ĐH bạc tỷ tại Việt Nam lắp cả trạm sạc điện thoại năng lượng mặt trời cho sinh viên

28/09/2016 16:08 PM | Công nghệ

Các sinh viên của trường hiện rất thích thú với những trạm sạc năng lượng mặt trời công cộng này.

Hiện nay, nguồn tài nguyên có sẵn của Trái Đất đang ngày càng cạn kiệt. Con người đang tìm các giải pháp năng lượng thay thế cho dầu mỏ, khí đốt bằng các nguồn năng lượng "sạch" như gió, mặt trời, v.v...

Pin mặt trời là giải pháp năng lượng sạch thay thế phổ biến hiện nay. Các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời, ví dụ pin sạc, bình nước nóng, quạt, pin dự phòng đã trở nên quen thuộc với người dân trên thế giới.

Tuy tính hiệu quả của nó chưa cao nhưng dù sao đây cũng là một giải pháp thay thế tạm thời cho đến khi các nhà khoa học tìm cách để tăng khả năng chuyển đổi điện của nó.

Hai trạm sạc năng lượng mặt trời công cộng.
Hai trạm sạc năng lượng mặt trời công cộng.

Tại Việt Nam, trạm năng lượng mặt trời công cộng dường như chưa xuất hiện. Tuy nhiên trường Đại học quốc tế RMIT cơ sở Nam Sài Gòn là ngôi trường đầu tiên cho lắp đặt trạm năng lượng mặt trời công cộng để tận dụng nguồn tài nguyên "trời phú", đồng thời nhằm khiến ngôi trường trở nên thân thiện với môi trường hơn.

Chiếc ghế với các khe thông gió phía sau này có thể là nơi chứa pin sạc trữ điện.
Chiếc ghế với các khe thông gió phía sau này có thể là nơi chứa pin sạc trữ điện.

Về thiết kế, trạm năng lượng mặt trời tại đây là một panel lớn, rộng khoảng 1,5x1,5m, chiều cao khoảng 2 mét và được đặt nghiên góc 30 độ. Ở dưới là hàng bàn ghế để sinh viên có thể vừa ngồi sạc thiết bị và làm việc/học tập một cách bình thường.

Ổ điện có nắp bảo vệ và chống mưa bão.
Ổ điện có nắp bảo vệ và chống mưa bão.
Có thể cắm chấu sạc tiêu chuẩn và USB.
Có thể cắm chấu sạc tiêu chuẩn và USB.

Có tổng cộng 2 ổ điện, mỗi ổ bao gồm 1 cổng USB và 2 chấu điện tiêu chuẩn trên mỗi trạm sạc. Các panel năng lượng mặt trời sẽ chuẩn hóa quang năng thành điện năng và trữ điện vào một khối pin lớn, khối pin này sẽ được nối vào bộ ổn áp để dòng điện ra luôn đảm bảo và không làm hư hại thiết bị.

Tuy chưa rõ khối pin có dung lượng bao nhiêu, nhưng theo chúng tôi đánh giá thì chúng tôi có thể sạc được cho cả laptop khi trời tối, chứng tỏ rằng lượng pin được trữ không hề nhỏ.

Vào buổi tối hai chiếc đèn này sẽ sáng tự động.​
Vào buổi tối hai chiếc đèn này sẽ sáng tự động.​

Khi sử dụng trạm để sạc cho các thiết bị di động, dòng điện ra ổn định và chúng tôi không gặp bất cứ vấn đề gì trong lúc sạc. Tính trung bình, thời gian để sạc đầy cho iPhone 5s là khoảng 1 tiếng 30 phút, thời gian sạc đầy MacBook Pro Retina 13-inch vào khoảng 3 tiếng.

Thân cột được làm bằng thép chắc chắn.​
Thân cột được làm bằng thép chắc chắn.​
Phần ốp được làm bằng tấm la phông.​
Phần ốp được làm bằng tấm la phông.​
Cận cảnh panel pin.​
Cận cảnh panel pin.​

Minh Quang, sinh viên Marketing của trường, chia sẻ: "Kể từ lúc lắp đặt trạm sạc năng lượng mặt trời này, mình cảm thấy rất tò mò. Lúc sử dụng thì mình thấy thích luôn vì nó tiện lắm, tại mình hay ngồi ở ngoài vì không thích phòng máy lạnh. Với trạm này thì mình có thể vừa làm việc vừa ngắm cảnh xung quanh rồi".

Cùng lúc có thể sạc được 6 thiết bị liên tục tại đây.
Cùng lúc có thể sạc được 6 thiết bị liên tục tại đây.

Hiện tại có tổng cộng 2 trạm năng lượng mặt trời như thế này được lắp thử nghiệm ở trong trường Đại học Quốc tế RMIT. Dự kiến trong tương lai, trường sẽ lắp thêm nhiều trạm như thế này nữa để khiến ngôi trường thân thiện với môi trường hơn.

Cùng chuyên mục
XEM