DOJI và chiến lược nâng tầm vị thế nhờ đề cao trách nhiệm xã hội

25/02/2020 08:00 AM | Kinh doanh

Trên hành trình khẳng định vị thế số 1 trong ngành trang sức và trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI luôn đề cao trách nhiệm xã hội trong chiến lược phát triển dài hạn, vì lợi ích của doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của cộng đồng.

Thước đo thành công của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là cụm từ được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong thời điểm có nhiều biến động về tình hình kinh tế - xã hội.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), tuy nhiên theo Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội"…

Theo đó, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động.

Ngoài ra, còn phải thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện,…

Nhìn rộng ra, nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Điều này đòi hỏi những người lãnh đạo doanh nghiệp thời nay phải là những người có tầm nhìn xa để hướng tới mục tiêu hoạt động toàn diện, không chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần.

Và thước đo đánh giá sự thành công của họ cũng bắt nguồn từ những tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nhân cần tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt hơn và ngược lại, bản thân các doanh nghiệp sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn.

DOJI luôn đề cao trách nhiệm xã hội

Dù CSR là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua, song càng những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực tạo lập được thương hiệu vững bền và sáng giá. Họ không ngừng phát triển về giá trị tài sản và thương hiệu, mà còn nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của cộng đồng.

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là một trong những ví dụ điển hình cho chiến lược khẳng định vị thế một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam thông qua trách nhiệm xã hội.

Nếu như nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần trách nhiệm xã hội là làm từ thiện, mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là phải thể hiện trực tiếp trong toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, thì DOJI đang nỗ lực ở cả hai khía cạnh này.

DOJI và chiến lược nâng tầm vị thế nhờ đề cao trách nhiệm xã hội - Ảnh 1.

Tập đoàn DOJI tổ chức động thổ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách tại xã Cổ Loa - Hà Nội vào đầu tháng 2/2020

Trong những năm qua DOJI đã có đóng góp tích cực trong các hoạt động xã hội như Ươm mầm thế hệ tương lai thông qua việc trao tặng các trường đại học các suất học bổng giá trị cao, thường xuyên ủng hộ Quỹ Khuyến học Việt Nam, xây dựng điểm trường vùng cao (Hòa Bình, Sơn La...), ủng hộ học sinh vượt lũ tới trường...

Song song với đó, doanh nghiệp này còn thường xuyên duy trì các hoạt động thiện nguyện như ủng hộ đồng bào chịu thiên tai bão lũ, ủng hộ Quỹ vì người nghèo, hỗ trợ kinh phí điều trị cho các bệnh nhi Viện K, tặng quà bà mẹ Việt Nam Anh hùng…

Gần nhất, ngay khi dịch viêm đường hô hấp cấp Covid 19 bùng phát tại Việt Nam, đẩy nhu cầu khẩu trang y tế và giá cả lên cao thì Tập đoàn DOJI đã tiến hành tặng khẩu trang miễn phí cho khách hàng, nhằm chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh các hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng, Tập đoàn DOJI còn là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong chính sách, chế độ đãi ngộ nhân viên.

Theo đó, ngoài mức thu nhập thỏa đáng qua lương và thưởng kinh doanh, thưởng hiệu quả công việc, những nhân viên ở DOJI được hưởng nhiều chế độ phúc lợi hấp dẫn, được quan tâm toàn diện về đời sống sức khỏe, tinh thần.

DOJI và chiến lược nâng tầm vị thế nhờ đề cao trách nhiệm xã hội - Ảnh 2.

Chính sách đãi ngộ nhân viên kịp thời, hấp dẫn là một trong những chiến lược được Ban lãnh đạo DOJI coi trọng

Đối với cán bộ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, Tập đoàn DOJI cũng quan tâm và thường xuyên tặng quà, thăm hỏi, động viên kịp thời.

Ban lãnh đạo của DOJI cũng từng khẳng định, sẽ nỗ lực từng ngày để biến DOJI trở thành nơi làm việc đáng mơ ước nhất, để hơn 2.000 nhân viên được thể hiện ý chí, năng lực bản thân.

Từ những nỗ lực không mệt mỏi vì mục tiêu phát triển doanh nghiệp gắn với lợi ích cộng đồng, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đã được trao tặng Giải thưởng Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp, đồng thời nâng tầm vị thế Top 5 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM