Để tuổi trung niên an nhàn, rủng rỉnh nhớ 3 nguyên tắc: Kiếm tiền phải nhanh, tiêu tiền cần chậm, tiết kiệm đều đặn

04/11/2022 11:01 AM | Sống

Chú ý 3 điều dưới đây, bạn sẽ rất dễ “lật thân” khi bước vào tuổi trung niên.

Lữ Trọng Thực, một đại thần thời nhà Nguyên, Trung Quốc, thời còn chưa làm quan, gia đình ông rất nghèo, cứ mở mắt ra là lại phải đau đầu vì chuyện cơm ăn áo mặc, ông thậm chí có lúc từng nghĩ tới chuyện mang cả quần áo đi để đổi lấy gạo ăn, nhưng vợ ông không đồng ý, muốn ông giữ lại cái thể diện mà một người có học nên có.

Vì chuyện này, ông làm một câu thơ: "Điển khước xuân sam biện tảo trù, lão thê hà tất cánh trù trù." (Đại ý muốn nói muốn mang chiếc áo mặc vào ngày xuân đi đổi lấy cơm gạo, vợ hà cớ gì phải do dự)

Tới năm 1324, Lã Trọng Thực đỗ tiến sỹ, làm huyện doãn của Cảnh Châu, ở đó, ông cải cách tiền lương làm việc, và cả thuế cho người dân, giúp rất nhiều gia đình vốn khó khăn có được một cuộc sống đủ đầy hơn.

Cuộc sống của gia đình ông cũng ngày càng tốt hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Lúc này, ông nói với vợ: "Nghiêm sương liệt nhật giai kinh quá, thứ đệ xuân phong đáo thảo lư". (Đại ý muốn nói những ngày tháng khắc nghiệt, khó khăn đã trôi qua, gió xuân, tức niềm vui và hạnh phúc đã tới.)

Chú thích ảnh

Muốn thành công, con người không được bỏ lỡ thời cơ kiếm tiền - pinterest

Con người ta khi khó khăn bộn bề, làm thế nào để thoát khỏi? Làm thế nào để phát tài, để cuộc sống sung túc hơn? Giống như Lữ Trọng Thực, đọc sách, học hành, thi đỗ làm quan, chính là con đường đáng tin cậy nhất, nhưng tiếc là không nhiều người lựa chọn.

Con người ta bước vào tuổi trung niên, nếu nói là đi học lại, có lẽ là không thực tế. Vậy thì hãy xem xã hội là một ngôi trường đại học, rồi tự đào cho mình một thùng vàng, vậy cũng không phải là bất khả thi!

Chú ý 3 điều dưới đây, bạn sẽ rất dễ "lật thân" khi bước vào tuổi trung niên.

Kiếm tiền phải nhanh, đừng để lỡ mất thời cơ

Có một slogan quảng cáo khá thú vị như này: "Đi qua lướt qua, tuyệt đối đừng bỏ qua."

Nghe thì có vẻ hài hước, nhưng cũng không phải là không có đạo lý. Bạn cho rằng một khi đã đi qua rồi, ngoảnh đầu lại, bạn vẫn có thể gặp được thứ mà mình vừa thích ư? Thường là món đó đã bị bán hết rồi.

Con người chúng ta có một cái tật, đó là - luôn cho rằng thứ tốt thì còn ở phía sau, giống như đợi kịch hay hạ màn vậy.

Trong khi thực tế lại là – rất nhiều chuyện, bỏ lỡ rồi thì chính là bỏ lỡ, hoàn toàn chẳng có một màn kịch hay nào phía sau cả.

Năm 2010, cậu bạn Dương khi ấy đang đi làm ăn ở thành phố, cậu ấy ưng một căn hộ khoảng 2 tỷ, lúc đó, với điều kiện của cậu ấy, tiết kiệm một chút là có thể mua được căn hộ đó, nhưng cậu ấy lại lựa chọn quan sát tiếp 2 năm xem thế nào.

Tới năm 2016, Dương phát hiện, căn hộ mà cậu ấy từng ưng đó giờ bán được hơn 5 tỷ…

Tất nhiên, tôi không khuyến khích mọi người dựa vào đầu cơ bất động sản để làm giàu, mà tôi chỉ muốn khuyên các bạn nên quan sát tình hình xung quanh nhiều hơn, xem đường nào có khả năng sinh lời thì hãy nhanh tay mà chớp lấy.

"Lý thuyết hành động" nói với chúng ta rằng, chỉ cần hành động, bạn đã thành công được một nửa.

Chú thích ảnh

Nếu tiêu tiền không có chủ đích, chắc chắn bạn sẽ rỗng túi - Ảnh: pinterest

Con người ta khi bước vào tuổi trung niên, đừng mãi chỉ biết ngồi đó phàn nàn và kêu ca, khi tìm thấy cơ hội, hãy bắt đầu ngay lập tức rồi âm thầm phát tài.

Tiêu tiền phải chậm, cái gì cần ki bo thì phải ki bo

Một tác gia từng viết như này: "Nghèo là một loại tâm thái, nếu cả đời này bạn tin mình sẽ là người nghèo, có nhiều tiền tới mấy cũng chẳng cứu nổi bạn."

Không ít người, có chút tiền trong tay là lập tức khoe mẽ, mang đi chơi bời, mua sắm hàng hiệu…

Suốt ngày chỉ chăm chăm sống một cuộc sống xa hoa thực chất là một trạng thái "nghèo nội tâm", là khoe khoang bản thân.

Muốn sống tốt thì phải tận hưởng niềm hạnh phúc khi tiêu tiền và kiếm tiền, hình thành thói quen sống "sống trong khả năng kinh tế của mình".

Chẳng hạn, nếu hôm nay bạn kiếm được 100 ngàn, hãy chỉ tiêu 80 ngàn, tiết kiệm 20 ngàn.

Sống là phải biết "ki bo" đúng lúc, đây là bài học chúng ta bắt buộc phải biết.

Đừng trả tiền cho sự "bốc đồng" của mình, đây là sự tự giác mà bất cứ người trung niên nào cũng nên có.

Dành thêm thời gian, lập kế hoạch mua đồ và suy nghĩ về các khoản chi thêm trong vài phút. Số lần bạn "móc ví ra" ít đi, đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống được đảm bảo, bạn cũng có thể để ra được rất nhiều tiền hơn.

Tiết kiệm phải kiên trì, nghĩ về lâu về dài

Có tiền chưa chắc đã yên tâm, nhưng có tiền tiết kiệm, chắc chắn an tâm.

Số tiền tiết kiệm được có thể dùng để nghỉ hưu, nuôi dạy con cái, báo hiếu cho cha mẹ hoặc làm vốn đầu tư kinh doanh.

Chú thích ảnh

Tiết kiệm tiền phải kiên trì - Ảnh: pinterest

Cho con một nền giáo dục tốt cũng là một sự đầu tư. Con cái thành công, cha mẹ cũng sẽ được nhờ. Bạn cũng có thể mua cho con một số bảo hiểm đáng tin cậy, để khi bước vào xã hội, chúng có thể được hỗ trợ tài chính, giảm bớt áp lực cuộc sống.

Tập thể dục nhiều hơn và đầu tư thích hợp cho sức khỏe của bạn. Khi bạn khỏe mạnh, bạn có thể tiếp tục sống một cuộc sống hạnh phúc khi bạn già đi.

Học cách quản lý tài chính, để tiền đẻ ra tiền. Bạn cũng có thể có cửa hàng của riêng mình rồi thu được một khoản tiền cho thuê nhất định.

Dù tiết kiệm theo cách nào đi chăng nữa thì điều đầu tiên cần quan tâm là hai chữ "kiên trì".

Đến tuổi trung niên, một khi đầu tư thất bại, thật sự rất khó để quay đầu lại. Hãy lựa chọn để tiến về phía trước một cách vững vàng, có những hiểu biết nhất định, cuộc sống sau này mới bớt phải âu lo, suy nghĩ.

Tiết kiệm tiền, nó giống như một loại cây phát triển chậm, cần phải thường xuyên tưới nước, bón phân, cắt tỉa cành lá, diệt sâu bọ để cây có thể phát triển tươi xanh lâu dài.

Nắm bắt cơ hội và kiếm tiền, bạn sẽ có một bước nhảy vọt trong cuộc sống; tiêu tiền hợp lý, sống đơn giản mỗi ngày; tiết kiệm tiền thật kiên trì, tương lai sẽ ngày càng dễ dàng hơn.

Có người nói: "Có khả năng kiểm soát tiền đồng nghĩa với việc có tiền".

Hãy để tiền lắng nghe bạn, và cuộc sống của bạn sẽ bớt phần lắng lo.

Alexx

Cùng chuyên mục
XEM