Doanh nhân dựa vào tài “chém gió” để kiếm tiền tỷ gây tranh cãi, nổi danh là “bậc thầy marketing” nhờ nắm bắt được yếu tố này ở tâm lý người tiêu dùng

04/07/2021 16:31 PM | Sống

Đỗ Quốc Doanh là một thiên tài kinh doanh không kém cạnh Sử Ngọc Trụ - một tỷ phú lừng danh ở lĩnh vực đầu tư, tài chính và trò chơi trực tuyến tại Trung Quốc. Ông đã thành lập thành công 5 doanh nghiệp và xây dựng 4 thương hiệu sản phẩm nổi tiếng Trung Quốc. Nhưng cách làm giàu của tỷ phú này luôn gây tranh cãi.

Doanh nhân Đỗ Quốc Doanh, sinh ra tại huyện Tây Hoa, thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam vào năm 1973. Ông khởi nghiệp từ năm 21 tuổi và trở thành tỷ phú chỉ sau 4 năm. Từ năm 25 tuổi, Đỗ Quốc Doanh đã trở thành huyền thoại trong giới kinh doanh Trung Quốc và rất được thế giới quan tâm đến.

Khi còn trẻ, ước mơ của Đỗ Quốc Doanh là trở thành một giáo viên. Năm 1992, ông bắt đầu làm giáo viên sau khi tốt nghiệp từ một trường đại học Sư phạm. Nhưng khi thực sự bước vào nghề, ông mới cảm thấy cuộc sống như thế này không như ý muốn của mình. Vì vậy, chỉ hai năm sau, ông bỏ nghề giáo viên và bắt đầu bước vào con đường khởi nghiệp.

Bốn sản phẩm làm nên thương hiệu

Như mọi người đều biết, Đỗ Quốc Doanh kể từ đó đã tạo ra một loạt sản phẩm hot nhất thị trường bấy giờ là đai chống gù lưng babaka, máy học tiếng anh OZing, E-person E-book, điện thoại di động 8848 và lon trà mini. Nhưng điều đáng nói là những sản phẩm này cuối cùng lại "hạ nhiệt sau khi đã kiếm được bộn tiền".

Vì vậy, Đỗ Quốc Doanh được mệnh danh là một nhân vật gây tranh cãi: những người ghét ông thì gọi ông là "Vua chém gió" hay "Vua cơ hội"; những người ngưỡng mộ ông thì gọi là "Bậc thầy marketing".

Từ nhiều sản phẩm tiêu dùng kinh điển mà ông đã tạo ra có thể thấy Đỗ Quốc Doanh dường như luôn có thể nắm bắt rất rõ nhu cầu của một bộ phận người dùng và cũng có thể cung cấp nguồn cung tương ứng. Ông có thể hiểu được nhu cầu của các nhóm người khác nhau. Năng lực quan sát nhạy bén này cũng là một điều quan trọng trong một phần thành công của ông ấy.

Doanh nhân dựa vào tài “chém gió” để kiếm tiền tỷ gây tranh cãi, nổi danh là “bậc thầy marketing” nhờ nắm bắt được yếu tố này ở tâm lý người tiêu dùng - Ảnh 1.

Thói quen cầu toàn khi làm việc

Đỗ Quốc Doanh có thói quen là khi làm bất cứ việc gì ông đều phải hoàn thành một cách cầu toàn nhất, làm tới mức không thể tốt hơn nữa.

Lấy ví dụ về lon trà mini rất được ưa chuộng trong những năm gần đây, trong những ngày đầu kinh doanh, Đỗ Quốc Doanh đã dành hai năm rưỡi để đánh bóng và thiết kế tới 11 phiên bản. Ông đã mời giám đốc thiết kế người Nhật nổi tiếng trong ngành - Hideo Kamahara để chỉ đạo thiết kế.

Nhưng điều mà Hideo Kamihara không ngờ là một nhiệm vụ thiết kế tưởng chừng đơn giản như vậy lại suýt đã làm gián đoạn sự nghiệp của mình.

Đỗ Quốc Doanh khắt khe với thiết kế lon trà đến nỗi rất nhiều thiết kế vô cùng dày công trước đó của Hideo Kamihara đều bị từ chối, nhưng điều này cũng giải thích tại sao Đỗ Quốc Doanh hễ tạo ra một mặt hàng nào đều luôn thành công.

