Đi qua đại dịch tôi mới nhận ra, người luôn chuẩn bị 4 thứ này thì mãi mãi "ổn định", biến cố nào cũng không thể xô ngã

16/04/2020 20:15 PM | Sống

Đời người ai cũng mong muốn sự ổn định. Muốn có được sự bền vững, bạn phải học cách chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi cơn bão có thể ập đến bất ngờ.

Dịch bệnh Covid-19 khiến mọi hoạt động kinh tế, sinh hoạt cuộc sống đều phải hy sinh để đẩy lùi dịch bệnh. Dù đó là giải pháp tốt những cũng đã gây ra cho cuộc sống của tất cả chúng ta rất nhiều khó khăn.

Nhiều người coi kì nghỉ dịch này như một cơ hội nghỉ ngơi, sốc lại tinh thần học tập và làm việc. Nhưng cũng có nhiều người rơi vào khủng hoảng khi mọi công việc của họ đều bị dừng lại, không có thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn. Chính vì sự thụ động, thiếu tầm nhìn, thiếu sự chuẩn bị đã khiến họ rơi vào khó khăn bất ngờ này? Mọi cuộc khủng hoảng đột ngột đều có thể xảy ra, vì thế bạn cần phải có sự chuẩn bị. Sau khi đại dịch kết thúc bạn hãy ghi nhớ những điều này, bởi đây là những bài học đắt giá:

Nếu có cơ hội, hãy sở hữu một ngôi nhà

Mua được một ngôi nhà để "an cư" chắc chắn là mục tiêu của rất nhiều người khi đi làm. Nhưng nó không phải điều dễ dàng thực hiện như bạn mua bán những thứ đồ hàng ngày. Chính tình hình dịch bệnh khiến họ hiểu hơn tầm quan trọng của việc mua nhà. Nhiều người đi làm ở thành phố lớn phải lao đao với tiền nhà trọ và đủ thứ chi phí sinh hoạt trong mùa dịch trong khi việc làm thì khó khăn. Khi đó mới thấy được, sở hữu một mái nhà của riêng mình cần thiết biết bao nhiêu. Dù có dịch bệnh, khủng hoảng bạn vẫn còn có một nơi an toàn để trở về.

Rất nhiều người đã đặt mục tiêu rằng: “Sau dịch tôi phải mua một ngôi nhà”. Mục tiêu này bạn cần có thời gian nỗ lực, phấn đấu thực hiện. Mua nhà không phải lúc nào cũng sẽ đảm bảo sẽ mang lại lợi ích tốt. Hầu hết, mua nhà sẽ là giao dịch lớn nhất mà chúng ta từng thực hiện.

Thông thường, việc mua một ngôi nhà của bạn sẽ đi kèm với một khoản thế chấp 30 năm và rất nhiều tiền lãi. Nhưng nếu có khả năng sở hữu mái nhà của riêng mình, khi buộc phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như đại dịch lần này, ít nhất bạn vẫn có thể an toàn tồn tại.

Tiết kiệm tiền nhiều nhất có thể

Con người sống trong xã hội này, mọi phương diện cuộc sống đều cần tới tiền. Tiền dường như là tấm kim bài, một hình thức bảo hộ giúp ta sinh tồn trong xã hội.

Tiết kiệm tiền luôn là vấn đề của những người độ tuổi đi làm. Có câu nói rằng: "Sự sụp đổ của người trưởng thành bắt đầu từ việc phải đi vay tiền". Rất nhiều người trong chúng ta thuộc kiểu người "không hiểu tiền bay đâu mất", cả tháng vất vả làm việc, ngoảnh đi ngoảnh lại vẫn không có một xu nào dính túi, tài khoản ngân hàng luôn gần như không có.

Có nhiều người không thể tiết kiệm tiền vì cuộc sống của họ quá nhiều lo toan và thu nhập thì không dư dả để tiết kiệm. Số khác họ không thể tiết kiệm vì họ không thể quản lý tài chính của mình.

 Đi qua đại dịch tôi mới nhận ra, người luôn chuẩn bị 4 thứ này thì mãi mãi ổn định, biến cố nào cũng không thể xô ngã  - Ảnh 1.

Tiền tiết kiệm không thể sinh ra nhiều lợi nhuận nhưng chính nó sẽ là chiếc phao cứu sinh khi bạn gặp khủng hoảng, khó khăn. Bạn không thể biết trước bạn có thể làm việc trong bao nhiêu năm, bạn không thể biết được liệu bạn sẽ gặp những khó khăn, khủng hoảng bất ngờ gì...?

