Đối mặt với “khủng hoảng giàu nghèo” sau tuổi 40: Không gạt bỏ 7 yếu tố này, chẳng trách sao làm mãi không lên, chỉ dậm chân tại chỗ

31/05/2022 15:22 PM | Sống

Tại sao lại có hiện tượng “người nghèo sẽ ngày càng nghèo và người giàu lại ngày càng giàu” sau tuổi 40? Các chuyên gia mách bạn 7 thói quen xấu khiến bạn mãi dậm chân tại chỗ, không khá lên nổi.

Như tác giả cuốn “Atomic Habits” đã nói: Nếu bạn tiến bộ 1% mỗi ngày thì sau một năm, bạn sẽ tiến bộ gấp 37 lần; còn nếu mỗi ngày bạn lùi bước 1% thì sau một năm, bạn sẽ trở về con số không.

Một thay đổi nhỏ, một thói quen tốt của bạn sẽ tạo ra hiệu ứng lãi kép và mang lại cho bạn cuộc sống phong phú! Về lâu dài, khoảng cách giàu nghèo của mỗi người sẽ hiện ra rõ ràng, càng để lâu thì khoảng cách này càng minh bạch. Vì vậy, đừng bỏ qua tác dụng kép của những thói quen tốt.

Đối mặt với “khủng hoảng giàu nghèo” sau tuổi 40: Không gạt bỏ 7 yếu tố này, chẳng trách sao làm mãi không lên, chỉ dậm chân tại chỗ - Ảnh 1.

Nếu nghèo trước 40 tuổi thì có thể đổ lỗi cho xuất thân của mình, nhưng nếu sau 40 tuổi mà vẫn than nghèo thì chắc là do bản thân có gì đó không ổn, đùn đẩy trách nhiệm thì chỉ khiến người ta chê cười mà thôi.

Để tránh điều đó, các chuyên gia đã đúc kết được 7 thói quen xấu điển hình đang “đẩy” bạn xuống “chiếc hố” nghèo khổ. Bạn có thể quan sát “bạn nghèo bạn giàu” xung quanh mình để nhận định, từ đó tự đánh giá xem mình có đang thuộc “nhóm nguy cơ cao” trở thành người nghèo hay không.

    1. Mua quá nhiều quần áo không cần thiết

Thời trang nhanh là một cái bẫy khiến con người trở nên nghèo nàn.

Nhiều người tự coi mình là siêu sao hay siêu mẫu, trong lòng họ thường tự tưởng tượng “sân khấu” mà mình có thể xuất hiện trong nhiều dịp và tình huống khác nhau. Để rồi, họ mua một loạt quần áo “chỉ mặc được một lần”, hay thậm chí không mặc lần nào sau khi mua vỉ không có cơ hội.

Trên thực tế, trong tủ quần áo, bạn chỉ cần mua một số quần áo thiết thực và tươm tất, điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian sửa soạn mà còn tiết kiệm được những khoản chi tiêu không cần thiết.

    Đối mặt với “khủng hoảng giàu nghèo” sau tuổi 40: Không gạt bỏ 7 yếu tố này, chẳng trách sao làm mãi không lên, chỉ dậm chân tại chỗ - Ảnh 2.

    2. Tham gia quá nhiều cuộc gặp xã giao, tiệc tùng

Những buổi gặp gỡ xã giao vô nghĩa thực sự lãng phí tiền bạc và thời gian, đặc biệt là những bữa tiệc có quy định về trang phục (dress code). Vì chủ đề dress code mà dành thời gian mua một số bộ quần áo không thể mặc cho lần sau, đây chính là lãng phí tiền của. Tệ hơn nữa, khi tham gia party xã giao bạn uống quá nhiều, chơi quá điên cuồng, khiến tinh thần giảm sút vào ngày hôm sau, có đáng không?

Thay vì tham gia vào một bữa tiệc xã giao vô nghĩa, chỉ có những câu chuyện phiếm và những gương mặt mơ hồ, tốt hơn là đọc một cuốn sách ở nhà, ngủ một giấc thơm và ăn một bữa ngon.