Doanh nhân dựa vào tài “chém gió” để kiếm tiền tỷ gây tranh cãi, nổi danh là “bậc thầy marketing” nhờ nắm bắt được yếu tố này ở tâm lý người tiêu dùng - Ảnh 2.

Doanh thu lên tới 3 tỷ nhân dân tệ, lý do thực sự là do "bán giá cao"

Một lon trà 4g, một hộp có 20 lon, hàm lượng 80g trong 1 hộp lại có giá gần đến 500 tệ. Mức giá trên vẫn chỉ là mức giá đã hạ xuống thấp nhất của lon trà mini sau rất nhiều tranh cãi của dư luận. Nếu đặt nó vào khoảng giữa năm 2020 thì mức giá của lon trà mini tương đương với 18750 nhân dân tệ/ 0,5 kg!

Tại sao loại trà này lại đắt như vậy? Theo những gì Đỗ Quốc Doanh đã quảng cáo thì người ta nói rằng những loại trà này do đích thân những bậc thầy hàng đầu làm ra, hay nói cách khác, những loại trà này “không thể đo được bằng tiền”, nên đắt là “chính đáng”.

Doanh nhân dựa vào tài “chém gió” để kiếm tiền tỷ gây tranh cãi, nổi danh là “bậc thầy marketing” nhờ nắm bắt được yếu tố này ở tâm lý người tiêu dùng - Ảnh 3.

Nhưng trên thực tế, từ khi làm ra đai chống gù lưng Babaka, Đỗ Quốc Doanh đã chơi lại "chiêu trò" này, vì vậy có người nói rằng ông là vua của chém gió.

Chiêu trò marketing gây tranh cãi

Doanh nhân dựa vào tài “chém gió” để kiếm tiền tỷ gây tranh cãi, nổi danh là “bậc thầy marketing” nhờ nắm bắt được yếu tố này ở tâm lý người tiêu dùng - Ảnh 4.

Hồi đó các bậc phụ huynh biết rằng tri thức có thể thay đổi vận mệnh nên họ có thể thẳng tay chi tiền vì việc học hành của con cái. Việc con trẻ học hành vất vả dẫn đến gù lưng và để lại nhiều bệnh tật. Và như thế đai chống gù lưng đã đánh trúng khẩu hiệu vì tương lai của con trẻ, Tivi và các phương tiện truyền thông lớn liên tục quảng bá sản phẩm và bắt đầu quảng cáo lợi ích của việc hỗ trợ chống gù lưng.

Hơn nữa còn mời Hà Khiết – một ngôi sao vô cùng nổi tiếng lúc bấy giờ để phát ngôn cho thương hiệu babaka. Sau khi quảng cáo được công chiếu trên phương diện rộng thì các bậc phụ huynh, trẻ em đều muốn có được sản phẩm do Hà Khiết làm người đại diện phát ngôn này. Nhưng ai biết rằng trong thời đại đó, một đai chống gù lưng babaka trị giá vài trăm tệ có thể tốn của bố mẹ một tháng lương, chỉ để đứa trẻ có được sức khỏe tốt nhất. Nhưng kết quả mà chúng ta nhận được là gì? Nhiều trẻ em đã mắc chứng cong thắt lưng và chứng kyphosis vì ảnh hưởng của việc đeo đai chống gù lưng babaka này.

Kinh nghiệm từ thành công của “vua chém gió”

Doanh nhân dựa vào tài “chém gió” để kiếm tiền tỷ gây tranh cãi, nổi danh là “bậc thầy marketing” nhờ nắm bắt được yếu tố này ở tâm lý người tiêu dùng - Ảnh 5.

Năm nay là năm thứ 27 trong sự nghiệp kinh doanh của Đỗ Quốc Doanh, và ông vẫn có thể duy trì tâm lý kinh doanh như cũ. Tóm lại một câu: Sự thành công của tất cả các sản phẩm của Đỗ Quốc Doanh, những sản phẩm bán chạy nhất, đều khởi nguồn từ bản chất của con người.

Đai chống gù lưng bán chạy là nắm bắt được mối quan tâm của cha mẹ đối với sự phát triển của con trẻ; máy học tiếng anh bán chạy là vì phù hợp với quan niệm giáo dục đổi mới; điện thoại 8848 bán chạy và do nắm bắt được tâm lý của những người thành đạt; lon trà mini là một niềm yêu thích về văn hóa và có khả năng trở thành một trào lưu mới cho việc tặng quà xã giao.

Theo 163

Hoàng Lan

Cùng chuyên mục
XEM