Đến một độ tuổi nào đó, bạn sẽ nhận ra, quả thực trong cuộc sống rất cần một tài khoản tiết kiệm. Nếu không sẽ trở tay không kịp khi những chuyện không hay xảy đến. Tiền tiết kiệm mới là thứ bảo hiểm thiết thực nhất của cuộc đời.

Số tiền tiết kiệm nhỏ không thể kéo bạn ra khỏi khó khăn ngay lập tức nhưng nó sẽ giúp bạn tự tin để vượt qua khó khăn. Vì vậy hãy học cách chi tiêu có kế hoạch, bỏ đi thói quen mua sắm không cần thiết và hãy tập trung chi tiêu cho những việc quan trọng và tiết kiệm.

Hãy kiếm một công việc tay trái

Đây thực sự không phải vấn đề mới nhưng lại không nhiều người để ý đến. Mọi người thường dồn hết tâm sức vào công việc chính thường lượng không cao nhưng ổn định. Họ luôn nghĩ cần phải cố gắng chăm chỉ làm việc để giữ được việc, để thăng chức hoặc thực hiện kế hoạch của họ.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế sau đại dịch, nhiều người bị giảm lương hoặc thậm chí bị mất việc, đã khiến nhiều người phải suy nghĩ lại vấn đề “kiếm công việc tay trái”. Kiếm công việc tay trái chính là cách bạn chủ động kiếm thêm nguồn thu nhập cho mình. Đó không những là nguồn thu nhập thứ 2 mà còn là công việc dự phòng cho bạn. Hãy nên nhớ: “Khi gặp con sóng lớn, ai có nhiều phao cứu sinh người đó sẽ càng có nhiều cơ hội sống sót”.

Gìn giữ sức khỏe như tài sản quý nhất

Dịch bệnh xảy ra khiến con người nhận ra cuộc sống là vô thường, sức khỏe mới là quan trọng hơn tất cả. Trước đây khi dịch bệnh chưa xảy ra rất nhiều người bán mạng kiếm tiền,không chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe. Dịch bệnh xảy ra, virus không phân biệt người giàu người nghèo. Dù có nhiều tiền bạc, nổi tiếng hay quyền lực đến đâu, bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Chỉ những người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt mới có cơ hội chống lại virus và nếu có nhiễm bệnh thì khả năng phục hồi nhanh hơn.

 Đi qua đại dịch tôi mới nhận ra, người luôn chuẩn bị 4 thứ này thì mãi mãi ổn định, biến cố nào cũng không thể xô ngã  - Ảnh 2.

Viện sĩ Chung Nam Sơn, người Trung Quốc, đã 84 tuổi nhưng hàng vẫn luôn giữ thói quen tập thể dục 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 1 tiếng. Ngay cả khi đi công tác xa ông cũng không quên tập thể dục. Vì vậy, ông Chung Nam Sơn 84 tuổi vẫn tràn đầy năng lượng.

Sức khỏe tốt là tấm vé bảo hiểm quan trọng của bạn, giúp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả nhất. Vì vậy, sau khi dịch bệnh, tốt hơn hết bạn nên tập cho mình thói quen tập thể dục. Nên nhớ, tiền khi mất đi bạn còn có thể kiếm lại nhưng nếu một khi sức khỏe mất đi thì bạn sẽ mất tất cả.

Cuộc sống vốn nhiều điều tàn nhẫn. Chúng ta chắc chắn đều đã bị bố mẹ cằn nhằn ít lần một lần trong đời vì muốn chúng ta thay đổi các thói quen xấu: Đừng tiêu tiền phung phí, hãy tiết kiệm tiền, mua nhà nếu bạn có cơ hội, tập thể dục nhiều hơn, đừng thức khuya, ăn uống vô tội vạ... những tất cả đều bị bỏ ngoài tai.

Chúng ta tự tin nghĩ rằng chúng ta còn trẻ, có khả năng vô hạn, mọi chuyện chúng ta đều có thể kiểm soát. Nhưng thực sự cuộc sống này cũng rất tàn nhẫn, nó có thể cho chúng ta những ngày tháng tươi đẹp thì cũng có thể mang đến cho chúng ta những ngày tăm tối. Cuộc sống luôn dành cho bạn những khó khăn bất ngờ. Nếu bạn mãi sống với sự mộng mơ và chủ quan thì chắc chắn có một ngày những biến cố bất ngờ sẽ đè bẹp bạn.

Một nhà văn từng nói điều này: “Bạn không thể quyết định khi nào mặt trời mọc vào sáng mai, nhưng bạn có thể quyết định khi nào bạn sẽ thức dậy vào sáng mai." Hãy cố gắng chọn cách sống và làm việc có kế hoạch, tính toán để chúng ta luôn có thế chủ động khi đối mặt với những khó khăn.

Theo Hoàng Lan

Cùng chuyên mục
XEM