    3. Nghiện một vài thói quen nhỏ

Niềm say mê nhỏ đôi khi là khởi đầu của một bất hạnh lớn.

Nhiều người nghiện đồ ngọt, đồ nhậu, gà rán, thuốc lá, rượu bia, thậm chí còn có sở thích sưu tầm những thứ lặt vặt… Nghiện những thói quen nhỏ tưởng chừng vô hại nhưng theo thời gian, chúng lại trở thành gánh nặng rất lớn. Bạn có thể thỉnh thoảng “thỏa”những cơn nghiện lành mạnh, nhưng đừng biến nó thành thói quen.

    4. Thích mua các gói khuyến mãi, giảm giá

Khi thấy ưu đãi mua 10 tặng 1 set, tặng thêm khóa học, coupon SPA… Không ít người “đói con mắt” mà chẳng ngần ngại “quẹt thẻ” ngay.

Khi ôm đồm một tá khóa học được giảm giá, bạn đã nghĩ rằng sẽ có thể thúc giục bản thân tiến bộ mỗi ngày, nhưng cuối cùng bạn nhận ra rằng bạn đã đánh giá quá cao khả năng của mình. Dù gì bạn cũng không siêng năng như vậy, thà rằng thực dụng một tí, dùng bao nhiêu thì mua bấy nhiêu là đủ.

Ngược lại, những người giàu cũng thỉnh thoảng mua vé số, nhưng họ không dùng nửa thu nhập từ công việc của mình để “đánh liều” bằng cách này. Trúng số không phải là một chiến lược làm giàu, họ tin rằng chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ thì họ mới có thể thành công.

Bạn càng tin vào may mắn, bạn càng bỏ qua tầm quan trọng của sự chăm chỉ. Thói quen này chắc chắn sẽ khiến bạn “thắng món hời nhỏ, thua cuộc đời lớn”.

    5. Thích mua đồ khuyến mãi, rẻ tiền

    Đối mặt với “khủng hoảng giàu nghèo” sau tuổi 40: Không gạt bỏ 7 yếu tố này, chẳng trách sao làm mãi không lên, chỉ dậm chân tại chỗ - Ảnh 3.

Bạn thường mua quá nhiều thứ không cần thiết vì đang có giá shock, khuyến mãi, giá rẻ? Thực ra, tốt nhất bạn nên có thói quen lập “danh sách mua sắm” và liệt kê thứ tự ưu tiên của những lần mua hàng để tránh cho mình những hành vi mua hàng “bất quy tắc”.

    7. Chi tiêu thường vượt quá khả năng

Mua xe, bảo dưỡng xe, vay thế chấp… Khi không có của cải mà chi tiêu vượt quá khả năng của bản thân, thì kiểu “sống hôm nay tiêu tiền ngày mai” này sẽ chỉ dẫn đến cái vòng nghèo khổ vô cực sau này.

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện một giao dịch mua hàng bốc đồng. Những gì bạn mua là một “món nợ” cho cuộc sống nếu nó không ngừng làm tăng chi tiêu trong tương lai.

7 thói quen khiến bạn “nghèo vẫn hoàn nghèo” kể trên không khó đoán nhưng lại thường bị làm ngơ. Đầu tiên bạn phải hình thành thói quen tiêu dùng đúng đắn, có thế bạn mới nhanh chóng tích lũy được “hũ vàng” đầu tiên, tạo ra lãi kép, từ đó tìm được chìa khóa dẫn đến cánh cửa giàu có.

Trên con đường quản lý tài chính, dù đang bò thì bạn cũng phải không ngừng tiến lên. “Kiến tạo lãi kép, trì hoãn hưởng thụ.” Chỉ có những người sống bình dị những năm tháng tuổi trẻ mới có thể trở nên lộng lẫy sau tuổi 40!

Theo Aboluowang

Theo Như Ý

Cùng chuyên mục
XEM