nói riêng mà Tép Bạc còn có một hệ sinh thái dành cho cộng đồng nông dân trong ngành bao gồm: Website thông tin ngành thủy sản Tép Bạc, các thiết bị thủy sản như máy đo chỉ số môi trường theo thời gian thực, thiết bị điều khiển từ xa, điều khiển tự động…

Đặt trong bối cảnh khi cộng đồng người nông dân nuôi trồng thuỷ hải sản thực hiện giãn cách xã hội, những giá trị mà hệ sinh thái Tép Bạc đem lại đã giảm

thiểu thiệt hại trong công tác sản xuất và hoạt động kinh doanh, tạo cơ hội quản lý công việc từ xa cho các chủ trại nuôi.

Hơn nữa, những hoạt động CSV này phần nào đã rút ngắn quá trình chuyển giao sản phẩm qua trung gian trong chuỗi giá trị ngành, tăng tính ổn định về giá cả của thuỷ hải sản nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Đón đầu xu hướng CSV các DN không chỉ thực hiện hoá những nhu cầu thức thời xã hội đồng thời còn đáp ứng các vấn đề kinh tế của tổ chức khi đặt DN trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid19. Các hoạt động CSV đóng góp ngày càng được nâng cao, ưu tiên bồi dưỡng giá trị con người, tăng giá trị hình ảnh, kinh doanh DN và thích ứng với các xu hướng mới của thời đại.

Ánh Dương

Từ khóa:  CSR
Cùng chuyên mục
XEM